Tẩy giun cho bé 1 tuổi – được hay chưa?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Ai cũng đều biết trẻ nhỏ thường rất hiếu động, luôn yêu thích các bộ môn lăn, lê, bò, trườn, … để khám phá mọi điều xung quanh. Và hơn hết là rất thích lượm nhặt, cầm nắm các vật trong phạm vi tầm với của mình và cho vào miệng. Chính điều này đã vô tình khiến giun, sán tấn công và trú ngụ trong hệ tiêu hóa của trẻ, dễ khiến trẻ mắc bệnh có liên quan đến chúng. Do đó, mẹ cần tẩy giun cho bé định kỳ để đảm bảo sức khỏe. Vậy bé 1 tuổi đã nên được tẩy giun hay chưa?

Dấu hiệu ở trẻ cho biết bé bị nhiễm giun sán

Giun, sán tồn tại nhiều vô kể xung quanh chúng ta. Chúng có thể tồn tại và sinh sôi được ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhất là những chỗ nào càng bẩn, càng có điều kiện vệ sinh kém, chúng càng phát triển tốt. Chúng có kích thước rất nhỏ nên bằng mắt thường chúng ta không thể hoặc rất khó nhìn thấy chúng.

Không chỉ những nơi bẩn thỉu mà ngay cả những nơi trông có vẻ sạch sẽ cũng không ngoại lệ là những chỗ cho giun, sán trú ngụ. Do vậy, ngay trong không gian nhà của chúng ta, vẫn có thể là “địa bàn hoạt động” của lũ giun, sán đáng ghét đó.

Sàn nhà, tay nắm cửa, bàn bếp, … đều là những nơi mà bé có thể vui chơi, nô đùa. Nên khi bé có những hành động đưa đồ chơi lên miệng, hay đút đồ ăn vương vãi trên sàn, hay mút, ngậm tay, … đều có nguy cơ nhiễm giun, sán vào trong ruột. Trứng giun, sán sẽ chui vào miệng và ký sinh ngay trong cơ thể của trẻ.

trẻ bị đau bụng
trẻ bị đau bụng

Khi bị nhiễm giun, sán, bé sẽ có các biểu hiện như biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu máu, … Một số biến chứng nguy hiểm khi giun, sán tấn công nội tạng như giun chui ống mật, ống tụy, … sẽ gây rất nguy hiểm. Ngoài ra bệnh tiêu chảy, tắc ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu, … là không thể tránh khỏi.

Bé bị giun sẽ thường xuyên bị đau bụng vùng xung quanh rốn. Bé cũng có thể nôn mửa hoặc đi ngoài ra giun nữa đó mẹ. Khi giun tấn công vùng hậu môn sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng đi ngoài của bé cũng thất thường, lúc lỏng lúc đặc không đều.

Bé 1 tuổi tẩy giun được hay chưa?

Theo các bác sĩ đã khuyến cáo, chỉ nên cho các bé từ 2 tuổi trở lên tẩy giun mà thôi. Còn đối với các bé dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ bé bị nhiễm giun, sán, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và làm xét nghiệm tầm soát. Nếu phát hiện bé bị giun, sán tấn công, bé sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của các bác sĩ.

Như vậy, với các bé 1 tuổi, bố mẹ chưa nên tẩy giun vội cho bé. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà cửa và vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ để giảm thiểu tối đa nguy cơ giun, sán nhiễm vào người bé.

Thời điểm tẩy giun hiệu quả nhất cho bé

Nhiều mẹ vẫn đang lo lắng và thắc mắc rằng không biết thời điểm nào mới là tốt nhất để uống thuốc tẩy giun? 

Thì …

Theo các bác sĩ đã khuyến cáo, tẩy giun sẽ đạt hiệu quả cao nhất là vào buổi sáng sớm. Ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, bố mẹ cho bé vệ sinh cá nhân và cho bé được ăn no. Sau đó khoảng 1 tiếng, tiến hành cho bé uống thuốc tẩy giun.

thuốc run
thuốc run

Trước kia, thuốc tẩy giun cho cả người lớn và trẻ nhỏ đều là dạng không tự tiêu. Điều này khiến cho việc tống lũ giun đáng ghét ra ngoài thật khiến người ta ám ảnh. Chúng có thể bị đào thải ra ngoài cùng phân qua hậu môn, hoặc khi bé bị nôn ói, chúng cũng theo đó mà ra ngoài luôn.

