Axit béo là một trong những chất có giá trị dinh dưỡng rất riêng biệt nhưng nó có tác động đến tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người. Hàm lượng lớn axit béo đều bắt nguồn từ những loại hạt. Các hạt này có thể sử dụng trực tiếp nhưng cũng có thể được ép thành dầu ăn – một loại thực phẩm hữu cơ không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Sự có mặt của 6 loại dầu ăn hữu cơ sau đây sẽ khiến mẹ phải thêm vào thực đơn ngay thôi.
Dầu ăn hữu cơ là gì?
Dầu ăn hữu cơ là một loại dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật, mà cụ thể là các loại hạt hữu cơ. Các loại hạt này được trồng theo phương pháp canh tác hữu cơ, có nghĩa là không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, những chất kích thích tăng trưởng hay quen thuộc hơn là các loại phân bón hóa học khác nhau.
Các thực phẩm hữu cơ hiện nay càng ngày càng được ưa chuộng sử dụng bởi sự nguyên chất, đảm bảo được hương thơm và mùi vị đặc trưng của loại hạt đó. Hơn nữa, nó dầu ăn hữu cơ còn được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp ép truyền thống, hay phương pháp ép lạnh,… Những cách sản xuất này hoàn toàn không gây mất chất dinh dưỡng mà ngược lại còn lưu giữ được mùi vị ban đầu.
Về thành phần dinh dưỡng, hầu hết mọi loại dầu ăn hữu cơ đều chứa được hàm lượng dinh dưỡng giống hệt như khi nó còn ở dạng thô chưa qua chế biến. Lượng nước, lượng chất xơ, lượng carbohydrate, cùng các nhóm vitamin và khoáng chất đều chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt là nó có chứa hàm lượng axit béo omega 3, 6, 9 rất cao.

Dầu ăn hữu cơ có 2 dạng: dùng trực tiếp và không dùng trực tiếp. Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn mác để có cách sử dụng đúng, tránh làm mất đi dinh dưỡng. Với cách dùng trực tiếp, mẹ chỉ cần thêm vào đồ ăn khi bớt nóng là có thể sử dụng luôn. Còn đối với trường hợp còn lại, mẹ chỉ cần thêm vào trong quá trình xào, nấu chế biến là có thể yên tâm sử dụng.
Bé mấy tháng tuổi có thể dùng dầu ăn hữu cơ?
Thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng có trong dầu ăn hữu cơ. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, bằng cách này hay cách khác mẹ hãy thêm ngay vào những bữa ăn của mình ngay nhé.
Với thai nhi và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể giúp bé bổ sung thông qua việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ, và từ sữa mẹ. Bởi lúc này, khả năng hấp thụ trực tiếp của bé là điều chưa thể, nên bé cần được sử dụng nó một cách gián tiếp.
Với trẻ 6 tháng tuổi, lúc này bé đã và đang chuẩn bị cho công cuộc ăn dặm của mình. Thêm dầu ăn vào những món cháo, cơm ăn dặm cho bé không những không mất nhiều thời gian mà còn đem lại những lợi ích không ngờ.
5 loại dầu ăn hữu cơ mẹ nên cho bé thử
Các loại hạt chứa lượng dầu lớn như hạt óc chó, hạt oliu, hạt điều, hạt gấc, hạt hướng dương,… đều có thể được đưa vào dây chuyền sản xuất để ép, chiết xuất ra dầu ăn. Đây là top 5 loại dầu ăn mẹ nhất định phải cho bé thử:
Dầu hướng dương
Hạt hướng dương từ lâu đã trở nên quá quen thuộc với mọi gia đình vì sự phổ biến của nó. Và dầu hướng dương cũng không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Trong dầu hướng dương có chứa lượng omega 9 có tác động rất lớn đến tim mạch, hệ thần kinh và trí não của bé. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa da của vitamin E có trong dầu hướng dương cũng được đánh giá cao.
Dầu óc chó
Dầu óc chó không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là một thực phẩm bổ sung được ưa chuộng bậc nhất của các mẹ bỉm cho con. Dầu óc chó giàu axit béo omega 3 nổi tiếng tốt với hệ tim mạch của bé.
Dầu gấc
Quả gấc được biết đến từ lâu là một thực phẩm vàng trong việc cung cấp vitamin A cho bé. Dầu gấc không chỉ có màu sắc đỏ tươi bắt mắt mà còn là thực phẩm hàng đầu giúp mắt bé sáng khỏe, tinh anh.
Dầu gai dầu
Hạt gai dầu được phát hiện và đưa vào làm thực phẩm từ khoảng 3000 năm trước. Nó có chứa đầy đủ các vitamin E cùng các khoáng chất như magie, sắt, kẽm, natri,… rất giàu dinh dưỡng.
Dầu cá
Dầu cá tuy không có xuất thân từ thực vật, mà nó từ cá ngừ đại dương, được đánh bắt, khai thác trong tiêu chuẩn đánh bắt bền vững. Trải qua quá trình tách mùi bằng công nghệ bốc hơi đơn giản để loại bỏ đi mùi tanh đặc trưng và có phần hơi khó chịu đối với nhiều người. Cá ngừ là một trong những loại cá có lượng thủy ngân cao nhưng dầu cá là một loại thực phẩm bổ sung hoàn toàn an toàn. Bởi nó đã được xử lý những tồn dư kim loại nặng sạch sẽ.

