Trẻ ở khoảng 12 tháng tuổi ngoài thức ăn là sữa mẹ thì trẻ còn ăn dặm, nên ở giai đoạn này hầu hết các bà mẹ rất căng thẳng về việc chuẩn bị thức ăn cho bé nhà mình như thế nào cho đủ dinh dưỡng, đa dạng các món ăn để trẻ hào hứng và không bị ngán thì bài viết này sẽ giúp các mẹ phần nào những trăn trở đó.
Chúng ta có thể sử dụng những thức ăn mà cả gia đình cùng ăn được để đỡ phần chọn nguyên liệu riêng cho trẻ. Một lưu ý khi chế biến món ăn cho trẻ là phải giảm lượng muối trong các món ăn so với người lớn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ăn mặn của trẻ sẽ gây ra bệnh loãng xương, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp.
Người lớn nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn thức ăn nhanh và thức ăn ở nhà hàng vì chúng thường chứa nhiều muối. Chúng ta nên cho trẻ ăn nhạt để ngừa các bệnh liên quan sau này. Bảo vệ trẻ là chăm sóc một cách chu đáo mỗi bữa ăn đầu tiên trong suốt quãng thời gian đầu đời của chúng. Để thực hiện được điều đó, không thể thiếu những lời khuyên và hướng dẫn, bạn có thể xem xét những đề xuất dưới đây của chúng tôi.
1. Ngũ cốc có phải là lựa chọn hoàn hảo?
Ở mọi thời đại ngũ cốc là một thực phẩm được xem là bổ dưỡng đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ em. Ngũ cốc có một số tác dụng đối với trẻ như thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ béo phì, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa, Ngũ cốc còn giúp trẻ bảo vệ hệ tim mạch và chống nguy cơ loãng xương ở trẻ.

Tùy vào đặc điểm riêng của từng bé để các mẹ chọn loại ngũ cốc cho phù hợp. Nên chọn các loại ngũ cốc chưa tinh chế và ngũ cốc nguyên hạt là tốt nhất, sau đó hấp chín hoặc luộc cho bé ăn.
2. Lợi ích của Dưa chuột đối với trẻ như thế nào?
Dưa chuột là một loại thực phẩm rất quen thuộc đối với mọi người đặc biệt là các chị em phụ nữ chúng ta. Khi nói đến dưa chuột hẳn các mẹ sẽ nghĩ ngay đến công dụng làm đẹp của nó phải không nào?
Nhưng ngoài việc giúp các mẹ làm đẹp thì nó còn là một loại thức ăn rất tốt đối với các bé nhà mình đó. Với đặc tính thanh mắt dưa chuột giúp giảm sưng nướu cho trẻ bớt khó chịu. Với thành phần của dưa chuột có hơn 96% là nước và các chất khoáng khác nhau do đó việc ăn dưa chuột sẽ giúp giữ ẩm, loại bỏ độc tố trong cơ thể và giữ cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động êm hơn.
Với các công dụng tốt của dưa chuột như vậy thì mẹ cũng cần phải biết cách chế biến phù hợp và an toàn với con mình để tránh các tình trạng như hóc, nghẹn khi ăn. Chúng ta có thể cắt nhỏ hay cắt theo chiều dọc tạo hình “que dưa chuột” giống như khoai tây chiên để trẻ dễ cầm và cho trẻ ăn bất cứ lúc nào trong ngày; Mới mùa hè nóng bức như thế này thì một vài quả dưa chuột là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ nhé các mẹ. Có thể thấy, đưa dưa chuột vào bữa ăn của trẻ là một lựa chọn đắt giá cho sức khỏe.
3. Súp rau củ là thực phẩm được khá nhiều bà mẹ tin dùng
Rau củ là một loại thực phẩm giàu vitamin chính vì vậy mà các mẹ nên tạo cho con thói quen ăn rau củ ngay từ khi mới bắt đầu ăn sẽ rất có lợi về sau cho trẻ. Rau củ giúp nuôi dưỡng làn da, giúp sáng mắt, kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thụ các loại dinh dưỡng và khoáng chất mà cơ thể bé cần. Chính vì vậy mà các món súp rau củ là một lựa chọn hoàn hảo của các mẹ dành cho con mình.
Khi nấu chọn súp làm từ rau củ cần chú ý những điều như là:
Khi nấu súp cho trẻ các mẹ cũng nên chú ý đến việc chọn nguyên liệu nhé. Nên chọn các loại rau củ tươi, loại bỏ những rau củ đã dập nát, rau củ đã mọc mầm thì không tốt cho trẻ. Chọn rau phải tươi, không khô héo. Điều quan trọng hơn nữa là các mẹ hãy rửa sạch chất bẩn có bám trên rau củ ngâm nước muối trước khi chế biến để loại bỏ trứng sâu hoặc hóa chất. Cuối cùng là các mẹ hãy chọn món ăn phù hợp với nhu cầu và sở thích của bé yêu nhà mình nè. Có thể làm súp cà rốt để tốt cho mắt trẻ hay súp khoai tây chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
4. Đậu nành tốt đối với trẻ nhỏ
Như chúng ta đã biết đậu nành là một trong những thực phẩm khá lành tính và giàu dinh dưỡng nên được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho trẻ. Đậu nành chứa nhiều protein thực vật đạm này rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò và nhiều lecithin hơn trứng.
