Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ đôi khi cũng có những lúc lo âu, sợ hãi hoặc bồn chồn. Những hành vi và trạng thái tâm lý đó của bé hoàn toàn là điều dễ hiểu và bình thường.
Sở dĩ em bé của bạn gặp phải những tình trạng như vậy có thể là do một số thay đổi trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như chúng bị hù dọa hay được đặt vào hoàn cảnh thay đổi môi trường. Thường thì những trường hợp như thay đổi chỗ ở hay bắt đầu bước vào tuổi đi nhà trẻ hoặc đi học mẫu giáo thì trẻ sẽ xuất hiện tình trạng lo âu, hoảng loạn này.
Cái gì quá thì cũng không nên. Ở một số trẻ, mức độ lo âu của chúng không còn nằm ở mức bình thường, sự lo lắng có thể ảnh hưởng và chi phối đến mọi hoạt động thường ngày của bé. Từ hành vi cho đến cử chỉ và suy nghĩ đều bị những lo âu làm cho đảo lộn. Điều này dẫn đến việc học, đến lớp hay đến chỗ ở mới gặp nhiều vấn đề. trường hợp này được xác định là hội chứng rối loạn lo âu ở trẻ nhỏ.
Lo âu là một khía cạnh về mặt tâm lý. Các phụ huynh có thể chưa biết được cách xử lý như thế nào khi em bé của mình mắc phải hội chứng này. Do đó, vai trò của các chuyên gia tâm lý và bác sĩ lúc này là vô cùng cần thiết. Hãy liên hệ với họ để giải đáp những thắc mắc và khó khăn mà bạn và con bạn đang gặp phải.
Làm sao để tôi biết được con mình có đang mắc hội chứng rối loạn lo âu hay không?
Dù là ít hay nhiều thì một chứng bệnh nào cũng sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng nhất định. Chính vì vậy, việc mà các bậc phụ huynh cần làm chính là quan sát hoạt động, trạng thái của con bạn trong đời sống thường ngày một cách thường xuyên.
Mặc dù ranh giới giữa hội chứng rối loạn lo âu và những lo lắng hết sức bình thường của con bạn là vô cùng mong manh nhưng điều này cũng đặt ra vấn đề bạn không được phép chủ quan trong bất kỳ trường hợp nào.
Các dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu ở trẻ có thể là:
Trẻ rất khó tập trung vào một việc nhất định. Sự lo âu dẫn đến chi phối mọi hoạt động về suy nghĩ của trẻ. Em bé của bạn không thể tập trung vào một thứ gì quá lâu ngay cả khi bạn thúc ép chúng.

Những gì phản ánh khi ngủ thường là xuất phát từ bên trong tiềm thức. Trong quá trình mà bạn quan sát và thấy được trẻ có các dấu hiệu như giấc ngủ chập chờn, khó ngủ, thường giật mình tỉnh dậy trong đêm nhiều lần vì những giấc mơ xấu thì có khả năng trẻ đang mắc phải hội chứng rối loạn này.
Đặc điểm thứ ba có thể kế đến là em bé của bạn ăn uống không bình thường. Chúng thường sao nhãng khi ăn cơm, thời gian ăn có thể kéo dài rất lâu và không ngon miệng.
Chính vì trạng thái tâm lý luôn lo âu dẫn đến trẻ không thể kiểm soát được hành vi và cử chỉ của mình. Chúng có thể bất giác trở nên tức giận dù chỉ vì một chi tiết nhỏ, cảm giác khó chịu và cáu kỉnh, khó kiểm soát được bản thân khi bị kích động.
Khi trẻ bị hội chứng này không thể tránh khỏi việc chúng thường xuyên lo lắng, cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, bồn chồn, thậm chí có những dấu hiệu suy nghĩ tiêu cực.
Trẻ cũng có thể đi vệ sinh thường xuyên như một cách để giải phóng nỗi áp lực.
Một dấu hiệu khác là trẻ luôn cảm giác bất an, chúng có thể khóc lóc để thể hiện điều đó, tỏ ra đeo bám người lớn như muốn cầu cứu sự giúp đỡ. Chúng cũng có cảm giác như cơ thể mình không khỏe, bụng đau,…
Thường thì trẻ từ 1 đến 2 tuổi có thể lo âu về khía cạnh chia ly, tức là rời bỏ một cái gì đó, như chuyển khỏi ngôi nhà cũ, tham gia vào môi trường nhà trẻ,…Còn ở trẻ lớn hơn (khoảng 3 tuổi trở lên) thì trẻ thường lo lắng về những vấn đề học tập và các mối quan hệ xã hội khi chúng đi học mẫu giáo, tiếp xúc với nhiều bạn, học tập nhiều thứ.
Cách để xoa dịu cơn lo lắng của trẻ mắc phải chứng bệnh này
Vai trò của gia đình là rất lớn trong việc giúp trẻ điều trị căn bệnh này. Chẳng may em bé của bạn bị mắc chứng bệnh rối loạn lo lắng chính phụ huynh đóng vai trò rất lớn trong việc chữa trị, có thể giúp đỡ cho bé tốt.
Gia đình tự giúp đỡ trẻ
Bằng việc trò chuyện với bé nhiều hơn, nắm bắt được sự lo lắng của trẻ. Việc trò chuyện là vô cùng quan trọng. Không những giúp phụ huynh nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân của nỗi lo sợ ở trẻ mà còn có tác dụng an ủi con bạn.
Bằng cách này, đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp trẻ khỏi tình trạng lo lắng này sau một thời gian áp dụng.
