Những luồng ý kiến trái chiều về lợi ích và tác hại của việc đóng bỉm cho bé sơ sinh

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Với mọi em bé sơ sinh, việc tự chủ trong những sinh hoạt hằng ngày là điều chưa thể. Các em đều phải phụ thuộc vào người chăm sóc và những đồ dùng chuyên dụng. Một trong số đó phải kể đến là tã, bỉm – một thứ không thể thiếu trong giỏ đồ của bé. Cũng có một số ý kiến trái chiều khác cho rằng không nên dùng bỉm cho trẻ sơ sinh. Vậy, thực – hư chuyện nên hay không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh là như thế nào? 

Những điều mẹ cần biết về tã, bỉm

bỉm
bỉm

Tã, bỉm được biết đến là dòng sản phẩm dùng một lần, có độ thấm hút nước thải tốt giúp vùng kín được khô ráo sau mỗi lần đi vệ sinh. Tã, bỉm có nhiều loại, và dành cho nhiều đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và thậm chí người già – những người mắc bệnh không tự chủ được trong việc đi vệ sinh của mình.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bỉm được chia thành nhiều loại sao cho phù hợp với độ tuổi của bé. Một số loại có thể liệt kê gồm miếng lót sơ sinh, tã/ bỉm dán, tã/ bỉm quần, tã vải,… Tùy thuộc vào cân nặng và sự lựa chọn của mẹ mà bé được dùng những sản phẩm tương ứng. 

Nhiều mẹ có thể đóng bỉm luôn cho bé sơ sinh, nhưng cũng có nhiều mẹ lại chỉ dùng miếng lót sơ sinh hoặc tã/ bỉm dán mà thôi. Khi dùng miếng lót, mẹ cần có thêm một sản phẩm quần chuyên dụng là tã quần để giúp hỗ trợ cố định miếng lót, tránh bị xộc xệch trên cơ thể bé.

Tã vải là một loại tã được dùng từ xưa đến nay, có thể dùng được nhiều lần bằng cách giặt sạch. Nó có hình dạng tam giác với độ dài các cạnh là khá to, đủ để quấn vừa phần cơ thể phía dưới của bé. Nó được làm bằng chất liệu vải màn, hoặc vải kate có độ mềm cao, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Tuy nhiên, thời hiện đại ngày nay, tã vải không còn được sử dụng nhiều. Thay vào đó là sự xuất hiện của tã, bỉm dùng một lần.

Khi nào có thể đóng bỉm cho bé?

Do bỉm có nhiều loại cũng như kích cỡ là khác nhau và thời điểm dùng bỉm như thế nào cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi gia đình. Một em bé sơ sinh vừa sinh ra có kích cỡ cơ thể khá nhỏ nên có thể không vừa vặn. Một vài nghiên cứu cho rằng chỉ nên đóng bỉm cho bé khi bé được 2 tháng tuổi. Nhưng ngày nay, ngay từ khi bé được sinh ra trong bệnh viện, bé đã được sử dụng bỉm luôn rồi. Từ đây có thể thấy, thời điểm bắt đầu đóng bỉm cho bé từ khi nào không quan trọng. Nó phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người, mỗi nhà.

Có những luồng thông tin cho rằng đóng bỉm cho bé sẽ làm cho bé bị vô sinh. Hay cũng có người bảo rằng chứng chân vòng kiềng cũng là do đóng bỉm nhiều gây ra,… Trên thực tế, đây chỉ là những lời truyền tai, những lời đồn đại vô căn cứ, chưa được chứng minh. Nên các mẹ hoàn toàn không nên tin vào điều này. 

Hướng dẫn mẹ đóng bỉm cho bé đúng cách

Chuyện đóng bỉm cho bé nghe rằng tuy dễ nhưng nó quả thực không dễ. Nếu như mẹ không đóng bỉm cho bé đúng cách có thể bé sẽ cảm thấy khó chịu, dễ bị hăm da. Nặng hơn có thể xương sống của bé cũng bị ảnh hưởng. Vậy đóng bỉm như thế nào cho đúng cách?

Chọn bỉm phù hợp

Có đến hàng trăm loại bỉm khác nhau trên thị trường đồ dùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên mẹ cần chọn bỉm cho bé phù hợp với cân nặng, cũng như độ tuổi của bé. Nhiều mẹ còn mua nhiều loại bỉm khác nhau để xem bé nhà mình phù hợp với loại nào nhất để lựa chọn sử dụng dài lâu.

Cách đóng bỉm đúng chuẩn

Đóng bỉm như thế nào cho đúng cách, không gây khó chịu cho bé cũng là một điều quan trọng. Vậy nên đóng như thế nào đây?

Đầu tiên, mẹ phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và đồ dùng cần thiết như bỉm mới, nước, khăn ướt, khăn khô và kem chống hăm.

