Tình trạng kiệt sức do nhiệt từ ánh sáng mặt trời thường sẽ khiến trẻ khó chịu trong một khoảng thời gian nhất định nhưng nó không quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách hạ nhiệt cho bé trong khoảng thời gian 30 phút.Nhưng khi trẻ tiếp xúc nhiệt quá lâu có thể sẽ chuyển thành say nắng và cần phải đưa trẻ đi cấp cứu. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi trẻ em nhà bạn bị kiệt sức do say nắng?
Dấu hiệu kiệt sức vì nhiệt cao:
Ban đầu khi tiếp xúc với nhiệt độ quá lâu trẻ sẽ bị mệt và có những biểu hiện khác thường nhưng người lớn có thể không kịp thời phát hiện ra nếu như không ở cạnh bé lúc đó. Đến khi nhận thấy được dấu hiệu bất thường thì có khả năng bé đã bị kiệt sức. Do đó, các mẹ cần nắm được những thông tin cơ bản nhất về vấn đề này.
Các dấu hiệu ở trẻ khi kiệt sức vì nhiệt cao bao gồm:
Trẻ nói mình bị đau đầu, những cơn đau hơi nhói và xuất hiện từng đợt, khiến trẻ vô cùng khó chịu.
Kèm theo với đau đầu là trẻ sẽ bị chóng mặt và choáng váng, cơ thể thiếu cân bằng, mất sức.
Trong bữa ăn trẻ hầu như không có hứng thú với thức ăn, chán ăn, cảm giác buồn nôn ở trong cổ họng, bụng bất thường.
Quan sát làn da bé thấy màu sắc nhợt nhạt, sần sùi, đổ mồ hôi đầm đìa.
Nhiều trường hợp ghi nhận trẻ bị say nắng còn bị chuột rút ở các phần trên cơ thể như tay, chân, phần bụng.
Hơi thở của trẻ gấp gáp, mạch đập nhanh
Điều cần biết khi trẻ bị kiệt sức vì say nắng.
- Môi trường là không gian sống của con người nhưng cũng chính những yếu tố của môi trường đôi khi gây ra những bất lợi cho cơ thể. Các yếu tố của môi trường như nước, không khí, gió, và ánh nắng mặt trời là những thứ thiết yếu. Con người cần nước để uống, không khí để thở và ngày chính ánh sáng mặt trời cũng có tác dụng tạo ra vitamin D cung cấp cho cơ thể.
- Tuy nhiên, Ở một số trường hợp, ánh nắng mặt trời lại ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như tia cực tím, cháy và sạm da và đặc biệt là say nắng. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nhất. Hiện tượng trẻ kiệt sức do say nắng diễn ra thường xuyên do trẻ em là lứa tuổi có tính hiếu động, thích vui chơi. Khi trẻ bị say nắng, trẻ sẽ mệt mỏi và thậm chí phát sốt do nhiệt độ cơ thể tăng
Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên, nóng hơn bình thường Khi các mẹ đo nhiệt độ sẽ giao động từ 38 độ C trở lên.

Do đổ nhiều mồ hôi và nhiệt độ cơ thể rất nóng lên, do đó trẻ mất nhiều nước, có cảm giác khát.
Các triệu chứng kiệt sức do say nắng ở người lớn và trẻ em hoàn toàn giống nhau. Điểm khác ở chỗ, trẻ em thường sẽ có thêm triệu chứng buồn ngủ, cơ thể mềm nhũn, mất sức và lười vận động.
Nếu chẳng may đứa trẻ nhà bạn vì một nguyên nhân nào đó mà bị kiệt sức vì nhiệt, dẫn đến say nắng thì bạn cần hạ nhiệt kịp thời trong thời gian sớm nhất cho họ.
Khi trẻ bị kiệt sức do say nắng bạn nên làm gì?
Trong trường hợp đối tượng kiệt sức do say nắng là trẻ nhỏ và không có điều kiện y tế gần đó để điều trị kịp thời cho trẻ thì phụ huynh phải nắm được những cách sơ cứu đơn giản. Chúng tôi đưa ra một số bước cần làm sau:
Một là, nếu trẻ đang chơi ngoài sân mà có những biểu hiện của say nắng như choáng váng và ngã, cần đưa trẻ đến một địa điểm mát mẻ, thoáng hơn. Tránh để trẻ ở lại chỗ lúc ban đầu quá lâu sẽ càng thêm ảnh hưởng.
Hai là, Sau khi đưa trẻ đến nơi mát mẻ, cho trẻ nằm xuống một chỗ cân bằng, kê chân lên cao hơn một chút.
Ba là, bổ sung lượng nước đã mất do đổ mồ hôi và điều hòa thân nhiệt do nhiệt độ cơ thể tăng ngay cho trẻ, bằng cách cho chúng uống nhiều nước. Các loại nước uống giải nhiệt hoặc nước ấm pha gói bù nước đều được.
Bốn là, làm nguội cơ thể trẻ. Lau người của trẻ bằng khăn vắt nước mát hoặc dùng quạt ( để trẻ nằm ở địa điểm thoáng mát 1 lúc rồi mới áp dụng bước này, vì nhiệt độ cơ thể trẻ vừa tăng cao do ánh nắng mặt trời, nếu hạ nhiệt bằng nước ngay sẽ phản tác dụng, trẻ có thể bị cảm lạnh).