Chính vì vậy mà đậu nành đã trở thành nguồn protein thay thế thế tiêu chuẩn cho những người ăn chay thuần túy. Với kết cấu mềm của đậu nành chúng ta có thể nấu kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra đa dạng món ăn cho trẻ.
Tuy nhiên khi sử dụng h làm thức ăn cho trẻ các mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau:
– Nên dùng một lượng nhỏ bột đậu nành vào buổi sáng cho trẻ mới tập ăn, do lượng mangan trong đậu nành cao hơn 50% trong sữa mẹ vì vậy bé ăn quá nhiều sẽ gây nên các triệu chứng yếu cơ, tê liệt tạm thời, nhịp tim không đều.
– Không nên kết hợp đậu nành với trứng gà Vì đạm trong trứng gà kết hợp với trypsin trong đậu nành sẽ gây ra một chất mà cơ thể không hấp thụ được sẽ tạo phản ứng ngược làm cho chất dinh dưỡng trong đậu nành không còn tác dụng.
– Khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh thì các mẹ không nên cho con ăn bột đậu nành vì thuốc sẽ làm mất tác dụng của đậu nành.
5. Thịt gà nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé yêu nhà mình
Thịt gà, thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình, nó giàu dinh dưỡng và được khá nhiều người ưa chuộng và với trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Trong thịt gà có nhiều protein và sắt, đặc biệt trong ức gà là loại thịt nạc giàu protein và ít chất béo giúp phát triển cơ bắp của trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu.Với đặc tính chứa sắt và một số khoáng chất mà thịt gà rất cần cho sự phát triển hồng cầu của trẻ. Ngoài ra thịt gà còn chứa vitamin A,C và b12 cần cho sự phát triển não của trẻ.

Với những lợi ích của thịt gà như vậy thì các mẹ cũng cần kỹ lượng trong khâu chọn nguyên liệu. Mua gà rõ nguồn gốc, nuôi tự nhiên không sử dụng các hormone tăng trưởng nhanh. Nếu được gà ta, gà thả vườn thì càng tốt vì thịt sẽ thơm ngon hơn. Tránh mua gà đông lạnh để chế biến cho con. Không nên bảo quản thịt gà ở tủ lạnh quá lâu sẽ mất chất dinh dưỡng và vi khuẩn dễ xâm nhập.
Khi chế biến thịt gà chị em mình hãy nhớ đừng nêm các gia vị cay, Thịt đã nấu chín thì xé thành miếng nhỏ và loại bỏ xướng trước khi cho bé nhà mình ăn nhé.
6. Cá cần thiết như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò quan trọng của cá đối với sự phát triển của trẻ. Cá có chứa omega-3 DHA giúp phát triển trí não và thị lực của bé, các mẹ nhà mình nên cho các vào chế độ ăn hàng ngày của bé giúp bé yêu nhà mình trở nên thông minh vượt trội.
Trong cá chứa DHA có trong axit béo không no đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Việc sử dụng cá thường xuyên còn giúp cải thiện đáng kể giấc ngủ, một trong những quá trình có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ. Việc cho trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ ghi nhớ mọi thứ được tốt hơn, từ đó cũng giúp nâng cao khả năng phát triển về mặt học tập của bé.
Ngoài những chức năng trên thì các có thể giúp phát triển cơ xướng, năng ngừa hen suyễn ở trẻ.
Đối với nhiều loại thực phẩm chúng ta cần cho trẻ ăn hạn chế không nên cho ăn hằng ngày nhưng đối với cá thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm để cho trẻ ăn cá mỗi ngày để giúp con thông minh.
Tuy nhiên khi sử dụng cá chị em chúng ta cũng cần lưu ý không cho trẻ an cá sống hoặc chưa nấu kỹ vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Hạn chế việc chiên cá nó sẽ làm mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng của cá. Hầu hết các loại cá đều rất nhiều xương, một số laoif còn có xương dăm rất nhiều nên khi cho con ăn các mẹ phải loại bỏ xương thật kỹ để tránh việc trẻ hóc xương khi ăn sẽ rất nguy hiểm, như vậy lần sau trẻ sẽ ngại việc ăn cá.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích các cho các mẹ trong việc chọn món cho con yêu của mình, hãy cùng nhau trở thành những bà mẹ thông thái nhé các chị em!