Tiếp theo, mẹ làm vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé bằng khăn ướt và nước sạch. Nếu bé đi đại tiện, mẹ nên chú ý vệ sinh thật kỹ và sạch sẽ để tránh sót lại cặn bẩn làm da bé bị hăm.

Sau đó, mẹ lau khô nhẹ nhàng bằng khăn khô và thoa một lớp kem chống hăm để giúp bảo vệ làn da cho bé.

Cuối cùng, là cách đóng bỉm. Mình sẽ hướng dẫn cho các mẹ đóng loại bỉm dán hoặc miếng lót cho bé. Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm nghiêng sang một bên trên bề mặt bằng phẳng. Rồi đặt bỉm đúng vị trí xuống ngang thắt lưng và mông bé. Lật bé nằm ngửa  lại trên miếng bỉm, điều chỉnh vị trí sao cho đúng. Cuối cùng tiến hành bóc phần băng dán và dán cố định lại.

Lợi ích của việc đóng bỉm cho bé

Ở giai đoạn còn là một em bé sơ sinh, bé có thể đi vệ sinh bất cứ lúc nào mà không có một lời thông báo trước. Vì vậy, việc sử dụng tã, bỉm mang lại những lợi ích như sau:

Giúp bé luôn khô thoáng

Một điểm cộng lớn nhất của bỉm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nó luôn giúp cho vùng kín được khô thoáng. Đặc điểm của bỉm là thấm hút nhanh mà không thấm ngược trở lại nên đây có thể coi là một ưu điểm vượt trội mà bỉm đem lại.

Tiết kiệm thời gian cho mẹ

thời gian rảnh của mẹ đi du lịch
thời gian rảnh của mẹ đi du lịch

Chắc hẳn đã không ít mẹ bỉm cảm thấy phiền phức khi bé tè quá nhiều, khiến quần áo luôn trong trạng thái ướt. Trong khi đó, mẹ cũng còn rất nhiều việc phải làm, không phải lúc nào cũng kè kè bên bé để giúp bé thay quần áo và giặt giũ quần áo cho bé được sạch sẽ. Bỉm như một giải pháp giúp mẹ tiết kiệm được thật nhiều thời gian trong việc chăm sóc em bé và vun vén cuộc sống gia đình.

Tác động tốt đến giấc ngủ

Bé sơ sinh hay trẻ nhỏ có thể tè bất cứ lúc nào, kể cả khi đang ngủ. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bé đang ngủ mà quần áo bị ướt do bé tè dầm? Tất nhiên là nó sẽ khiến bé tỉnh dậy, khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé mà còn đến nếp sinh hoạt của cả gia đình. 

Nhà cửa luôn được sạch sẽ

Các bà, các mẹ ngày xưa thường có suy nghĩ rằng “Nhà phải có mùi khai mới đúng là nhà có em bé”. Điều này liệu có đúng? Chẳng lẽ, nhà có em bé không được phép được sạch sẽ, thơm tho hay sao? Sử dụng bỉm không chỉ khô thoáng cho bé, sạch sẽ cho nhà cửa mà mẹ cũng tiết kiệm được thời gian. Chẳng phải lợi cả đôi đường?

Đóng bỉm có gây ra tác hại gì hay không?

Bỉm cũng có những tác hại nhưng nó cần có nguyên nhân tác động lên. Cụ thể là tình trạng hăm da và các bệnh về da. 

Khi bỉm được đóng quá lâu và quá đầy mà không được thay ra, những chất bẩn sẽ là nơi sinh sôi lý tưởng của vi khuẩn. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc không vệ sinh sạch sẽ cũng làm cho da bị kích ứng dẫn đến bị hăm hoặc những căn bệnh về da có liên quan.

Hoặc khi mẹ chọn bỉm không phù hợp với da bé cũng dẫn đến hiện tượng phát ban quanh vùng mông của bé. Đó chính là lý do tại sao nhiều mẹ mua nhiều loại bỉm khác nhau để xem bé hợp hay không hợp với bỉm nào?

Đóng bỉm nhiều có gây vô sinh ở bé trai?

Đây là một lời đồn đại rất vô căn cứ nhưng được truyền tai từ ngày này qua ngày khác và rất nhiều mẹ đã tin sái cổ. Mình xin khẳng định điều này là sai hoàn toàn.

Khi ở độ tuổi dậy thì của bé trai, khoảng 13 -14 tuổi, sự sinh sản ra tinh trùng mới bắt đầu. Còn ở dưới độ tuổi đó, bộ phận sinh dục của bé chưa phát triển, chỉ có chức năng trong việc vệ sinh, đào thải chất cặn bã. Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng đóng bỉm hoàn toàn vô hại với hệ sinh sản của bé.

Tuy bỉm có những tác dụng rõ rệt nhưng mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Và hơn hết, nếu sử dụng, mẹ hãy thay bỉm thường xuyên cho bé để bé luôn được thoải mái và hoạt động thỏa sức mình nhé!