Không một phụ huynh nào thích con của mình bị ốm, tôi tin chắc chắn là vậy. Những cơn cảm lạnh, ho và sốt đã đủ làm những đứa trẻ mệt mỏi và khó chịu. Cha mẹ cũng cảm thấy vô cùng lo lắng và đau lòng khi thấy những thiên thần của mình chán ăn, mệt mỏi.
Ai cũng muốn những thứ tốt đẹp nhất đến với con mình, ngay cả khi chúng ốm, chỉ cần là con muốn, cái gì cũng có thể đáp ứng nếu yêu cầu đó không quá đáng. Thế nhưng, nếu trẻ yêu cầu ăn những đồ ăn đông lạnh như kem, sữa lạnh, chuối khi đang ốm, cảm cúm, sốt,… thì sao? Chắc hẳn bạn sẽ đắn đo và cân nhắc kĩ khi cho trẻ ăn rồi. Và đôi khi chính bạn cũng mắc phải những lầm tưởng sai khi chăm sóc bé. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!
Những lầm tưởng phổ biến của người lớn khi trẻ bị đau ốm:
Khi những đứa trẻ bị ốm, cảm, ho,…cha mẹ thường chăm sóc trẻ kĩ hơn ngày thường, tìm hiểu mọi nguồn thông tin để giúp trẻ cải thiện tình hình đau ốm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc đó, cha mẹ cũng không tránh khỏi những lầm tưởng mà hầu như bậc phụ huynh nào cũng mắc phải. Chẳng hạn như:
Tránh tắm cho trẻ khi chúng đau ốm
Chắc hẳn không ít người có suy nghĩ rằng không nên tắm khi trẻ đang đau ốm, cảm lạnh, ho,…Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa chắc đã đúng. Bạn dùng nước ấm để tắm, tắm nhanh, lau khô và làm ấm cơ thể ngay tức thì sẽ tốt hơn việc không tắm cho trẻ.

Cấm cản trẻ ra khỏi nhà khi trời lạnh nếu trẻ đang bị lạnh
Trẻ cần hoạt động nhiều để phát triển toàn diện- đó là điều tất yếu. Nếu chỉ vì sợ trẻ lạnh mà bạn không cho phép chúng ra khỏi nhà thì thực là thiếu sót lớn. Mặc dù rất lo lắng cho bé, nhưng phải xác định một điều dù bạn có dữ trẻ kĩ thế nào thì cũng không thể tránh khỏi những lần đau ốm. Cho nên, bạn không cần phải ngăn cản bé ra ngoài nhà khi trời lạnh.
Tránh một số sản phẩm từ sữa, sữa lạnh, đồ lạnh khi trẻ bị ốm.
Việc này cũng phần nào đúng vì trẻ sẽ dễ bị viêm họng khi ăn, uống đồ quá lạnh. Tuy nhiên, nó không gây ra ảnh hướng quá lớn đến sức khỏe của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị đau ốm cần nhiều kinh nghiệm hơn thế nhiều. Đặc biệt, về mảng thực phẩm, bạn cần chú ý thêm trên hết. Bởi vì, “có thực mới vực được đạo” cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp chúng có đủ sức để chống chọi với bệnh tật. đồng thời cũng tránh những suy nghĩ sai lầm về thực phẩm tránh cho trẻ ăn khi chúng bị đau ốm. Tại sao lại nói như vậy?
1.Khi bé nhà tôi bị cảm lạnh, ho, sốt, tôi có thể tắm cho bé không?
Người lớn thường khuyên chúng ta không nên tắm cho trẻ nhỏ khi chúng đang bị sốt, ốm, cảm lạnh, điều này hoàn toàn đúng với trường hợp bạn định dùng nước lạnh để tắm cho bé. Nhưng nếu bạn tắm cho trẻ bằng nước ấm thì điều này chẳng sao cả.
Thực tế, nếu đứa trẻ không được tắm sạch sẽ trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bệnh và khiến tình trạng nhiễm trùng do vệ sinh kém trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mặc dù không tắm thường xuyên như những ngày bình thường, nhưng hãy cố gắng tắm cho trẻ ít nhất vài lần cách nhau một khoảng thời gian nhất định trong khi trẻ bị đau ốm, cảm lạnh, ho,…
Tác dụng của việc tắm cho trẻ bằng nước ấm là giúp giảm cơn đau, làm dịu cơ thể, giảm nghẹt mũi. Giảm nhiệt nếu quá sốt và duy trì nhiệt độ cơ thể tốt trong thời gian sốt. Chú ý lau khô người cho trẻ ngay khi tắm xong, điều này đặc biệt quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể đang ướt trẻ dễ bị lạnh và khiến bệnh trở nặng thêm.

