Hiện đại hóa và xã hội phát triển khiến cho cuộc sống của con người được nâng cao và khối lượng công việc tăng lên. Không ít các mẹ phải bắt tay vào công việc từ sớm sau khi sinh em bé được vài tháng chính vì vậy việc cho con bú có thể gặp nhiều khó khăn.
Chính vì điều đó, họ phải tìm cách thay thế nguồn sữa mẹ cho bé bằng sữa pha chế theo công thức hoặc là vắt sữa mẹ ra và dự trữ.
Vắt sữa là việc mẹ sẽ lấy sữa ra từ vú và lưu trữ vào một cái gì đó và cho bé bú ở thời điểm sau đó. Việc này sẽ diễn ra khi mẹ không thể ở bên cạnh cho bé uống sữa trực tiếp từ cơ thể mình hoặc bé không quen với việc bú mẹ.
Các trường hợp cần vắt sữa cho con:
Trong một số trường hợp bạn sẽ vắt sữa của mình ra ngoài và dự trữ sữa đó cho trẻ dùng sau đó, ví dụ như:
Bạn không ở bên cạnh con ngay lúc con đói, bạn đi làm xa nhà hoặc em bé đang được chăm sóc đặc biệt.
Có thể thời gian dài ngực của bạn tạo ra lượng sữa nhiều gây ra cảm giác căng tức ngực mà bé thì đã ăn quá no sữa và thức ăn trước đó. Lúc này việc vắt sữa ra ngoài sẽ giúp cho mẹ giảm cảm giác khó chịu, căng ngực và đau.
Trong trường hợp trẻ nhỏ không thể ngậm ti mẹ và bú một cách dễ dàng được nhưng bạn lại muốn cho trẻ ăn sữa mẹ để đảm bảo cho hệ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe của trẻ thì bạn cũng có thể áp dụng cách vắt sữa như thế này.
Khi bạn không có mặt ở đó, con bạn đói và nhờ có nguồn sữa mẹ vắt ra dự trữ trong bình mà ai cũng có thể cho trẻ uống sữa đó được, thậm chí trẻ sẽ tự mình uống sữa.
Nhiều khi lượng sữa của mẹ không tự tạo ra hoặc tạo ra rất ít, việc vắt sữa có thể kích thích quá trình tạo sữa.
Đáo là những trường hợp mà mẹ cần thiết phải vắt sữa của mình ra tích trữ vậy cách tiến hành vắt sữa sẽ như thế nào?

Tiến hành vắt sữa mẹ.
Chắc hẳn đến đây nhiều mẹ sẽ thắc mắc về việc tiến hành vắt sữa như thế nào. Có một vài cách để vắt sữa từ vú của mẹ ra. Bạn có thể vắt sữa trực tiếp bằng tay hoặc thao tác qua máy vắt sữa (máy hút sữa có cơ chế mô phỏng lại như cách trẻ bú). Số lần bạn vắt sữa và lượng sữa sẽ tùy vào mục đích mà bạn quyết định vắt.
Khi bắt đầu vắt sữa không hẳn là sữa sẽ chảy ra ngay lập tức, nhiều trường hợp phải đợi và thao tác một thời gian thì sữa mới chảy ra. Hãy đảm bảo bản thân bạn được thư giãn và thoải mái khi vắt sữa. Quá trình vắt sữa hãy nghĩ đến ý muốn cho trẻ một bữa ăn tuyệt vời lúc này sữa có thể tiết ra nhiều và chất lượng hơn. Điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu xác định.
Thời điểm vắt sữa dễ dàng và đạt yêu cầu nhất là sau khi bạn tắm xong hoặc là dùng khăn ấm để đắp lên trên ngực trước khi vắt ít phút để sữa ấm và chín sữa. Lưu ý khi vắt sữa hãy làm sạch ngực và rửa tay thật sạch sẽ nhé.
