Táo bón là một triệu chứng về đường ruột. Đối tượng gặp phải triệu chứng này không cố định cụ thể. Bất cứ ai cũng có thể bị táo bón nếu như không có một chế độ ăn hợp lý. Nhất là đối với trẻ nhỏ, táo bón sẽ gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt bình thường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nỗi lo mang tên “táo bón” ở trẻ nhỏ sẽ chẳng còn đáng lo nếu mẹ hiểu rõ về nó và có những giải pháp điều trị phù hợp, giải quyết triệt để tình trạng trên.
Khái quát về chứng táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón là tình trạng đi đồng không thường xuyên ở trẻ nhỏ. Nếu bé đi đồng ít hơn 3 lần một tuần, rất có thể bé đang bị táo bón. Trong quá trình đi đồng, phân bé có độ cứng, to hơn bình thường, hoặc tỏn mỏn giống phân dê khiến bé khó chịu, rặn đỏ mặt một cách gay gắt.
Đó chính là đặc điểm của một em bé bị táo bón. Khi bị táo bón, các bé sẽ cố sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Phân to nên nếu cố quá, bé sẽ bị rách hậu môn do bị phân khô cứa vào hoặc lỗ hậu môn bị giãn quá mức. Lúc này, bé sẽ bị chảy máu ở khu vực hậu môn dẫn đến đau xót, ảnh hưởng đến tâm lý cho những lần đi vệ sinh sau này.
Dấu hiệu nào giúp mẹ biết được bé đang bị táo bón

Mỗi bé sẽ có những triệu chứng cho biết chứng táo bón đang ghé thăm khác nhau. Tuy nhiên, tổng hợp lại, ở những bé bị táo bón sẽ có những biểu hiện như:
- Nhiều ngày không đi đồng, thường thường là từ 2 ngày trở lên.
- Bé khóc lóc vì đau bụng muốn đi vệ sinh nhưng khó hoặc không đi được.
- Khi đi ngoài, phân khô và cứng hơn bình thường.
- Bé rặn đỏ mặt mỗi khi tống phân ra khỏi cơ thể.
- Bụng bé chướng đầy hơi.
- Bé biếng ăn hơn bình thường
Bé bị táo bón do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Ngay cả những em bé sơ sinh cũng là những đối tượng mà táo bón hướng đến. Vậy táo bón do đâu mà ra?

Sữa công thức
Các bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ bị táo bón hơn những em bé sử dụng sữa công thức. Những dòng sữa công thức có chiết xuất sữa đậu nành hoặc sữa bò thường khiến bé khó khăn trong việc đi vệ sinh hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải loại sữa công thức nào cũng gây táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số dòng sữa công thức có chứa một hoặc toàn phần đạm thủy phân (loại sữa công thức dành cho các bé nhạy cảm hoặc dị ứng với đạm sữa bò) lại giúp bé dễ dàng đi vệ sinh hơn.
Thói quen ăn uống, vệ sinh
Bé nhịn đi ngoài sẽ khiến cho phân tích tụ lại càng nhiều và to hơn. Hơn nữa, phân càng ở trong ruột già lâu, sẽ càng hấp thụ nhiều nước, khiến phân càng rắn hơn nữa.
Thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa. Bổ sung các nhóm thực phẩm một cách mất cân bằng sẽ khiến cơ thể không có được đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có tác dụng lớn nhất với hệ tiêu hóa, giúp các nhu động ruột hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Nếu thiếu nó, hệ tiêu hóa sẽ làm việc không hiệu quả.
Các vấn đề về đường ruột
Với nguyên nhân chủ quan là do chính đường ruột của bé đang gặp phải các tình trạng như cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, bại não,… Khi cơ thể gặp phải một vấn đề không bình thường nào đó, các hệ cơ quan còn lại cũng khó lòng hoạt động bình thường.
Ví như chứng bệnh cường giáp, nó sẽ làm rối loạn chức năng cũng như cách thức vận hành của các cơ đường ruột, khiến các cơ ruột hoạt động không đồng nhất, hạn chế quá trình đào thải phân.
Khi không bị táo bón, bé có thói quen đi vệ sinh ra sao?

