Tổng quan về căn bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

      Thấy đứa nhỏ con chị gái tôi cứ ho sặc sụa, thở khó khăn, quấy khóc mà cả nhà tôi cuống cuồng hẳn lên, tôi cũng chạy sốt vó tìm cái này kiếm cái kia theo sự chỉ dẫn và kinh nghiệm dân gian của mẹ và chị gái tôi. Mọi người thay nhau bồng và dỗ bé. Khóc mãi hình như cũng mệt quá bé thiếp đi trên vai mẹ, được một lúc lại muốn khóc.

Nhìn vẻ mặt của chị tôi lo lắng và tiều tụy vì thức đêm trông chừng bé mà tôi thấy xót xa, nhưng tôi cũng không có cách nào để giúp cho mọi việc tốt hơn. Thấy tình trạng của bé ngày càng tồi tệ hơn, gia đình tôi quyết định cho bé đến bệnh viện nhi để khám và bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh hen suyễn nặng. Bác sĩ còn mắng chúng tôi sao lại không đưa bé tới khám kịp thời hơn. Lạy trời…giờ bé đã khỏe mạnh bình thường, còn tôi nghĩ đến thời điểm lúc đó mà thấy rùng mình. Chăm sóc trẻ nhỏ khi ốm đau không phải là chuyện đơn giản. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh này, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

 Các vị phụ huynh đã biết gì về bệnh hen suyễn chưa?

      Bệnh hen suyễn (còn được gọi với tên là bệnh hen phế quản) là một tình trạng phổi phổ biến gây khó thở thường xuyên.

Căn bệnh này phổ biến ở mọi lứa tuổi, không kể đến người già hay trẻ nhỏ. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng thường hay bắt đầu từ thời thơ ấu, trong đó không thể bỏ qua lứa tuổi 1 đến 3, cũng có những trường hợp phát hiện bệnh này đầu tiên ở cơ thể người lớn.

Hen suyễn- do đâu và tác hại đáng ngại mà nó đem lại với đứa trẻ của bạn

trẻ bị hen xuyễn
trẻ bị hen xuyễn

Căn bệnh nào cũng vậy, bạn phải biết được nguyên nhân của bệnh thì mới có cách phòng và chữa đúng đắn. Tương tự, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng giúp các bậc phụ huynh cảnh tỉnh và chăm sóc đứa trẻ của mình tốt hơn. Để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh thì các mẹ có thể theo dõi phần dưới đây.

Hen suyễn ở trẻ có thể do điều gì gây ra

      Căn nguyên của bệnh hen suyễn ở trẻ em là do tình trạng các phế quản bị nhiễm các loại gió độc, nhiễm lạnh xâm nhập vào các tạng phế, khi gặp các yếu tố kích thích thì các phế quản này sẽ bị co thắt lại.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh thì trẻ lên cơn hen dữ dội và làm bé vô cùng khó chịu, đồng thời nó cũng kéo theo việc thành của đường dẫn khí trong phổi bị viêm và sưng lên làm cho không khí ra vào sẽ khó hơn, khiến trẻ sẽ khó thở. Mặc dù nói, bệnh hen suyễn không kể bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng về cơ bản thì nó thường gặp ở đối tượng là trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.

Sẽ như thế nào nếu em bé của bạn không được phát hiện và chữa trị kịp thời?

  Ở trường hợp bệnh trở nên nặng là khi không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nặng nề ảnh hưởng cho sức khỏe ngay lúc này của bé và cả lâu dài về sau. Điều này đặt ra vấn đề các mẹ tuyệt đối không được chủ quan trước bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh mà bé thể hiện.

   Theo thống kê thì căn bệnh hen suyễn chiếm tỉ lệ tử vong cao, chỉ xếp sau bệnh ung thư, đặc biệt ở trẻ nhỏ vì hệ hô hấp của bé còn non yếu. Nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ chủ quan, không cẩn thận, không có các biện pháp phòng tránh dẫn đến tình trạng khó thở, biến chứng, nặng hơn thì tử vong. Bệnh này hiện không có cách đặc trị, nhưng có những phương pháp điều trị đơn giản có thể giúp kiểm soát các triệu chứng để nó không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn và con bạn.

  Đầu tiên, cha mẹ phải chú ý các triệu chứng của bệnh hen suyễn để giúp  một phần cho việc chẩn đoán đúng bệnh và kịp thời điều trị bệnh cho trẻ.

Hen suyễn có những dấu hiệu đặc biệt nào thường gặp?

      Những dấu hiệu báo trước một cơn ho khó thở do hen suyễn là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi…Sau những dấu hiệu đó cơn hen suyễn sẽ xuất hiện.

   Khi mắc bệnh này, trẻ thở mạnh, khò khè, nhịp thở bất thường, lúc nhanh, lúc chậm, có tiếng rít khi thở.

  Trẻ khó thở, tức ngực, đau ngực, cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt. Điều này chúng ta rất khó nhận biết ở trẻ vì các bé chưa ý thức được biểu hiện bệnh tình của mình để nói cho người lớn biết bởi vậy cha mẹ nên chú ý quan sát lòng ngực trẻ thấy nhô lên xẹp xuống mạnh thì lúc đó là trẻ đang thở rất khó khăn.

