Phải làm gì khi bé dưới 1 tuổi chậm phát triển trí tuệ ?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Theo lẽ thường tình, tất cả các bé dưới 1 tuổi chưa thể hoàn toàn biểu lộ được hết nhu cầu cá nhân của mình bằng lời nói và hành động. Nguyên nhân là bởi con vẫn đang trong quá trình học hỏi, chưa hoàn thiện được hết tất cả các kỹ năng của một cá thể độc lập. Chính vì vậy, bố mẹ cần theo dõi thật sát sao để biết được con có đang phát triển bình thường hay không? Hay nếu lỡ như con có chậm phát triển trí tuệ, mẹ cần phải làm gì? Cùng đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khái niệm về chậm phát triển trí tuệ

Chứng chậm phát triển ở trẻ bao gồm 2 dạng phổ biến: chậm phát triển về trí tuệ và chậm phát triển về thể chất. 

Nếu như chậm phát triển về thể chất là khi bé có những biểu hiện của việc cơ thể phát triển kém, không hấp thu các dưỡng chất. Thì, chậm phát triển trí tuệ là quá trình phát triển về trí óc có dấu hiệu của sự khiếm khuyết, bất thường. Bé mắc chứng bệnh này thường vẫn có khả năng học hỏi, tuy nhiên nó diễn ra ở mức hạn chế, không được nhanh nhẹn và dưới trung bình của một bé bình thường. Khi bé bị chậm phát triển trí óc, việc phát triển các kỹ năng liên quan cũng sẽ thấp hơn hẳn so với các bé cùng trang lứa.

Các triệu chứng liên quan đến tăng trưởng chậm 

Sinh con ra, người làm bố làm mẹ nào chẳng mong con được phát triển toàn diện một cách khỏe mạnh và bình thường. Nhưng nếu chẳng may, bé nhà bạn mắc phải chứng bệnh trên, bạn cần phải làm những gì để giúp con vượt qua, giúp con cải thiện được tình trạng này. Cách đơn giản nhất chính là bạn cần quan sát con để nắm rõ được được những biểu hiện ngay từ ban đầu để được điều trị kịp thời.

Một loạt biểu hiện ở các bé chậm phát triển trí tuệ bao gồm:

Bé không đạt được những kỹ năng ở đúng độ tuổi

Các kỹ năng vận động thô ở bé dưới 1 tuổi là đều được bắt nguồn sự điều hành trực tiếp từ não bộ. Tuy mỗi bé sẽ có những thời điểm để đạt được những cột mốc phát triển khác nhau nhưng nếu như một thời gian dài trôi qua, bé vẫn không học hỏi và hình thành được những kỹ năng ấy, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Có các biểu hiện ngơ ngác, không có hứng thú với những điều xung quanh

Ở trẻ có dấu hiệu khuyết tật về trí tuệ thường ít có phản ứng với những điều xảy ra xung quanh mình. Bé thường tỏ ra không quan tâm với những điều đó. Do vậy, khả năng ghi nhớ, và quan sát rất hạn chế.

Không kiểm soát được bản thân

Việc không kiểm soát được bản thân ở các bé chậm phát triển trí tuệ là điều tất yếu. Bởi bé không hiểu được đâu là hành động nên làm và không nên làm. Do đó, nếu như bé trở nên thụ động, phụ thuộc, hay nghiêm trọng hơn là có những hành động tự gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.

Một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm phát triển

Có rất nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Nhưng có đến quá nửa trong đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Do di truyền

Gen di truyền là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất dẫn đến căn bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Nếu như bé có bố hoặc mẹ có vấn đề về thần kinh thì nguy cơ bé mắc chứng bệnh này là rất lớn.

Dị tật trong quá trình mang thai

Tam cá nguyệt thứ nhất trong thời kỳ mang bầu của mẹ rất quan trọng. Bởi đây là bước đệm tiền đề cho sự phát triển của bé. Chẳng phải tự nhiên mà trong quá trình mang thai mẹ nên có những bài kiểm tra về độ dị tật. Ngoài ra, nếu mẹ có tiền sử nghiện các chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc lá,… hay bị nhiễm các bệnh do virus, ký sinh trùng,… bé sinh ra cũng có nguy cơ bị chậm phát triển cao hơn những bà bầu khác.