2.Nếu trẻ đang bị ốm, ho, cảm lạnh mà chúng đòi đi chơi ở bên ngoài thì có được không?
Quả là một câu hỏi nan giải. Thực tế, nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết bên ngoài và mức độ, tình trạng cơn bệnh của bé.
Nếu bạn thấy tình trạng của bé còn khá nhẹ, không đáng lo ngại và tình hình thời tiết bên ngoài khá dễ chịu thì bạn có thể xem xét cho bé ra ngoài chơi trong khoảng thời gian quy định là 1 giờ đến bao lâu đó.
Ngược lại, nếu trời quá nắng nóng hoặc quá lạnh, thời tiết xấu thì tốt hơn hết bạn nên cho trẻ chơi ở trong nhà. Vừa tránh tác nhân thời tiết khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu, vừa có thể kiểm soát trẻ dễ dàng hơn.
Cũng phải chú ý rằng nếu trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm, ho truyền nhiễm thì nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà và chăm sóc, tránh lây lan cho bạn cùng chơi với bé.
3.Khi bé bị ốm, tôi có thể cho con mình ăn những loại sữa lạnh, sữa đông đặc không?
Khi còn bé, mỗi khi tôi ốm, mẹ thường cấm tôi ăn những thức ăn lạnh, không được uống sữa lạnh, sữa đặc cho đến khi hoàn toàn khỏi hẳn. Tôi đã rất thắc mắc điều đó.
Ngày nay, sự phát triển mạnh của khoa học đã cho ra những công trình nghiên cứu chứng minh điều này là sai. Ngay cả khi bị bệnh, cảm cúm, ho trẻ uống sữa và sữa đông hoàn toàn an toàn. Không có một bằng chứng cụ thể nào cho thấy rằng, uống sữa lạnh, sữa đông đặc hoặc các sản phẩm chế ra từ sữa sẽ khiến chất nhầy ở cổ và mũi bé tiết ra nhiều hơn cả.
Một điều đáng chú ý hơn là sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp chúng chống lại nhiễm trùng, làm dịu cơn đau và chống bệnh cảm cúm theo mùa.
Có thể bạn chưa biết, trong sữa đông có chứa các thành phần như vitamin C, B12, phốt pho và có cả canxi cùng nhiều dưỡng chất khác. Sử dụng chúng có thể giúp tăng sức khỏe đường ruột cho bé. Vào mùa đông, bạn cũng có thể sử dụng sữa đông cho bé vì có nghiên cứu chứng minh nó cung cấp nước rất tốt cho trẻ.
Lưu ý nhỏ là bạn không nên sử dụng sữa đông đặc cho bé vào buổi tối vì nó dễ gây lạnh cho cơ thể bé, lúc này, chất nhầy mới dễ tích tụ và phát triển. Sữa đông được sử dụng tốt nhất khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
4. Tôi có thể cho bé dùng hạt ragi khi con mình bị cảm lạnh và ho không?
Hạt ragi là một trong số những loại thực phẩm rất tốt được sử dụng cho trẻ vào mùa đông. Ngay cả khi bé bị cảm lạnh và ho hay cúm thì đều có thể sử dụng được loại hạt này.

Hạt ragi có hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Nó chứa lượng chất xơ, canxi và protein đáng nể. Chúng còn bao gồm cả những loại axit amin như là tryptophan, eleusinian,…đặc biệt còn bao gồm cả loại axit amin thơm hiếm khi được xác định trong các loại hạt ngũ cốc khác.
Tác dụng của hạt ragi cũng đáng kể. Nó giúp cơ thể người sử dụng được điều hòa nhiệt độ, giữ ấm, cân bằng nhiệt, xứng đáng là loại thực phẩm an toàn và tốt bậc nhất cho trẻ dùng ngay cả khi bị đau ốm, cảm lạnh và ho.
5. Tôi có thể cho em bé của mình ăn những loại trái cây như chuối, nho, cam,…trong khi chúng bị cảm lạnh và ho không?
Nhiều người tin rằng, khi bị cảm lạnh hay ho, trẻ không nên ăn những loại trái cây tươi và họ tin một cách mù quáng về nhận định đó. Nhưng bạn biết không, điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là sai cách đây không lâu.
Ăn những loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C khi trẻ bị cảm lạnh và ho có thể giúp chúng giảm bớt tình trạng bệnh và cải thiện tình hình. Tuy nhiên, không quá lạm dụng và cho trẻ ăn quá nhiều trái cây, chỉ nên cho chúng ăn điều độ, hợp lý là tốt nhất, giúp trẻ chống lại cơn ho và bệnh cảm lạnh.
Khoa học đã chứng minh rằng việc tăng cường các loại trái cây giàu vitamin C trên thực tế có tác dụng bảo vệ chống lại cảm lạnh và ho ở trẻ em. Điều này không có nghĩa là bạn cho trẻ ăn trái cây khi chúng có, tiêu thụ trái cây điều độ là cách lý tưởng để chống ho và cảm lạnh.
Thời gian tốt nhất để cho trẻ sử dụng hoa quả chính là vào nửa đầu của ngày. Vừa tiêu hóa tốt, vừa ngon miệng hơn.
Còn về việc có nên cho trẻ ăn chuối khi chúng bị đau ốm, cảm lạnh và ho không ư? điều này thì hoàn toàn tùy bạn thôi. Đồng ý rằng chuối khi ăn vào có thể khiến cổ họng bé tiết ra nhiều chất nhầy hơn, và nó sẽ khá không tốt nếu như bé đang cảm và ho. Nhưng nếu bạn lo lắng về điều này mà bé lại thích ăn chuối thì bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm được chế biến từ chuối như bột chuối kerala nguyên chất hoặc ngũ cốc chuối,…sẽ tốt hơn.
Cũng phải lưu ý với bạn những điều sau:
Thức ăn rất đa dạng, những thông tin trên đây được cho là đúng với đa số đứa trẻ. Có loại thức ăn sẽ phù hợp với đứa trẻ này nhưng lại không hợp với đứa trẻ khác và ngược lại. Chính vì vậy, điều phụ huynh cần làm là theo dõi và ghi chép lại những bữa ăn của bé như một cuốn nhật ký. Nó sẽ giúp mẹ cải thiện bữa ăn cũng như tìm ra tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh và ho nếu nó xuất phát từ vấn đề thực phẩm từ đó các mẹ có thể tránh hoặc chú ý hơn khi sử dụng chúng.
Bạn sẽ không thể ngăn cản cơn bệnh, cảm cúm hay ho đến đứa trẻ của mình nhưng có thể cải thiện tình hình sức khỏe của bé. Việc để ý mọi chi tiết của trẻ sẽ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm bổ ích hơn. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều hiểu biết bổ ích.