   Trẻ ho khan, tần suất các cơn ho dày, mỗi lần ho thường kéo dài, đặc biệt là vào khoảng thời gian ban đêm và lúc gần sáng. Các triệu chứng này có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn và được người ta gọi là cơn hen suyễn.

  Khi có dịch nhầy trong cổ họng thì trẻ thường hay hắng giọng. có nhiều trẻ chưa biết khạc nhổ thì trẻ nuốt ngược vào trong, nên mỗi cơn ho kéo theo trẻ sẽ bị nôn ói và nếu chúng ta quan sát kỹ thấy trong đó có chất nhầy rất nhiều.

  Cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn quấy khóc, không hứng thú với những trò chơi mình ưa thích trước đó.

  Khi phát hiện thấy con mình có những dấu hiệu bất thường trên đây, bạn nên đưa con mình tới gặp bác sĩ đa khoa để thăm khám kịp thời vì con bạn có thể đang có mầm mống của căn bệnh hen suyễn đấy. Tại đây, với kinh nghiệm chuyên môn của mình, bác sĩ đa khoa có thể chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng cách hỏi về các triệu chứng và thực hiện một số xét nghiệm đơn giản. Tuy nhiên, một số tình trạng có thể gây ra các triệu chứng tương tự, vì vậy điều quan trọng là phải được chẩn đoán thích hợp và điều trị chính xác.

Điều trị bệnh hen suyễn bằng những cách chính nào?

     Sau khi thăm khám xong, tùy thuộc vào thể trạng của bé và bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường có những phương pháp điều trị bệnh hen suyễn như:

     Phương pháp thường được áp dụng điều trị bệnh hen suyễn là sử dụng ống hít, một thiết bị nhỏ cho phép bạn hít vào thuốc. 

Ống hít có 2 loại chính:

       + Ống thuốc hít cắt cơn – loại này thường được sử dụng khi cần thiết để giảm nhanh các triệu chứng hen suyễn trong một thời gian ngắn.

       + Ống hít phòng ngừa – thiết bị này thường được sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn xảy ra.

    Ngoài ra, một số trẻ có biểu hiện bệnh nặng cũng sẽ được cân nhắc uống thuốc dạng viên kháng sinh hạng nặng và cần phải truyền nước kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mất nước.

      Khởi phát của bệnh hen suyễn ở trẻ em bởi những nguyên nhân cơ bản sau:

   – Do yếu tố cơ địa yếu, thường hay dị ứng (chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng…)

      – Do thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh, môi trường sống xung quanh không an toàn. Bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bẩn, khói bụi, vi sinh vật gây hại (nấm mốc, một số vi rút viêm đường hô hấp), đồ  ăn (tôm, cua, thực phẩm có chất bảo quản).

      – Trẻ có tiền sử các bệnh nền như: Do tỳ, phế, thận bị suy yếu, không điều hòa tốt sẽ gây nên rối loạn phế, rối loạn vận hóa thức ăn, hiện tượng trào khí ngược ở thận sẽ gây khó thở cho trẻ.

      – Trẻ vận động quá nhiều.

      – Ngoài ra nếu cha mẹ bé có tiền sử bị bệnh này thì rất có thể bé có nguy cơ di truyền bệnh.

  Như vậy nguy cơ trẻ mắc bệnh có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc sau khi tiếp xúc với chất kích hoạt. Việc xác định và tránh các tác nhân gây bệnh có thể giúp bạn kiểm soát được bệnh tật cho con mình.

     Hen suyễn kéo dài trong bao lâu thì sẽ khỏi bệnh?

hen suyễn
hen suyễn

      Hen suyễn là một tình trạng có thể tồn tại lâu dài đối với nhiều người, đặc biệt nếu nó phát triển lần đầu tiên khi bạn trưởng thành.

      Ở trẻ em, nếu mắc bệnh khi còn nhỏ thì đôi khi nó biến mất hoặc sẽ được cải thiện hơn trong thời kỳ thiếu niên, nhưng có thể tái phát sau đó trong cuộc sống.

      Mặc dù bệnh hen suyễn bình thường có thể được kiểm soát, nhưng đây vẫn là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe trẻ. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là cha mẹ phải tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị và phải tuân theo liệu trình điều trị và không bỏ qua các triệu chứng nghi ngờ bệnh nếu chúng trở nên tồi tệ hơn. Cha mẹ không nên sử dụng các cây cỏ lá theo kinh nghiệm dân gian để tự ý chữa bệnh cho trẻ. Vì bệnh hen suyễn không được kiểm soát tốt có thể gây ra các vấn đề như:

      Bản thân trẻ cảm thấy mệt mỏi mọi lúc và có nguy cơ mắc các chứng bệnh tự kỷ, trầm cảm…; Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng phổi, làm chậm quá trình phát triển hoặc dậy thì ở trẻ em.

      Ngoài ra còn có nguy cơ nếu lên ​​cơn hen suyễn nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

      “Trẻ em như búp trên cành”, chúng cần được nâng niu, bảo vệ tránh những bệnh tật từ khi còn thơ ấu. Cha mẹ hãy là những nhà thông thái, đừng để sự chủ quan của mình đánh mất đi nụ cười của trẻ thơ. Chúc các bậc cha mẹ tích lũy được thật nhiều kiến thức liên quan đến sức khỏe để làm hành trang chăm sóc, nuôi dạy con mình khỏe mạnh nhé.

Có thể bạn quan tâm!

trẻ khóc nhiều về đêm