Táo bón ở trẻ – nỗi lo của người làm cha, làm mẹ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe của con như các bệnh về da, sốt, ho, cảm cúm,… thì táo bón ở trẻ cũng là một hiện tượng phổ biến, thường thấy được các mẹ chia sẻ, hỏi han nhiều. Táo bón sẽ không quá nghiêm trọng và không còn là những nỗi lo thường trực nếu bố mẹ có cách phòng ngừa hiệu quả.

Tổng quan về hiện tượng táo bón ở trẻ

  • Chứng táo bón xảy ra ở trẻ báo hiệu hệ tiêu hóa của bé đang không được ổn định. Cơ thể bé lúc này đang bị thiếu nước và các nhóm chất xơ đang bị hạn chế trong các bữa ăn. Ở những bé táo bón, khi đi ngoài, bé đi phân thường khô cứng gây đau đớn hoặc có cảm giác buồn nhưng không đi được gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng, vô cùng khó chịu. Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường chiếm đa số bởi sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn chính. Mà trong sữa mẹ hầu như không có lượng chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé.

Các triệu chứng cho biết bé đang bị táo bón

  • Thông thường, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tần suất trung bình bé sẽ đi ngoài 1 – 2 lần một ngày. Nếu đã 2 – 3 hoặc thậm chí là 4 ngày rồi mà chưa thấy bé đi ngoài, rất có thể bé đã bị táo bón.
  • Khi táo bón, bé không tự đào thải phân ra ngoài được, hệ tiêu hóa và hệ trực tràng của bé sẽ bị bao trùm bởi một lượng khí lớn không thoát ra được, gây nên tình trạng đầy hơi, chướng khí. Điều này còn dẫn đến hiện tượng bé trở nên lười ăn, chán ăn. Bé bỏ ăn trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu dinh dưỡng và có nguy cơ bị còi xương cao, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện, mất cân bằng.
  • Nếu bé bị táo bón mức độ nhé, chỉ sau vài ngày bé sẽ tự đi ngoài được, chỉ là ắt sẽ có những đau đớn thường gặp. Nhưng nếu bé bị nặng, phân trở nên cứng hơn và to hơn, sẽ cọ xát vào hậu môn gây nứt lớp da và các lớp niêm mạc bên trong gây chảy máu, đau rát và ngứa ngáy. Bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu các vết xước, vết nứt bị viêm trở thành các ổ áp xe sẽ phải áp dụng biện pháp phẫu thuật để can thiệp.

Nguyên nhân gây táo bón

  • Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng táo bón ở trẻ nhưng được tổng hợp và phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính sau:

Do chủ quan

  • Táo bón do các nguyên nhân chủ quan, hay còn gọi theo cách gọi của y học là do các nguyên nhân thực thể, là do các vấn đề về các cơ cổ bụng, đường ruột, cường giáp,… của cơ thể con người. Chứng bệnh cường giáp sẽ làm hạn chế các chức năng hoạt động của cơ đường ruột, làm cách vận hành cơ ruột rối loạn, không đồng nhất quá trình. Ngoài ra, nếu bé mắc phải các chứng bệnh khác như phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường, các bệnh về thần kinh như bại não cũng sẽ gây tình trạng táo bón nặng.

Do khách quan

  • Nguyên nhân khách quan, hay nguyên nhân chức năng xuất phát từ chính thói quen ăn uống, vệ sinh của trẻ. Việc trẻ nhịn đi ngoài lâu ngày là vấn đề thường gặp nhất. Bé càng nhịn đi ngoài lâu ngày, phân sẽ càng tích tụ lại càng nhiều và to ra – điều này là tất yếu. Lúc này, bé đã gặp và phải đối mặt với tình trạng lớn rồi đó.
  • Với các bé sơ sinh, nhất là ở các bé hay uống sữa công thức, tỷ lệ táo bón sẽ nhiều hơn ở các bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Lý do là bởi trong sữa công thức có chứa nhiều thành phần protein khác nhau, dễ gây táo bón hơn. Tình trạng này cũng xảy ra ở các bé đang cai sữa mẹ vì việc cai sữa làm cho bé bị thiếu hụt lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Trẻ sử dụng sữa công thức dễ bị mắc táo bón
Trẻ sử dụng sữa công thức dễ bị mắc táo bón

Không chỉ với các bé sơ sinh, các bé trong giai đoạn ăn dặm cũng hoàn toàn sẽ gặp phải vấn đề này nếu như thực đơn ăn uống của bé thiếu đi nhóm chất xơ cần thiết, làm giảm chức năng hỗ trợ tiêu hóa.