Do chấn thương

Trong quá trình học hỏi các kỹ năng vận động thô, bé ngã là điều chắc chắn xảy ra. Nhưng nếu như bé bị ngã với các tình trạng nặng có liên quan trực tiếp đến phần đầu của bé, có thể bé cũng sẽ mắc phải chứng bệnh này.

Do môi trường sống

Môi trường sống hiện nay càng ngày càng bị ô nhiễm. Các hóa chất độc hại có thể được sử dụng trên cả thực phẩm nên nguy cơ bé bị chậm phát triển cũng có liên quan đến nguyên nhân này.

Hoặc bé sống trong môi trường không có tình yêu thương của bố mẹ, thường xuyên bị bạo hành, rất cao bé cũng sẽ bị chậm phát triển, mà cụ thể là chứng tự kỷ ở trẻ – một hiện tượng phổ biến hiện nay.

Phương pháp điều trị kịp thời

Mỗi bé được sinh ra đã là một cá thể độc lập. Trải qua quá trình phát triển, học hỏi, tiếp thu, khôn lớn bé hoàn toàn có thể tự chủ được cuộc sống của chính mình. Đó là cuộc sống của một đứa trẻ với sự phát triển trí não bình thường. Còn với các bé không may mắc phải chứng bệnh này, dù là chủ quan hay khách quan, nó cũng là một điều quá thiệt thòi. Do vậy, khi phát hiện hay nghi ngờ bé có những biểu hiện của việc chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu bé mới ở giai đoạn chớm bị mắc chứng bệnh này, bố mẹ và gia đình nên dành thời gian quan tâm bé nhiều hơn, dạy bé học được những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, vận động nhẹ để bé học hỏi, cải thiện dần dần.

Nếu bé đã ở mức độ nặng, bé vẫn có thể học được một số các kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian cải thiện các kỹ năng này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Đối với các bé ở giai đoạn đặc biệt, do bé đã bị tổn thương thần kinh quá lâu, quá nặng nên việc theo dõi và hỗ trợ thường xuyên của người thân là hoàn toàn cần thiết.

Các bạn hãy nên nhớ rằng, không có liều thuốc nào hiệu quả hơn sự quan tâm, chăm sóc từ người thân, gia đình. Do đó, hãy quan tâm đến bé nhiều nhất có thể để bé phát triển toàn diện một cách tốt nhất và dễ dàng nhất.

Hy vọng nào cho các bé dưới 1 tuổi chậm phát triển?

Căn bệnh chậm phát triển không quá đáng sợ nếu như bé được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, đầu tiên, bố mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản nhất để hạn chế được các nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ.

Sau đó, hãy luôn khuyến khích bé nên một lần được tiếp xúc, được thử những điều mới mẻ của nhịp sống hàng ngày. Kích thích sự độc lập kèm theo sự hướng dẫn, hỗ trợ, động viên sẽ làm cho bé có thêm động lực khám phá mỗi ngày.

Có các biện pháp răn đe phù hợp khi bé có những biểu hiện quá khích, không phù hợp với độ tuổi. Nếu lâu dài tình trạng này ở bé không được giải quyết, bé sẽ liên tục có những hành vi nguy hiểm như tự gây thương tích cho bản thân, hay cho người khác. Điều này thật sự không tốt, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của bé sau này.

Vai trò của những người làm cha làm mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và nhận thức của bé. Nên bố mẹ đừng tiếc gì một lời khen, một lời khuyến khích và lặp đi lặp lại các hành động khác nhau để các bé chậm phát triển có thể tiếp thu được hiệu quả nhất.

Hãy là những ông bố, bà mẹ thông thái nhất để cho con có được một môi trường phát triển tốt nhất, các bố mẹ nhé!