Một trong năm nhu cầu cần thiết của con người chính là ăn uống. Lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm giúp cơ thể chúng ta được lớn lên từng ngày. Những tháng đầu tiên được xem là nền móng cho sự phát triển sau này của thai nhi nên vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong những tháng này, mẹ bầu ăn gì? Ăn với khẩu phần bao nhiêu? … cũng có sức ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và bé. Mẹ và bé có khỏe hay không đều phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn của mẹ bầu đó.
Sự hình thành của thai nhi ở tháng đầu tiên
Ở cơ thể của một người phụ nữ, sẽ có 2 bên buồng trứng nằm hai bên. Hai buồng trứng này sẽ rụng từ 1 – 3 quả mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt của mẹ đến. Khi trứng rụng, nó không được thụ tinh trong vòng 24 giờ, nó sẽ bị thoái hóa và dừng hành trình của tại tử cung của mẹ. Trong trường hợp, trứng và tinh trùng gặp được nhau, quá trình thụ thai trong tử cung của mẹ là điều tất yếu. Khi đó, mẹ đã bắt đầu hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày của mình.

Hai tuần đầu
Thai kỳ của mẹ được tính từ ngày cuối cùng của kỳ kinh gần nhất của mẹ. Hai tuần đầu tiên là khoảng thời gian chờ đợi để trứng của mẹ và tinh trùng của bố gặp và là thời gian chuẩn bị cho quá trình thụ thai.
Tuần thai thứ ba
Từ tuần thai thứ ba, 1 hợp tử sẽ được tạo thành khi 1 trứng được thụ tinh. Nếu có từ 2 trứng chín, rụng và được thụ tinh hoặc 1 trứng được từ 2 tinh trùng trở lên thụ tinh thì sẽ có từ 2 hợp tử trở lên được hình thành.
Tuần thai thứ tư
Ngay sau khi được thụ tinh, các hợp tử đó sẽ di chuyển vào buồng tử cung của mẹ, làm tổ và tạo thành phôi thai.
Thai nhi tháng đầu tiên sợ điều gì?
Trong quá trình mang thai, 9 tháng 10 ngày cần kiêng khem nhiều thứ. Cốt yếu của việc này nhằm mục đích giữ an toàn cho thai nhi được phát triển một cách tốt nhất.
Khi mang bầu, mẹ cũng sợ hãi, lo lắng nhiều điều. Lo rằng không biết thai nhi trong bụng có khỏe không? Có đủ chất không? Hay có phát triển bình thường không? … Hàng ngàn câu hỏi sẽ bủa vây mẹ bầu trong lúc này khiến mẹ không khỏi lo lắng khôn nguôi. Mẹ bầu sợ những điều gì là một mặt, thai nhi trong bụng sợ điều gì lại là một vấn đề khác.
Trong hai tuần đầu tiên của thai kỳ, khi trứng bắt đầu được thụ tinh. Hai tuần tiếp theo, vào tuần thai thứ 3 và thứ 4 của thai kỳ và những tuần tiếp theo, não bộ và hàng loạt các bộ phận nội tạng trong cơ thể sẽ bắt đầu phát triển. Trong tháng đầu tiên này, thai nhi rất sợ nóng. Nóng ở đây là khi cơ thể mẹ bầu chịu đựng sự tác động về nhiệt ở mức độ cao. Dù là khách quan hay chủ quan, nếu thân nhiệt mẹ đột nhiên tăng lên, thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Các trường hợp khiến cơ thể mẹ bầu “nóng” lên là: bản thân mẹ bầu bị ốm sốt, mẹ bầu tắm hoặc ngâm mình trong làn nước quá nóng, mẹ bầu đi dưới trời nắng nhiệt độ cao, … Cơ thể mẹ bầu thường xuyên bị nóng như vậy, thai nhi rất dễ mắc phải các căn bệnh có liên quan đến hệ thần kinh.
Mỗi tháng thai kỳ, thai nhi sẽ sợ một điều khác nhau. Ví như, sang tháng thứ hai, thai nhi rất sợ những liều thuốc mà mẹ uống vào; tháng thứ 3, thai nhi sợ các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc a=lá, … tháng thứ 4, thai nhi sợ những âm thanh quá lớn, …
Thai nhi tháng đầu tiên cần những dưỡng chất gì?
4 nhóm dưỡng chất cần thiết hàng đầu dành cho mẹ bầu trong những tháng đầu tiên bao gồm: protein, sắt, axit folic và canxi.
Cơ thể mẹ bầu những tháng đầu tiên có thể suy nhược thấy rõ, nên rất cần thiết, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất. Và 4 dưỡng chất nêu trên sẽ được ưu tiên hơn cả.
Protein
Cơ thể người thường hay cơ thể của những người có thể trạng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người bệnh, … cũng đều cần phải được hấp thụ protein mỗi ngày. Thiếu protein trong khẩu phần ăn của mẹ bầu, thai nhi sẽ kém phát triển, đặc biệt là đối với các tế bào thần kinh.