Một tuần kể từ khi được sinh ra, hầu hết các bé sẽ đi phân mềm hoặc có chút hơi lỏng với tần suất khoảng 3 – 4 lần một ngày. Ở những bé sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn thường đi nhiều hơn những bé sử dụng sữa công thức.
Sau đó, số lần đi đồng ở trẻ sẽ giảm dần khi lớn lên. Có những bé chỉ đi 1 lần/ngày, nhưng cũng có bé vẫn xì xoẹt 2 – 3 lần/ ngày. Tần suất đi vệ sinh ở mỗi bé là khác nhau nhưng nếu bé đi quá ít hoặc quá nhiều lần một ngày cũng là một vấn đề khiến bố mẹ đáng lưu tâm.
Táo bón trong thời gian lâu có thể gây hại sau này
Tình trạng táo bón tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con trẻ, nhưng nó khiến sức khỏe cũng như nếp sống sinh hoạt của mọi thành viên đều bị ảnh hưởng.
Nếu bé bị táo bón trong thời gian quá dài mà không có những biện pháp khắc phục phù hợp, bé có thể gặp phải một vài biến chứng khá nghiêm trọng như: chảy máu trực tràng, rò, nứt hậu môn, tổn thương lớp niêm mạc phía trong hậu môn, bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp),… Nặng hơn nữa có thể gây tắc nghẽn đường dẫn và đào thải phân.
2 cách giúp mẹ trị táo bón tận gốc tại nhà
Mỗi căn bệnh, mỗi triệu chứng trên cơ thể sẽ có ở những mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Tùy vào từng mức độ mà sẽ có những biện pháp can thiệp sao cho phù hợp. Sau đây, xin giới thiệu cho mẹ 3 cách để điều trị táo bón ngay tại nhà.
Cân bằng thực phẩm ăn uống hằng ngày
Cách dễ nhất để cải thiện sức khỏe đường ruột chính là cân bằng lại chính thực đơn mỗi ngày cho bé. Mẹ nên tăng cường cho bé uống nước. Trẻ nhỏ có đặc điểm là hoạt động luôn tay luôn chân không ngừng nghỉ. Nhất là vào những ngày hè oi bức, nếu bé không được uống thêm nước, cơ thể bé sẽ ra mồ hôi rất nhiều và rất dễ mất nước.

Bổ sung thêm nhiều rau củ và trái cây vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Bởi nhóm thực phẩm này có chứa rất nhiều chất xơ cũng như các loại vitamin và khoáng chất, rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.
Men vi sinh, sữa chua ăn, sữa chua uống,… có chứa hàng tỷ tỷ các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng giúp đường ruột được khỏe mạnh hơn.
Ở những bé sơ sinh, việc ăn uống thế nào để cải thiện chứng táo bón sẽ khó khăn hơn. Bởi ở độ tuổi dưới 6 tháng, các bé không nên ăn gì ngoài sữa. Do vậy, nếu có thể, mẹ hãy cho bé được bú mẹ hoàn toàn để giảm thiểu tình trạng táo bón. Nếu trường hợp bất khả kháng, mẹ không thể hoặc ít cho bé bú mẹ hoàn toàn, hãy tìm hiểu thật kỹ những dòng sữa công thức có độ “mát” để đảm bảo bé yêu dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và không còn bị táo bón nữa.
Tập thể dục thường xuyên
Mọi độ tuổi đều có thể tập những bài tập thể dục để vận động cơ thể. Các em bé sơ sinh cũng không ngoại lệ. Tuổi nhỏ, tập những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Tuổi lớn, tập những bài tập có độ khó tăng dần. Ai cũng nên tập thể dục để trước hết nâng cao sức khỏe, xương khớp rắn chắc. Mà hơn hết, rất ít người biết được rằng tập thể dục cũng là một cách khiến các cơ đường ruột hoạt động dễ dàng hơn.

Nếu nhận thấy bé đã bị táo bón nặng, bố mẹ không thể giải quyết vấn đề này tại nhà, hãy cho bé đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và có phương án hỗ trợ xử lý kịp thời.
Táo bón tuy là nỗi lo của mọi ông bố bà mẹ, nhất là những người làm bố làm mẹ lần đầu. Nhưng nó sẽ chẳng còn đáng lo nếu mẹ nắm rõ được những kiến thức về táo bón, biết cách xây dựng một thực đơn đầy đủ và cân bằng cho con,… Hãy để bé được lớn lên trong sự thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần mỗi ngày, bố mẹ nhé!