Bổ sung dầu cá đúng liều lượng cho phép cũng giúp bảo vệ tim mạch, kháng viêm, giảm viêm và tăng cường trí não rất tốt.
Tác động của dầu ăn hữu cơ lên sức khỏe của bé
Với hàm lượng dinh dưỡng cao bậc nhất trong các nhóm thực phẩm. Nó được chiết xuất hoàn toàn nguyên chất từ 100% các loại hạt tương ứng. Về tổng quan, nó đem lại những lợi ích cho sức khỏe của hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể như:
Giúp cho mắt sáng, dáng xinh
Lượng vitamin A có trong dầu hữu cơ chiếm tỷ lệ khá nhiều, giúp cho võng mạc cải thiện, mắt sáng, khỏe mạnh. Lượng vitamin E giúp làn da chống được các nguyên nhân gây oxy hóa, căng trẻ làn da.
Tim mạch khỏe mạnh
Các vấn đề về tim mạch có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tất cả mọi người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những căn bệnh về tim như tim bẩm sinh, hay hở van tim,… đã gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Vì vậy, hãy bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể để giảm thiểu khả năng bị mắc các căn bệnh này.
Thông minh, nhanh nhẹn
Các nơ-ron thần kinh trong não bộ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gia tăng theo cấp số nhân qua từng ngày. Việc bổ sung thêm DHA hằng ngày và đúng cách sẽ giúp bé thông minh và nhanh nhẹn, giúp quá trình học hỏi kỹ năng được nhanh gọn và thuần thục hơn.
Xương khớp rắn chắc
Các vitamin và khoáng chất có trong dầu hữu cơ giúp cho quá trình tổng hợp canxi nuôi dưỡng xương khớp được chắc khỏe, hỗ trợ chiều cao cho bé khi trưởng thành.
Nên thêm dầu ăn hữu cơ vào những loại đồ ăn nào?

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên được hấp thụ những chất dinh dưỡng có trong dầu ăn hữu cơ để giúp bé hấp thụ qua sữa mẹ.
Với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thêm vào trong quá trình chế biến hoặc khi đồ ăn đã được hoàn thành giúp món ăn dậy mùi thơm, giúp bé ngon miệng hơn.
Dầu ăn hữu cơ dùng được với tất cả mọi loại thực phẩm khác nhau. Tùy thuộc vào cách chế biến mà mẹ sử dụng lượng dầu ăn tương ứng.
4 lưu ý khi cho bé dùng dầu ăn hữu cơ
Cách sử dụng khác nhau
Như đã được đề cập, dầu ăn hữu cơ có hai loại: ăn trực tiếp và chuyên để chế biến. Một số dầu ăn được dùng trực tiếp như dầu óc chó, dầu oliu,,… Một số loại dùng trong chế biến như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu điều,…
Tuyệt đối không tái sử dụng dầu ăn hữu cơ
Các axit béo có trong dầu ăn hữu cơ rất dễ bị phá hủy kết cấu khi nấu đi nấu lại nhiều lần. Hơn nữa, ăn lại dầu thừa còn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.
Không chế biến ở nhiệt độ quá cao
Dù là loại dầu ăn nào đi chăng nữa, việc để nhiệt độ quá cao không chỉ khiến dầu bị cháy khét mà nó cũng là nguyên nhân khiến chất lượng dầu ăn bị biến đổi, không đảm bảo cho người sử dụng.
Bảo quản đúng cách
Nên bảo quản dầu ăn hữu cơ ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Một lưu ý khác là nên sử dụng hũ hoặc chai thủy tinh có nắp kín để đựng dầu ăn.
Các chất dinh dưỡng, cụ thể là các axit béo có trong dầu ăn tất nhiên là rất cần thiết nhưng nó cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt. Khi trẻ bắt đầu một chế độ ăn khác ngoài sữa mẹ, việc chú trọng bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau cũng nên được quan tâm. Dầu ăn hữu cơ thực sự tốt nên mẹ đừng quên bổ sung nó vào đồ ăn dặm hằng ngày cho bé nhé!