Những vấn đề gặp phải sau khi bé bị táo bón

  • Táo bón là nguyên nhân gây khó chịu cho cơ thể, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thường ngày, nó tuy không ảnh hưởng đến tính mạng con người ngay tức khắc nhưng về lâu dài ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Một số biến chứng của táo bón phải kể đến như: chảy máu trực tràng, rò hậu môn, nứt rách quanh hậu môn, tổn thương niêm mạc bên trong hậu môn, bệnh trĩ hay nặng hơn là tắc nghẽn đường dẫn phân.
  • Bệnh trĩ xảy ra khi bé cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài. Trĩ có ba dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Một số người chỉ mắc 1 trong 2 dạng trĩ nội hoặc trĩ ngoại, tuy nhiên, nhiều người lại bị kết hợp (trĩ hỗn hợp) dẫn đến ảnh hưởng với việc ngồi và sinh hoạt, nhất là các bé giai đoạn tập ngồi, bò.
  • Nếu trong tình trạng bé không tự mình đi ngoài được, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để các bác sĩ có biện pháp kịp thời, ví dụ như thụt.

Cách phòng ngừa hiệu quả

  • Theo phân loại bệnh, táo bón có hai mức độ là nhẹ và nặng. Tùy vào mức độ và tình trạng mà có cách can thiệp khác nhau. Phần lớn các trường hợp táo bón sẽ tự khỏi nhờ vào sự thay đổi trong các chế độ ăn và lối sống sinh hoạt. Và những trường hợp còn lại cần sử dụng thêm thuốc và cách điều trị khác.

Thay đổi, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Đây là cách dễ và nhanh nhất để đẩy lùi táo bón cho bé. Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống nhiều nước, nhất là vào ngày hè, bé hoạt động nhiều dễ dẫn đến tình trạng mất nước.
  • Bổ sung thêm các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại rau, củ, quả vào bữa ăn hàng ngày. Hoặc bổ sung thêm men vi sinh, các lợi khuẩn cho đường ruột bằng cách ăn, uống sữa chua có chứa nhiều probiotic. 
sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và vitamin
sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và vitamin
  • Một loại thực phẩm được coi như “tiên dược” dành cho bé mắc chứng táo bón không thể không kể đến đó là yến mạch. Đây là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng rất tốt. Các mẹ có con nhỏ trong giai đoạn ăn dặm nhất định không được bỏ qua loại thực phẩm này. Mẹ có thể dùng yến mạch để nấu cháo, làm bánh, hoặc các món ăn phụ để thay đổi cho bé.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm ăn sẵn có chứa nhiều giàu mỡ và chất béo.

Tạo nếp sinh hoạt, thói quen tốt, chăm tập thể dục

  • Mẹ có thể hỗ trợ bé để bé dễ dàng đi đại tiện hơn bằng cách xoa bụng cho bé. Mẹ thực hiện như sau: 

Bước 1: Để bé nằm ngửa, thẳng trên giường

Bước 2: Dùng một tay mẹ xoa theo hình chữ U cho bé theo chiều từ trái qua phải.

Bước 3: Lặp đi lặp lại cách này khoảng 15 – 20 lần mỗi ngày.

  • Hoặc các bài tập thể dục đơn giản như bài tập đạp xe cho chân, bài tập bắt chéo tay chân kết hợp,… cho bé. Lưu ý các mẹ chỉ nên áp dụng tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi của bé thôi nhé.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

  • Đây có lẽ là biện pháp cuối cùng cho việc điều trị chứng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng bé cần phải dùng thuốc, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra xem bé mắc táo bón ở mức độ nào. Nếu không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng hai cách đã nêu trên, còn nếu bệnh đã trở nặng thì cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định.
  • Táo bón không phải là nỗi lo của riêng bố mẹ nào, mà nó như trở thành tình trạng chung của mọi người, mọi lứa tuổi. Hiểu được những hậu quả khôn lường, các mẹ cần nắm rõ được các cách phòng ngừa để mang lại một cuộc sống không lo toan và chất lượng hơn.