Bạn có thể bỏ ra nhiều thời gian hơn để chơi cùng bé, an ủi và thể hiện cho bé thấy bạn luôn sẵn sàng giúp bé và chúng không cần quá lo lắng.
Hãy yêu cầu các thành viên khác trong gia đình cũng nên đối xử một cách đặc biệt và quan tâm bé hơn. Bổ sung nhiều dinh dưỡng cho bé vì có thể do lo âu mà bé khó ăn, khó ngủ và sụt cân.
Kết hợp sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu tình hình trẻ không có chuyển biến tốt.
Tình trạng của trẻ lo âu không có chuyển biến tốt lên sau khi đã được trò chuyện và chăm sóc ở nhà.
Bé không thể tự mình hoạt động và tập trung vào bất cứ điều gì vì quá lo lắng.
Tình hình bệnh của bé làm ảnh hưởng lớn đến việc học ở trường học và sinh hoạt trong gia đình. Trẻ khó kết bạn, khó vui chơi bình thường và luôn trong trạng thái hoảng loạn, lo lắng.
Nếu bạn cần được trợ giúp, hãy:
Không phải lúc nào bạn cũng nắm được tình hình của trẻ. Chính vì vậy, nếu tình trạng của trẻ vượt ra ngoài khỏi tầm kiểm soát của bạn thì tốt nhất bạn nên tạo một cuộc hẹn với bác sĩ để được hỗ trợ chuyên sâu.
Nếu trẻ đã có thể nói năng một cách thành thạo thì bạn có thể dẫn theo bé cùng tham gia cuộc hẹn tư vấn này để bác sĩ hiểu rõ tình hình bệnh của con bạn hơn.
Các đánh giá chuyên sâu có thể xác định được mức độ bệnh của trẻ và có tư vấn cách điều trị phù hợp.
Làm cách nào để điều trị chứng rối loạn lo âu cho bé?
Không có một cách điều trị thống nhất chung cho các bé bị hội chứng rối loạn lo âu. Cần căn cứ vào độ tuổi, giới tính và nguyên nhân gây ra vấn đề lo lắng ở trẻ mà quyết định các loại điều trị phù hợp cho bé.
Trong đó, đáng nhắc đến nhất là 3 cách điều trị dưới đây:
Biện pháp tư vấn cho trẻ. Đôi lúc, điều trẻ cần chỉ là được quan tâm và trò chuyện gần gũi. Bạn đầu chúng có thể sẽ khó mở lời để nói ra nỗi lo âu của chúng, nhưng càng về sau chúng sẽ mở lòng hơn. Khi đã biết được nguyên nhân của nỗi lo sợ, bạn cũng dễ dàng giúp bé vượt qua khỏi rào cản tâm lý.
Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho bé (Gọi tắt là CBT). Đây là một phương pháp trò chuyện giúp bé thay đổi suy nghĩ và hành vi về nỗi lo nghĩ mà chúng đang mang. Qua đó, cũng có thể hiểu nỗi sợ đó cũng rất bình thường và nó không quá đáng sợ như chúng nghĩ trước đó.
Cho trẻ uống thuốc giảm căng thẳng. Thường thì chỉ nên áp dụng biện pháp này khi tình hình bệnh của bé quá tồi tệ. Còn không, bạn không nên lạm dụng thuốc vì chung quy thì đây là vấn đề tâm lý. Nếu thực sự cần dùng thì phải theo liệu lượng mà bác sĩ kê cho bé.
Tại sao trẻ lại mắc phải chứng rối loạn lo âu?

Mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn trong mình những nỗi lo nào đó. Tuy vậy, ở những trẻ khác nhau sẽ có nỗi lo âu và mức độ lo âu, khả năng đối phó với những căng thẳng đem lại khác nhau.
Nhiều trường hợp đã chứng minh được rằng khi đặt trẻ vào trong một hoàn cảnh có người lo lắng thì chúng cũng có phản ứng dây chuyền và lo lắng theo.
Nhiều trường hợp do trải qua những căng thẳng đột ngột mà trẻ lo âu rồi bị bệnh, như là:
Tuổi của trẻ còn quá nhỏ nhưng chúng phải ở trong hoàn cảnh chuyển nhà và môi trường sống quá thường xuyên. Chúng có thể không thể thích ứng kịp, cảm thấy hoảng loạn và xa lạ với nơi ở mới.
Sự chia ly cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn lo âu ở trẻ. Một người thân cận nào đó mất đi đồng thời sẽ đem lại một dấu vết tổn thương ở trong suy nghĩ của trẻ. Chúng sẽ mang nỗi sợ chia ly trong thời gian dài.
Trẻ trải qua một biến cố bất ngờ. Chẳng hạn như chúng vừa trải qua một vụ tai nạn kinh hoàng, chứng kiến một điều gì đó vô cùng tồi tệ và thậm chí là một cơn đau bệnh nghiêm trọng cũng có thể khiến chúng ám ảnh và gây bệnh.
Cũng có thể do ở nhà trường chúng bị bắt nạt, bạo hành hoặc gặp các khó khăn nào đó. trường hợp bị bạo hành hoặc bị bỏ rơi cũng có thể khiến chúng lo sợ và hoảng loạn thành bệnh.
Nếu con bạn là bệnh nhân của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc là trẻ tự kỷ thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị hội chứng rối loạn lo âu này. Chính vì vậy mà các phụ huynh cần chăm sóc và quan tâm trẻ một cách tốt hơn. Thường xuyên trò chuyện, bao dung với những lỗi của bé. Đặc biệt khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào, cần quan sát kĩ, nếu cần thiết có thể liên hệ người có chuyên môn cao để được tư vấn.