Nuôi con bằng sữa mẹ – những khó khăn có thể gặp phải!

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó mang lại những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe và sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, trên thực tế, có hàng tá những khó khăn đi kèm khi nuôi con bằng sữa mẹ mà mẹ phải đối mặt. Vậy những khó khăn đó là gì? Cùng chia sẻ những nỗi khó khăn ấy cùng nhau tại bài viết này nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ

Các tuyến vú trong bầu ngực của mẹ sẽ bắt đầu tiết ra sữa ở những tháng cuối của thai kỳ. Sau khi sinh, em bé chào đời, sữa mẹ sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn để trở thành thức ăn chính cho bé. Lượng sữa mẹ tiết ra trong 3 – 4 ngày đầu được gọi là sữa non. Và dần dần sẽ được thay thế bằng sữa sau có độ lỏng hơn, màu nhạt hơn.

Sữa non

Nó tuy chỉ xuất hiện trong ít ngày nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó là rất cao, rất tốt và có lợi cho sức khỏe của bé. Sữa non trong những ngày đầu sau sinh có màu vàng hơi sẫm và có độ đặc sánh. 

Nuôi con bằng sữa mẹ
mẹ cho con bú
  • Trong sữa non có chứa một lượng lớn các kháng thể giúp cơ thể bé được khỏe mạnh, miễn dịch tốt với các tác nhân có hại. 
  • Lượng bạch cầu có trong sữa non cũng nhiều nên nếu bé được hưởng những dòng sữa non này sớm, bé càng sớm được bảo vệ khỏi các bệnh có liên quan đến hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,… hay các bệnh về tiêu hóa như dạ dày,…
  • Bé hấp thụ sữa non sẽ giảm thiểu được bệnh vàng da, bởi sữa non đã giúp giải quyết hết độc tố bilirubin trong máu.
  • Lượng protein cùng carbohydrate, các vitamin và khoáng chất giúp cho bé có đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển.

Sữa sau

Sau khi sữa non biến mất, sữa sau sẽ thay thế sữa non trở thành thức ăn cho bé. Tuy nó lỏng hơn, không sánh bằng và màu không bắt mắt bằng sữa non, nhưng xét về khía cạnh hàm lượng dinh dưỡng thì nó không hề kém cạnh. 

Nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ chẳng phải lo điều gì khi trong đó nó cũng đã chứa đầy đủ tất cả các dưỡng chất mà cơ thể bé yêu cần.

Theo các nghiên cứu đã cho thấy, sữa mẹ có đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho phát triển về mặt thể chất của trẻ. Trong 100ml sữa mẹ có chứa:

  • 4.2g chất béo mà chủ yếu là các axit béo có lợi và các cholesterol.
  • 1.1g protein nhưng được góp mặt đầy đủ bởi các casein (một hợp chất đạm đặc biệt giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp, các phản ứng dị ứng,…), alpha – lactalbumin, bởi các kháng thể (IgA, IgG, IgM,…),…
  • 7.5g carbohydrate mà chủ yếu là đường lactose.
  • Cùng sự hội tụ đủ mọi loại vitamin từ nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K và các khoáng chất vi lượng nhu canxi, photpho, magie, sắt, kẽm,…

Bé khó khăn trong việc ngậm đúng khớp vú

Với những mẹ trực tiếp nuôi con bằng sữa mẹ thì việc bé được tiếp xúc với bầu ngực là điều đương nhiên. Hình dạng, kích thước bầu ngực, quầng vú và đầu ti ở mỗi bà mẹ là khác nhau. Tuy nhiên, nhiều mẹ cho rằng bầu ngực to sẽ có nhiều sữa hơn là những mẹ có bầu ngực nhỏ.

Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra, ngực mẹ to hay nhỏ không ảnh hưởng đến việc mẹ nhiều sữa hay ít sữa. Nó to hay nhỏ là do lượng mỡ có trong bầu ngực của mẹ. Lượng sữa nhiều hay ít là do mẹ có bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và bé có ngậm đúng khớp vú hay không?

Nuôi con bằng sữa mẹ
mẹ cho con bú

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc ngậm khớp vú của mẹ đó là hình dạng và kích thước của đầu ti – tương quan miệng bé với đầu ti của mẹ. Tuy nhiên, yếu tố hình dạng đầu ti của mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc ngậm ti của bé.

