Thời điểm ăn dặm hợp lý nhất trong ngày cho bé 6 tháng tuổi

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Các chuyên gia nhi khoa vẫn thường khuyến cáo rằng khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Bởi lúc này, đường ruột của bé đã khá hoàn thiện, đã sẵn sàng có thể tiếp nhận thêm những loại thức ăn ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Rất nhiều bà mẹ vẫn còn băn khoăn, với trẻ mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên cho ăn vào thời điểm nào là hợp lý? Để giải đáp cho thắc mắc này, mời các mẹ vào tham khảo tại bài viết này nhé.

Khái niệm về ăn dặm

Ăn dặm là một hình thức cho bé ăn các loại đồ ăn có nguồn gốc từ động – thực vật, có đầy đủ các nhóm vitamin và khoáng chất xen kẽ vào các cữ sữa trong ngày của bé. Tùy thuộc vào từng độ tuổi của bé mà việc tăng độ thô lên cũng rất quan trọng.

Với các bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm thì các loại thực phẩm dành cho con phải thật mềm và dễ nuốt. Và hơn hết là cho bé bắt đầu tiếp cận với nhiều loại trái cây, rau và thịt để bé quen với các loại vị khác nhau và hơn hết là để làm giảm nguy cơ bị dị ứng với một số thực phẩm khác như đậu phộng, trứng và sữa.

Khi nào bé có thể ăn dặm?

Khi thấy bé có hứng thú với các loại đồ ăn được bày ra trước mặt. Hãy cho bé được cầm nắm và được thưởng thức chúng. Thật tuyệt vời khi bé cảm thấy vui vẻ, thích thú trong bữa ăn của mình. Nếu bé có dấu hiệu không muốn ăn, hãy lập tức dừng bữa ăn lại để bé biết được rằng ăn uống không phải là trách nhiệm hay nghĩa vụ mà là một niềm vui.

Dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Khi lên thực đơn cho các bé ở độ tuổi từ tháng thứ 6, các mẹ cần đảm bảo phải đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, hoa quả và rau xanh.

Tinh bột các mẹ có thể thay đổi cho bé như gạo, mì, bún, nui, bánh mì, ngũ cốc,…

Chất béo như dầu ăn, bơ, đậu phộng,…

Chất đạm như thịt, cá, trứng, tôm,…

Hoa quả và rau xanh như: bơ, táo, chuối, lê, rau ngót, bí đỏ, cà rốt,…

Bé sẽ chỉ phát triển được toàn diện khi bé được dung nạp, hấp thu tất cả 4 nhóm dinh dưỡng trên. Vì vậy, các mẹ hãy tìm hiểu, phân chia và lên thực đơn thật khoa học mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho các bé.

Những nhóm thực phẩm cần tránh cho bé 6 tháng

Cũng là thực phẩm nhưng đây là những loại mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé ăn khi bé mới được 6 tháng tuổi. Có thể kể đến như:

Mật ong nguyên chất

Lượng dinh dưỡng có trong mật ong nguyên chất thật sự quá nhiều và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong mật ong có chứa một lượng botulism – một loại độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Với người trưởng thành, hệ tiêu hóa đã phát triển tốt, đủ khả năng vô hiệu hóa loại khuẩn trên nên mật ong hoàn toàn vô hại. Nhưng, với trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, rất dễ bị ngộ độc loại độc tố trên.

Nhiều mẹ nghe theo những kinh nghiệm từ xa xưa sử dụng mật ong làm nguyên liệu chữa bệnh ho cho bé, hay dùng để tưa lưỡi làm sạch miệng,… mà không biết rằng điều đó thật sự nguy hiểm.

Sữa bò

Sữa bò rất giàu canxi và protein, rất tốt cho sức khỏe con người nhưng hãy sử dụng cho bé khi bé đã được một tuổi. Tại sao sữa bò lại không phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi?

Bởi trong sữa bò có chứa rất nhiều enzyme khiến trẻ chưa thể tiêu hóa được, gây rối loạn tiêu hóa, mất nước và tiêu chảy cấp. Hơn nữa, sữa bò rất ít sắt có thể sẽ gây bệnh thiếu máu cục bộ cho bé.

