Trầm cảm sau sinh và cách điều trị

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sau sinh cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi đột ngột, gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của các mẹ. Đặc biệt là trầm cảm sau sinh được coi là nỗi lo cho các mẹ vì không biết nên điều trị như nào cho đúng. Bài viết dưới sẽ giúp các mẹ xua đi nỗi lo về chứng trầm cảm sau sinh để có tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng để chăm sóc con yêu nhé!

Trầm cảm sau sinh là gì?

  • Sau sinh, đa số các bà mẹ đều cảm thấy lo lắng, hơi buồn hay mệt mỏi. Có đến 80% các bà mẹ trong một hoặc hai tuần sau sinh con có cảm giác này và nó hoàn toàn bình thường và sẽ mất dần trong vài tuần.
  • Tuy một số triệu chứng này khá giống trầm cảm nhưng lại không phải trầm cảm sau sinh. Bởi trầm cảm sau sinh có tác động mạnh hơn rất nhiều và kéo dài hơn.
  • Chứng trầm cảm sau sinh gây ra thay đổi tâm trạng rất nghiêm trọng, làm kiệt sức và có cảm giác tuyệt vọng.
  • Cường độ của những cảm giác đó gây khó khăn cho các mẹ trong việc chăm sóc con và cả bản thân mẹ.
  • Trầm cảm sau sinh không thể coi nhẹ bởi đây là một rối loạn nghiêm trọng, tuy nhiên các mẹ vẫn có thể khắc phục được thông qua việc điều trị nó.

Những triệu chứng của trầm cảm sau sinh

  • Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh rất nghiêm trọng và còn có thể làm giảm khả hoạt động của các mẹ sau sinh.
  • Triệu chứng của trầm cảm sau ở các mẹ là khác nhau và thay đổi hằng ngày. Nếu các mẹ đã bị trầm cảm sau sinh thì sẽ rất quen thuộc với các triệu chứng sau đây:
  • Cảm thấy buồn và khóc rất nhiều ngay cả khi các mẹ không biết là tại sao.
  • Không thể ngủ trong khi rất kiệt sức.
  • Ngủ quá nhiều.
  • Ăn không ngừng hoặc không có hứng thú với đồ ăn.
  • Bị nhiều triệu chứng đau nhức  nhưng không rõ nguyên nhân do đâu hay do bệnh tật gì.
  • Hay cáu gắt, lo lắng hay tức gật không nguyên do.
  • Tâm trạng thay đổi đột ngột và hay mất kiểm soát.
  • Hay quên và rất khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ.
  • Hay tự ti, nghĩ mình vô dụng, xấu xí và cảm thấy tội lỗi. 
  • Các mẹ cảm thấy mất kết nối với con của mình và không có niềm vui như trước.
  • Cảm thấy mọi thứ mơ hồ và vô vọng.
  • Muốn thoát khỏi mọi thứ xung quanh và không tin tưởng ai.
  • Có những suy nghĩ thâm độc về việc làm hại con hoặc làm hại chính bản thân.
triệu chứng trầm cảm của mẹ sau sinh
triệu chứng trầm cảm của mẹ sau sinh
  • Các triệu chứng trên có thể bắt đầu trong vài tuần sau sinh hoặc có thể xuất hiện sau vài tháng sau đó. Các triệu chứng có thể giảm sau một hai ngày và trở lại ngay sau đó. Nếu không điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ đi đến chiều hướng xấu đi.

Vậy nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh là do đâu?

Sau sinh, các mẹ có những yếu tố thay đổi về thể chất và những tác nhân gây căng thẳng cảm xúc dẫn đến trầm cảm sau sinh.

  1. Do yếu tố vật lý
  • Một trong những thay đổi lớn nhất khi sinh đó là thay đổi nội tiết tố. Khi các mẹ mang thai, độ estrogen và progesteron sẽ cao hơn bình thường. sau sinh nồng độ hormon lại giảm về bình thường. Sự thay đổi đột ngột này khiến các mẹ bị trầm cảm sau sinh.
  • Ngoài ra, còn do một số yếu tố vật lý khác như:
  • Nồng độ hormon tuyến giáp thấp
  • Các mẹ thiếu ngủ và chế độ ăn uống chưa đầy đủ
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy
  1. Do yếu tố cảm xúc
  • Nếu trước đó các mẹ thường bị rối loạn tâm trạng thì có nhiều khả năng các mẹ sẽ bị trầm cảm sau sinh.
  • Các yếu tố có thể gây căng thẳng cảm xúc như:
  • Gia đình không hạnh phúc 
triệu chứng trầm cảm của mẹ sau sinh
Vợ chồng cãi nhau khiến mẹ sau sinh mắc bệnh trầm cảm sau sinh
  • Không được quan tâm, không có ai chia sẻ động viên
  • Mất đi người thân yêu
  • Vợ chồng cãi nhau, bất đồng 
  • Lo lắng, suy nghĩ nhiều chuyện
  • Con cái gặp chuyện 
  • Thiếu thốn áp lực về tài chính,..