  • Đầu ti của mẹ quá phẳng hoặc có xu hướng hơi tụt vào phía trong của bầu ngực mẹ. Hiện tượng này không hiếm gặp và nó xảy ra khi thời con gái, mẹ mặc áo ngực quá bó, quá chặt. Để khắc phục tình trạng này, mỗi khi cho bé bú, mẹ có thể dùng tay kéo nhẹ phần đầu ti ra ngoài hoặc có thể dùng ống bơm hút để kéo đầu ti ra ngoài.
  • Đầu ti quá to so với miệng của bé. Trong trường hợp này, mẹ nên vắt sữa ra bình và hướng dẫn cho bé học cách bú bình nhé!

Hai điều này sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc ngậm và nún sữa của mẹ. Sẽ có những khó khăn và có chút đau đớn, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn và tạo điều kiện nhất có thể để bé có thể được hưởng trọn những dòng sữa mát lành từ mẹ.

Mẹ ít sữa – khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu ăn của bé

Sinh con ra, là một người mẹ, ai ai cũng mong muốn có đủ sữa cho bé bú. Nhưng vì một vài lý do nào đó mà mẹ lại ít sữa khiến mẹ gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Để xác định xem mẹ có ít sữa hay không? Mẹ cần căn cứ vào:

uống sữa dinh dưỡng
  • Cân nặng của bé: 3 tháng đầu tiên, bé có thể tăng từ 1 – 1.5kg cho mỗi tháng. Nếu mẹ thấy bé không lên cân hoặc lên cân quá ít, mẹ cần kiểm tra lại số lượng cũng như chất lượng của sữa mẹ.
  • Mỗi khi bé ăn no, bé sẽ tự nhả miệng khỏi ti mẹ và bé có thể không ăn cho đến 3 hoặc 4 giờ sau đó. Nếu sau khi bú xong, bé vẫn có dấu hiệu đòi ăn, chứng tỏ bé chưa được ăn đủ no.
  • Trong bữa ăn, nếu sữa mẹ có đủ, bé sẽ nún và nuốt một cách chậm rãi, không phát ra âm thanh. Nhưng nếu bé vừa nún vừa phát ra âm thanh “chóp chép” và ăn mãi không xong bữa, chứng tỏ sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ ít sữa như chế độ ăn uống không đảm bảo, tâm lý sau sinh không ổn định,…Tuy nhiên, những điều này mẹ đều có thể khắc phục bằng cách ăn uống đủ chất, uống nhiều nước ấm, hỗ trợ để bé được ăn no, tránh ăn lặt vặt,….

Nỗi khó khăn muôn thuở mang tên “tắc tia sữa”

Tắc tia sữa luôn là nỗi ám ảnh của mọi bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bị tắc tia sữa, mẹ thường có cảm giác đau, tức ở vùng bầu ngực do sữa bị tích tụ lại quá lâu, quá nhiều không thể chảy ra ngoài được. Lâu dần nó sẽ vón lại thành những cục nhỏ có độ khô cứng gây đau đớn cho mẹ. Mẹ có thể đau đến phát sốt chỉ trong vòng 24 giờ và không thấy sữa chảy ra ngoài dù áp dụng cách nào đi chăng nữa.

Mẹ bị tắc tia sữa thường là do mẹ quá nhiều sữa, bé không sử dụng hết mà mẹ cũng không vắt kiệt; bé ngậm ti mẹ không đúng cách; bé bú mẹ không đều;…

Cương sữa, tắc tia sữa không có biện pháp kịp thời có thể khiến tuyến vú bị viêm, nặng hơn có thể hình thành nên các vùng áp xe vô cùng nguy hiểm.

Mẹ có thể áp dụng một vài cách đơn giản như chườm ấm vùng bầu ngực, dùng ngón tay vê, kích thích đầu ti, massage ngực cho các cục sữa đã bị vón lại trở nên mềm hơn và tiết ra khỏi đầu ti mẹ. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé bú thường xuyên hơn, giảm bớt các thực phẩm quá lợi sữa lại,… Như vậy cũng giúp sữa mẹ đỡ về quá nhiều, khiến mẹ khó khăn trong việc kiểm soát lượng sữa trong cơ thể mình.

Nếu như tình trạng tắc tia sữa kéo dài, mẹ buộc lòng phải đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết, tránh để lâu tạo thành vùng áp xe nguy hiểm đến sức khỏe.

Mang bầu 9 tháng 10 ngày đã vất vả, nay nuôi con bằng sữa mẹ còn khó khăn, vất vả hơn gấp trăm, ngàn lần. Hãy trang bị cho mình những kiến thức thật hữu ích để nuôi con không còn là cuộc chiến nữa, mẹ nhé!