Trong quá trình chăm sóc này, luôn để mắt đến trẻ, chú ý từng chuyển biến và biểu hiện một để có thể nắm bắt tình hình. sau khi được sơ cứu kịp thời như vậy, trẻ sẽ bắt đầu hạ nhiệt độ cơ thể xuống, dần bình phục và cảm thấy dễ chịu hơn (trong vòng 30 phút). Tuy nhiên, trẻ vẫn còn khá mệt và cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức.
Đó là trường hợp trẻ chỉ vừa bị tăng nhiệt độ ở cấp nhẹ và đã bình phục sau đó 30 phút từ khi được chăm sóc. Vậy, trong trường hợp quá 30 phút mà trẻ vẫn không có dấu hiệu lành lại và cảm thấy khó chịu thì nên làm gì?
Yêu cầu sự trợ giúp từ y tế khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu say nắng mạnh sau:
Sau 30 phút được sơ cứu và hạ nhiệt bằng các cách như cho uống nhiều nước, lau bằng khăn ướt nhưng trẻ vẫn không thấy khỏe lại, cơ thể vẫn nhức mỏi, đau đầu và choáng váng thì có thể trẻ đã bị say nắng ở dạng nặng.
Mặc dù nhiệt độ cơ thể còn cao, và thời tiết cũng như ánh nắng mặt trời còn gay gắt nhưng trẻ không có dấu hiệu đổ mồ hôi.
Nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao bất thường ( từ 40 độ C trở lên, nếu không được chữa trị kịp thời có thể bị co giật các bộ phận cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể).
Quan sát thấy hơi thở của trẻ thất thường, nhanh và gấp gáp hơn bình thường nhiều lần, hơi thở nóng và phát ra tiếng.
Trẻ cảm thấy chóng mặt, choáng váng 1 cách nghiêm trọng, đặc biệt khó chịu.
Nhiệt độ từ 40 độ C trở lên là điều kiện để những cơn co giật xảy ra, có thể nhẹ hoặc nặng đến mất kiểm soát, rất nguy hiểm.
Trẻ chìm vào hôn mê, mất ý thức hoặc giấc ngủ sâu, cơ thể mệt mỏi và không còn sức lực.
Hiện tượng say nắng có thể càng trở nên nghiêm trọng nếu trẻ không được điều trị kịp thời và nhanh chóng. Nếu thấy tình trạng của trẻ không chuyển biến tốt hãy yêu cầu sự trợ giúp của người thân và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi sự giúp đỡ, không nên để trẻ một mình, đặt trẻ nằm ở vị trí phục hồi và tiếp tục chờ người giúp đỡ.
Trong thời gian đó, không ngừng áp dụng những biện pháp làm mát cho trẻ, liên tục hỏi trẻ cảm thấy như thế nào và chú ý ghi nhớ những triệu chứng để báo với bác sĩ dễ chẩn đoán sớm.
Cách ngăn ngừa trẻ bị kiệt sức do nhiệt độ cao và say nắng.
Để không gặp phải trường hợp bất ngờ thì tốt nhất các phụ huynh nên ngăn ngừa những vấn đề có thể dẫn đến kiệt sức ở trẻ do nhiệt độ tăng quá cao. Các nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ bị kiệt sức. Tuy nhiên những nguyên nhân do nhiệt độ cơ thể tăng cao và say nắng là phổ biến nhất. Trẻ em ở độ tuổi nhỏ dưới 3 tuổi thường năng động và thích vui chơi, có thể trong quá trình chơi đùa ở ngoài trời tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc ở trong nhà nhưng thời tiết thất thường và nóng bức. Trường hợp khác có thể do trẻ tập thể dục và vận động quá nhiều, cơ thể đổ đầy mồ hôi dẫn đến mất nước, chất điện giải do đó quá trình điều hòa thân nhiệt bị rối loạn.
Để giảm bớt phần nào những nguyên nhân dẫn đến kiệt sức do yếu tố môi trường thì bạn cần:
Cho trẻ uống nhiều đồ uống mát khi trẻ tham gia hoạt động, nước lọc đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Không cho trẻ uống nước đá vì có thể bị đau họng. Các loại nước đóng chai, có gas thường không phù hợp với trẻ.

Không cho trẻ ra ngoài vườn chơi trong điều kiện thời tiết khô nóng, ánh nắng gay gắt.
Tắm cho trẻ bằng nước mát, nước lá hoặc nước dưới vòi hoa sen mở nhỏ.
Đảm bảo luôn được sạch sẽ, không gian thoáng mát. Mặc quần áo phù hợp với mùa, rộng rãi, màu sáng để khỏi hấp thụ nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời có chứa chất giúp bé tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ chỉ nên tắm trong khoảng thời gian vàng buổi sáng 6 đến 8 giờ. Tránh thời điểm nắng lên mạnh và gay gắt khoảng từ 11 giờ đến 3 giờ chiều.
Không uống những đồ uống quá ngọt, có gas vì sẽ không có khả năng giải khát lâu dài, trẻ còn dễ bị sâu răng.
Trẻ nhỏ cần tập luyện thể dục, nhưng không nên cho trẻ tập luyện quá sức. Trong quá trình tập luyện phải uống nước đầy đủ, nghỉ ngơi khi thấy mệt và không quá bắt ép bản thân trẻ. Nghỉ ngơi một chút sẽ giúp cơ thể trẻ tự điều hòa lại nhiệt độ và hơi thở.
Hãy để mắt đến trẻ nhỏ thường xuyên hơn. Trẻ em là đối tượng dễ bị bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe nhất. Thế nên, ngoài việc tạo môi trường tốt cho trẻ cũng phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và có chế độ ngủ nghỉ khoa học nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.