Nhưng ngày nay Y học phát triển, các nhà nghiên cứu y dược đã cho ra đời các loại thuốc tẩy giun có khả năng tự tiêu chúng ngay trong cơ thể mà không để lại bất cứ tổn hại với sức khỏe nào. Cũng chính vì những phát minh vĩ đại như thế này mà công cuộc tẩy giun cho trẻ nhỏ đã không còn là nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh với nhiều người.

Phòng tránh nhiễm giun sán cho bé, bố mẹ cần lưu ý gì?

Giun, sán có mặt ở mọi nơi. Tuy chúng ta không thể ngăn chặn chúng hoàn toàn, nhưng với những biện pháp phòng tránh phù hợp, bé yêu cũng hạn chế bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Một vài cách phòng tránh cho bé bao gồm:

  • Trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, hãy rửa tay hoặc hướng dẫn cho bé biết cách rửa tay cùng với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và giun sán bám trên da tay.
  • Ngay cả với người lớn, việc vệ sinh tay chân cũng là điều cần thiết. Ngay cả trước khi chuẩn bị đồ ăn cho gia đình và khi cho bé ăn bố mẹ cũng nên làm sạch tay trước đó.
  • Khi ăn uống, nên sử dụng nước sôi đã được để nguội, đồ ăn được nấu chín kỹ, trái cây nên được rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn. Một số người trưởng thành thường rất yêu thích món gỏi nhưng họ vẫn bỏ lơ một điều rằng chính họ có nguy cơ rất cao bị nhiễm giun, sán ký sinh trong những loại thực phẩm sống đó. Hãy từ bỏ thói quen và niềm đam mê ăn uống như vậy để cơ thể chúng ta được khỏe mạnh.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé vì dưới các lớp móng tay cũng là nơi lý tưởng cho vi khuẩn và giun phát triển.
  • Tắm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé bằng sữa tắm và xà bông có khả năng diệt khuẩn.
  • Khi bé có nhu cầu đi ị, không cho bé ị bừa bãi mà nên cho bé ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu.
  • Không để bé ở truồng vì giun, sán có thể chui vào ký sinh trong cơ thể qua đường hậu môn.
  • Đồ chơi của bé thường xuyên cần được làm sạch vì chúng rất hay bị bé vứt lung tung ra ngoài. Ký sinh trùng sẽ theo đó mà bám dính vào đồ vật, vào tay và sống ký sinh trên người.
  • Ở các vùng nông thôn và miền núi kém phát triển, họ thường bố trí khu vệ sinh và giếng nước rất sát nhau. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến các bệnh đường ruột và giun ký sinh trong người ở mức cao. Do vậy, cần tuyên truyền, giải thích và khuyến khích các gia đình nơi đây bố trí và xây dựng các khu này cách xa nhau và tách biệt hẳn nhau.

Đưa bé đi tẩy giun định kỳ

Như đã đề cập ở trên, với các bé từ 2 tuổi trở lên, các bé cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo loại bỏ được tận gốc các loại sinh vật ký sinh trong cơ thể bé. Tẩy giun cho bé sẽ giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

trẻ bị đau bụng
trẻ bị đau bụng

Từ trước tới nay, các bé ở độ tuổi cấp I cũng được nhà trường và các trạm Y tế xã, phường quan tâm, chăm sóc chu đáo bằng cách tẩy giun cho toàn bộ các bé đang theo học. Theo đó, ngay 1 ngày trước khi tẩy giun, các bé sẽ được giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở là sáng hôm sau phải ăn no trước khi đến trường thì mới có thể tiến hành tẩy giun.

Nhiều mẹ sau khi tẩy giun cho bé xong đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi con ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn và hấp thu cũng tốt hơn.

Không chỉ trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng nên được tẩy giun thường xuyên. Nếu trong gia đình có một thành viên bất kỳ bị nhiễm giun kim, tất cả các thành viên còn lại cũng nên được tẩy giun để đảm bảo nhổ tận gốc ký sinh trùng gây hại cho cả gia đình.

Với người trưởng thành, giun sán có thể là vấn đề không đáng lo ngại cho lắm. Nhưng với trẻ nhỏ, nó có thể khiến bé biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé. Vậy nên, khi bé đã đủ tuổi, định kỳ bố mẹ nhớ tẩy giun cho bé nhé!