Cách vắt sữa mẹ thủ công bằng tay:
Nhiều mẹ cảm thấy việc vắt sữa mẹ bằng tay sẽ dễ dàng hơn so với sử dụng máy móc, đặc biệt là thời điểm sau sinh không lâu. Việc vắt sữa bằng tay sẽ giảm cảm giác khó chịu đối với những mẹ không thích dùng máy móc và tiếp xúc với thiết bị điện.
Đối với trường hợp các mẹ bị những vấn đề về 1 bên vú như tắc sữa 1 bên thì việc vắt tay sẽ giúp cho bạn kích thích sữa chảy ra từ một bên nhiều hơn.
Hãy vệ sinh và tiệt trùng bình và dụng cụ đựng sữa vắt ra cho bé vì chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với bé. Đặc bình sữa hoặc vật đựng ở vị trí cố định bên dưới bầu ngực của bạn để hứng sữa đã vắt chảy xuống và tránh chảy ra ngoài.

Một số mẹo đảm bảo quá trình vắt sữa bằng tay diễn ra thuận lợi.
Khi vắt sữa cho bé bạn cần chú ý thêm những điều như thế này.
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và rửa sạch với nước để tiệt trùng và loại bỏ bụi bẩn trước khi tiến hành vắt sữa.
Chuẩn bị vật đựng sữa ( có thể là bình đựng sữa có núm vú, cốc, chén, …), các vật đựng này phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng và khô ráo.
Có thể kích thích ngực để tiết ra sữa một cách dễ dàng bằng cách lấy khăn tẩm nước ấm và đắp vào ngực hoặc xoa bóp ngực nhẹ nhàng để việc vắt sữa của mẹ được diễn ra dễ dàng hơn.
Cố gắng giữa cơ thể ở trạng thái thư giãn, thao tác đều tay và nghỉ ngơi khi cần thiết.
Ban đầu vắt có thể sữa sẽ chảy ra chậm một vài giọt sau đó sữa của bạn sẽ chảy theo dòng đều đặn hơn.
Khi vắt nếu thấy không chảy sữa bạn chưa cần phải lo lắng, có thể là do vị trí tay bạn đặt chưa được chính xác khiến cho sữa chưa chảy ra. hãy thay đổi vị trí đặt của các ngón tay và ngón cái của bạn. Tránh bóp vào vùng núm vú ( vùng thẫm màu) để gây tắc nghẽn hoặc đau đớn cho mẹ.
Khi dòng chảy chậm lại thì bạn nên di chuyển ngón tay đi chỗ khác và dữ lực đều, tròn đi những chỗ khác và không ngừng lặp lại động tác.
Tiếp tục thay đổi từ vú này qua vú khác để vắt nếu số lượng chưa đủ hoặc một bên có dấu hiệu dòng chảy sữa ít lại.
Thao tác vắt sữa bằng máy hút sữa.
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc áp dụng cách vắt sữa bằng tay thủ công thì bạn có thể thử vắt bằng các loại máy móc. Có hai loại máy hút sữa thường gặp, đó là máy hút sữa hoạt động bằng tay và máy hoạt động bằng điện.
Những chiếc máy hút sữa hoạt động bằng tay thì thường có giá thành rẻ hơn nhưng có thể chúng sẽ không nhanh bằng việc sử dụng máy hút sữa điện.
Bạn có thể đặt mua máy hút sữa ở bệnh viện hoặc những nơi có địa chỉ uy tín, chất lượng. Nhớ tham khảo hướng dẫn sử dụng từ người bán hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi ở trên bao bì. Nguyên nhân là vì máy hoạt động ở những chế độ khác nhau và bạn muốn vắt với số lượng và thời gian bao nhiêu thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
Điều quan trọng cần lưu ý nữa là bạn nên lựa chọn phễu ( Phần bám vào núm vú và bầu ngực để hút sữa) kèm theo máy hút sữa cho phù hợp với kích thước ngực của bạn. Lựa chọn kỹ để tránh trường hợp máy hút sữa làm bầm tím và đau ngực cũng như kẹp sát núm vú của mẹ.