Sắt
Khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt, thai nhi sẽ kém phát triển hơn bình thường do lượng máu trong cơ thể mẹ không đủ để cung cấp cho thai nhi. Khả năng sinh non ở những mẹ bầu bị thiếu sắt là rất cao. Hơn nữa, thiếu sắt, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên xanh xao, máu không đủ đi nuôi cơ thể, tim không bơm đủ máu lên não, lượng oxy trong máu thiếu hụt sẽ khiến mẹ bầu hay cảm thấy chóng mặt, không giữ được thăng bằng và có thể ngã bất cứ lúc nào.
Axit folic
Là một loại dưỡng chất rất có lợi cho mẹ bầu trong việc giúp giảm thiểu tối đa thai nhi bị dị tật. Ống thần kinh trong giai đoạn phát triển cần một lượng lớn axit folic để phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Canxi
Là một loại khoáng chất quan trọng trong cấu tạo của xương, canxi là không thể thiếu trong thực đơn bổ sung dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Thêm canxi cho mẹ bầu còn giúp mẹ có đủ lượng canxi truyền cho thai nhi mà nó cũng giúp cơ thể mẹ bầu sau này tránh khỏi chứng hạ canxi máu hoặc bị chuột rút do thiếu canxi trong những tháng cuối thai kỳ.
Ngoài 4 nhóm dưỡng chất trên, Choline, taurine và DHA cũng rất quan trọng với mẹ bầu. Nó giúp thai nhi trở nên thông minh hơn sau này.
Mẹ bầu tháng đầu nên ăn gì?
Mẹ bầu trong những tháng đầu nên ăn gì sẽ chẳng còn là một vấn đề quá khó khăn khi mẹ biết đến danh sách các thực phẩm sau:
Nhóm ngũ cốc
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt mè, hạt bí, hạt hướng dương, … Hay các loại hạt thuộc họ đậu như đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu nành, … có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe. Đây chính là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên nên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám để sử dụng.
Nhóm đạm
Trứng (lòng đỏ trứng), cá (cá chép có tác dụng an thai, cá hồi giàu omega 3, … rất tốt cho trí não), sữa, thịt (thịt bò và thịt nạc lợn giàu sắt, …) và các loại thực phẩm khác.
Nhóm rau củ
Cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, súp lơ, măng tây, các loại rau họ cải, nấm, …
Nhóm trái cây
Cam, quýt hoặc bất cứ loại trái cây có múi nào đều giàu vitamin C, giúp cơ thể mẹ bầu dễ hấp thụ sắt, tạo máu đi nuôi cơ thể.

Mẹ bầu trong tháng đầu tiên cần kiêng 3 điều sau
Ăn uống
Các loại thực phẩm mẹ bầu cần kiêng trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên gồm:
- Dứa, đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót, măng chua, …
- Dăm bông, thịt hun khói, đồ ăn tái – sống – chưa được nấu chín kỹ, …
- Rượu bia, cafe, nước ngọt, đồ uống có ga, …
- Không ăn lại các thực phẩm hâm đi hâm lại nhiều lần.
Vận động
- Hạn chế tối đa thời gian đi giày cao gót. Nên sử dụng giày bệt, dép lê.
- Đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy, đùa giỡn quá đà.
- Lựa chọn những nơi bằng phẳng để đi lại, tránh đi cầu thang nhiều.
- Làm việc nhẹ nhàng. Với những công việc có tính chất mang vác nặng nhọc, hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ những người thân xung quanh.
- Không cố rướn người lên phía trước hoặc ra phía xa.
Quan hệ
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu được khuyên nên kiêng chuyện chăn gối cùng với người bạn cùng giường của mình. Lý do là bởi trong quá trình quan hệ, tử cung của mẹ sẽ co bóp nhiều và mạnh, sẽ ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi thai trong tử cung. Nếu quan hệ quá mạnh bạo trong giai đoạn này có thể khiến mẹ bầu bị động thai, thậm chí là sảy thai.