Một  số loại cá biển

Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều lượng dinh dưỡng không kém. Thế nhưng, một số loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ,… mẹ không nên sử dụng trong đồ ăn dặm cho bé. Bởi trong các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao có nguy cơ làm bé bị ngộ độc, dị ứng và kém hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Thời điểm tốt nhất trong ngày mẹ nên cho bé ăn dặm

Chẳng ai có tâm trạng thèm ăn khi buồn ngủ phải không nào? Do vậy, với các bé đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ cần chú ý chọn thời điểm bé tỉnh táo nhất trong ngày để cho bé ăn. Mẹ hãy đảm bảo rằng mẹ có nhiều thời gian cho công đoạn này bởi thời gian cho một bữa ăn của một bé ăn dặm là khá lâu.

Giờ ăn dặm lý tưởng nhất cho các bé mới tập ăn dặm có lẽ là vào khoảng 10 giờ sáng. Nếu như bé ăn vào lúc 10 giờ, thì trước đó khoảng 1 – 2 tiếng, mẹ hãy cho bé uống sữa để đảm bảo bé không bị quá đói cũng không bị quá no để chuẩn bị cho bữa ăn dặm.

Những điều mẹ cần đặc biệt chú ý khi cho bé ăn dặm

Lượng đồ ăn của bé

Với các bé mới tập ăn dặm, các mẹ cần lưu ý rằng lượng đồ ăn của con phải tăng dần dần. Không nên lần đầu thấy bé ăn ngon miệng là cho bé ăn nhiều luôn mà hãy bắt đầu với lượng nhỏ trước. Điều này sẽ làm bé kích thích và hứng thú hơn rất nhiều.

Tuyệt đối không nêm mắm, muối vào đồ ăn của bé dưới 1 tuổi

Mắm, muối, hạt nêm hay những gia vị nêm nếm khác có chứa tỉ lệ natri cao, không phù hợp cho hệ tiêu hóa của bé. Nếu bé hấp thụ quá nhiều lượng natri sẽ dẫn đến tình trạng thận phải làm việc quá tải, lâu dần sẽ khiến bé bị biếng ăn. Hơn nữa, hạt nêm được hình thành sau quá trình ninh, hầm xương ống động vật.  Sử dụng hạt nêm sẽ dẫn đến tình trạng kém hấp thụ canxi và biếng ăn sau này. 

Nếu có nêm gia vị, các mẹ hãy chọn những loại gia vị dành riêng cho độ tuổi của bé để bé không bị nhàm chán với các bữa ăn của mình.

Chuẩn bị tinh thần đối diện với sự lộn xộn

Có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho bé như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy (BLW),…

Với các mẹ cho bé ăn theo kiểu BLW thì cần chuẩn bị tinh thần để xu dẹp “bãi chiến trường” do các bé gây nên.

Không chỉ theo BLW mà sự lộn xộn, vương vãi đồ ăn xuất hiện, ngay cả các phương pháp ăn còn lại cũng để lại sự bừa bộn không kém khi một số bé không chịu hợp tác với đồ ăn.

Những tình huống hóc, nghẹn bất ngờ

Trẻ ăn dặm sẽ không tránh khỏi những lúc bị hóc, nghẹn do ăn phải đồ ăn quá to, thô cứng. Trong những tình huống như vậy, các mẹ cần chú ý phải trang bị cho mình những biện pháp sơ cứu kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khi trẻ có những dấu hiệu như khó thở, tím tái mẹ cần bế bé cúi dốc phần đầu xuống và vỗ thật mạnh, liên tục vào phần lưng ngay dưới hay vai để tống được dị vật ra. Sau đó hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Tuyệt đối không được cho bé nằm ngửa và dùng tay móc dị vật. Vì làm như vậy sẽ càng làm cho dị vật bị chèn sâu vào trong gây tắc đường thở của bé.

Đề phòng dị ứng với các loại thực phẩm

Đã có rất nhiều trường hợp bị dị ứng với đồ ăn nghiêm trọng. Do vậy, đồ ăn cho các bé cần phải thực sự được lưu tâm. Để biết được chính xác bé bị dị ứng với nhóm thực phẩm nào, mỗi lần chỉ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm riêng biệt. Tuy nó cầu kỳ hơn trong khâu chuẩn bị nhưng có thể giúp mẹ biết được chính xác bé không phù hợp với đồ ăn nào.

Nếu bé có các triệu chứng dị ứng thực phẩm như phát ban, nổi mề đay, thở khò khè, hay nặng hơn là nôn mửa, tiêu chảy có máu trong phân,… hãy cho bé đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.