Chứng trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?

  • Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ mà còn ảnh hưởng tới con và những người thân trong gia đình. Nếu để tình trạng này có tiến triển xấu đi và kéo dài thì sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
  • Nếu bị trầm cảm sau sinh mà không được kiểm soát thì sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề và nguy hiểm như:
  • Trầm cảm kéo dài khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, mẹ không kiểm soát được hành vi sẽ gây hại cho những người xung quanh.
  • Trầm cảm gây mất sữa cho con bú, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiêu hóa.
  • Bỏ bê, hành hạ con cái, thậm chí còn có suy nghĩ hoặc hành vi giết con.
  • Một số trường hợp còn có hành vi tự sát hoặc giết những người thân trong gia đình.
  • Đối với trẻ có mẹ mắc chứng trầm cảm cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như tư duy kém, cảm xúc, hành vi bất thường, luôn lo lắng, sợ hãi và có nguy cơ tự kỷ cao.
  • Những mẹ bị trầm cảm sau sinh nếu không thăm khám và điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho mình và trở thành gánh nặng cho người thân.

Các phương pháp điều trị chứng trầm cảm sau sinh

  • Nếu sau sinh các mẹ bị trầm cảm thì hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Có hai phương pháp chính để điều trị trầm cảm sau sinh đó là: dùng thuốc và trị liệu, sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ dùng cả hai phương pháp trên cùng nhau.Ngoài ra, việc thực hiên một số thói quen lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày cũng là điều quan trọng để điều trị trầm cảm sau sinh.
  1. Dùng thuốc
  • Thuốc chữa chứng trầm cảm sau sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến não, thuốc làm thay đổi các chất hóa học điều chỉnh tâm trạng. Tuy nhiên, thuốc sẽ không phát huy tác dụng ngay lập tức mà có thể mất vài tuần dùng thuốc mẹ mới cảm thấy được sự thay đổi khác biệt trong tâm trạng.
  • Một số mẹ khi dùng thuốc trầm cảm bị tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt và giảm ham muốn tình dục. Nếu các tác dụng phụ của thuốc khiến tình trạng tồi tệ hơn thì hãy nói với sĩ ngay lập tức.
  • Không phải thuốc chữa trầm cảm nào cũng an toàn nếu mẹ đang cho con bú. Vì vậy nên nói với bác sĩ để được kê thuốc hợp lý, an toàn cho cả mẹ và con.
  • Trong trường hợp nếu mức độ estrogen của mẹ thấp, bác sĩ sẽ có thể điều trị bằng liệu pháp hormone.
  1.  Trị liệu
  • Đây là phương pháp được nhiều bác sĩ chuyên gia khuyến khích nên dùng để điều trị trầm cảm sau sinh.
  • Ban đầu việc trị liệu sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ các vấn đề sau xa trong tâm lý bệnh nhân.Về sau, người bệnh sẽ được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý định hướng được suy nghĩ khách quan và sẽ mở lòng, suy nghĩ tích cực và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
  • Phương pháp này không hề có tác dụng phụ, nó tác động tích cực đến suy nghĩ, tư duy, hành động của các mẹ bị trầm cảm sau sinh. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng thay đổi suy nghĩ, hành vi sai lệch và giúp mẹ có nhận thức mới mẻ hơn.
  1. Sự chăm sóc
  • Sự chăm sóc từ người thân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị trầm cảm sau sinh. Người mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn nếu nhận được sự quan tâm từ những người thân yêu xung quanh.
  • Các biện pháp mà người thân có thể hỗ trợ mẹ như:
  • Chăm sóc chú ý đến mẹ khi có triệu chứng bất thường, theo dõi việc dùng thuốc và điều trị của mẹ.
  • Luôn động viên, chia sẻ, tâm sự . Nên tránh sự đối xử đặc biệt để người bệnh không cảm thấy áy náy, tội lỗi.
  • Hỗ trợ giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc con, khuyên mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và chăm sóc tới bản thân.
rượu bia khiến mẹ trầm cảm sau sinh
rượu bia khiến mẹ trầm cảm sau sinh
  • Rượu là một chất kích thích gây trầm cảm. Vì vậy các mẹ hãy tránh xa rượu.
  • Các mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và tràn đầy năng lượng nuôi con.
  • Ngoài ra, các mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể luôn thoải mái và tinh thần thư giãn, sảng khoái hơn.

Có thể bạn quan tâm!

trẻ khóc nhiều về đêm