Cách dự trữ sữa mẹ
Bạn có thể tham khảo cách dự trữ sữa mẹ trong hộp tiệt trùng, bình sữa hoặc những loại túi trữ sữa chuyên dụng.
Thời gian dự trữ.
Các mẹ có thể dự trữ sữa trong tủ lạnh đến tận 8 ngày ở nhiệt độ 4 độ C hoặc có thể thấp hơn ( Hãy kiểm tra nhiệt độ thực của tủ lạnh để biết chính xác nhiệt độ của nó). Nếu nhiệt độ của tủ lạnh cao hơn 4 độ C hãy đảm bảo bạn sử dụng cho trẻ trong vòng 3 ngày sau khi cất trữ.

Sữa mẹ cũng có thể được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh trong vòng 2 tuần.
Nếu đổi lại bảo quản trong tủ đông thì thời gian sẽ kéo dài hơn. Lên đến 6 tháng nếu nhiệt độ ở mức – 18 độ C hoặc thấp hơn nữa.
Sữa mẹ sau khi được bảo quản mát trong tủ lạnh có thể để được trong túi mát với túi đông đá trong thời gian tối đa là 24 giờ và không hơn.
Nên dự trữ sữa mẹ với số lượng ít để tránh được lãng phí vì thời gian mẹ xa bé có thể chỉ vài giờ đồng hồ đi làm hoặc có thể cho bé ăn dặm để tránh cảm giác đói và thèm sữa. Nếu muốn đóng băng sữa đã vắt ra thì nên ghi thời gian cụ thể và dán trên bao đựng sữa để tránh trường hợp sử dụng khi nó đã quá hạn.
Lưu ý khi rã đông sữa mẹ được đông lạnh trước đó.
Nếu sữa mẹ đang ở trạng thái đông cứng thì tốt nhất bạn nên rã đông ở tủ mát từ từ trước khi lấy ra ngoài môi trường và trước khi cho trẻ sử dụng. Nếu cần sử dụng ngay bạn có thể rã đông bằng cách để trong nước ấm đun sôi để nguội 1 chút hoặc để dưới vòi nước đang chảy nhưng nhớ buộc kĩ miệng bao và không để nước ngoài vào trong sữa.
Sử dụng ngay lập tức sau khi rã đông, không để lại vào tủ lạnh và không sử dụng sau đó nữa. Tốt nhất nên sử dụng sau đó trong vòng 1 giờ và khi thừa thì nên đổ đi.
Làm nóng sữa mẹ
Đối với những trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ dùng sữa mẹ đã vắt sau khi lấy ra từ tủ lạnh nếu bé thích uống sữa lạnh. Tuy nhiên, nó có thể sẽ làm cho bé bị đau họng, thậm chí là viêm amidan do uống lạnh, nên điều này không khuyến khích. Cách an toàn hơn là bạn có thể hâm nóng sữa bằng nhiệt độ bằng cách đặt vật chứa sữa vào một bình hoặc nồi nướng ấm và dưới dòng nước cho đến khi sữa đã hơi ấm và rã đông hoàn toàn thì có thể sử dụng cho trẻ.
Tuyệt đối không nên sử dụng lò vi sóng hoặc các thứ tương tự để hâm nóng và rã đông sữa mẹ vắt ra. Điều này có thể làm sữa cô đặc nếu bạn không để ý và sữa không nóng đều, trẻ có thể vô tình bị bỏng do một góc nào đó của sữa còn khá nóng.
Làm gì khi các mẹ gặp khó khăn trong việc vắt sữa?
Nếu trong quá trình vắt sữa ra mà mẹ gặp phải các vấn đề khó khăn hoặc cảm thấy không thoải mái thì mẹ nên hỏi ý kiến của những bác sĩ phụ sản hoặc y tá để biết thêm thông tin chính xác nhất.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một việc thiêng liêng nhất đối với những người làm mẹ. Nó là sợi dây gắn bó tình cảm giữa mẹ và bé. Uống sữa mẹ sẽ là điều tuyệt vời để trẻ được đảm bảo về hệ tiêu hóa và có một sức đề kháng khỏe mạnh.