MỘT SỐ CÔNG THỨC NẤU ĂN ĐƠN GIẢN BỔ DƯỠNG CHO BỮA ĂN DẶM CỦA TRẺ 12 THÁNG TUỔI

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

   Vậy là bé đã tròn 1 tuổi, kể từ mốc thời gian này bé con đã có rất nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Bé đã biết dò dẫm tập đi và muốn tự mình khám phá thế giới xung quanh. Giai đoạn này bé rất cần một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dưỡng chất để có thể phát triển toàn diện ngay từ những năm đầu đời. Cha mẹ đừng nên lơ là khi chăm sóc bé trong giai đoạn quan trọng này nhé.

Sinh con là một trọng trách quan trọng nhưng làm thế nào để nuôi con khỏe mạnh, khôn lớn thành người là một vấn đề càng khó khăn hơn mà không cha mẹ nào có thể bỏ qua và không nghĩ tới. Cha mẹ lo cho con tất cả mọi thứ, từ giấc ngủ, hoạt động  của con và ngay cả những bữa ăn hàng ngày như thế nào để đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo cho sức khỏe cho con, đặc biệt là những năm đầu đời của con.

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn, lo lắng của các bạn, trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một số gợi ý về công thức chế biến một số món ăn dặm dành cho trẻ 12 tháng tuổi và các vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ để thảo luận cùng với các bạn.

Một số công thức nấu ăn đơn giản cho trẻ 12 tháng tuổi

Phần lớn khi trẻ đã bước sang độ tuổi này thì cha mẹ của bé cũng đã quay trở lại với công việc của mình. Lúc này các bạn cũng vừa khá bận rộn với công việc vừa phải chăm sóc bé nên quỹ thời gian của các bạn sẽ eo hẹp hơn. Vậy thì, nếu bạn đang muốn tìm kiếm một số công thức chế biến các món ăn vừa dễ làm vừa đảm bảo bổ dưỡng cho trẻ thì các bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau của chúng tôi.

Món bánh nướng xốp.

  Trẻ con thường rất thích ăn các loại bánh, bởi vậy thay vì cứ nấu các món truyền thống thì các mẹ hãy đa dạng hóa các loại thực phẩm đó thành những chiếc bánh xinh xắn với hương vị thơm ngon sẽ rất hấp dẫn,  kích thích bé ăn ngon miệng vừa bổ sung được các chất dưỡng đầy đủ cho bé. Hơn nữa bánh cũng tương đối dễ làm và không tốn nhiều thời gian nên các mẹ có thể áp dụng cho chế độ ăn uống của con mình.

món bánh xốp nướng
món bánh xốp nướng

   – Nguyên  liệu  chính để làm bánh nướng xốp bao gồm:

         200g bột mì, 2 quả trứng, 100g cà rốt, 3 củ hành lá, 50g phô mai, 6 đến 7 quả cà chua phơi khô, 6 thìa sữa, 1 thìa cà phê bột nở, một ít muối, 2 đến 3 thìa siro phong.

   – Phương pháp làm bánh:

   Trứng được đánh tan đều, thái nhỏ củ hành lá, cà  chua, phô mai

   Trộn bột mì và bột nở với  nhau bằng cách rây và để sẵn sang một bên.

   Sử dụng một cái tô lớn để có thể cho tất cả các nguyên liệu làm bánh vào trộn đều, từ bột mì và bột nở.

   Khi hỗn hợp các nguyên liệu đã được trộn đều thì bạn hãy thêm từ từ bột  mì và bột nở vào và tiếp tục đánh đến khi các hỗn hợp đó trộn lẫn vào nhau. Bây giờ bạn chỉ  việc nướng bánh.

  Để nướng được bánh thì bạn nên làm nóng lò ở 350 độ. Bôi mỡ vào khuôn bánh để tránh bị dính khuôn khi nướng và dễ dàng khi  lấy  bánh.

  Việc còn lại là bạn chỉ cần múc hỗn hợp bánh vào các khuôn, nướng trong vòng 18 đến 20 phút đến khi thấy hỗn hợp bánh nổi lên và có màu nâu.

  Công việc cuối cùng là bạn hãy đưa những chiếc bánh kia ra khỏi lò nướng, chờ  nguội và cho các bé thưởng thức.

  Đê bảo quản bánh cho bé  ăn dần dần nhiều bữa thì bạn có thể sử dụng cách đông lạnh số bánh còn lại vào trong ngăn tủ đông, nhưng thời gian lưu giữ không quá 2 tháng. Mỗi lần muốn cho bé  ăn, bạn chỉ cần lấy một phần, rã đông và làm ấm những chiếc bánh xốp nướng thơm ngon này trước khi cho bé nhâm nhi nhé.

Món kem, pho mát và rau xanh

    Hầu hết trẻ em đều thích hương vị và sự béo ngậy của kem và pho mát nhưng lại không mấy hào hứng với các loại rau, củ, quả. Trong khi đó, nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ lại đa phần có được trong các loại rau, củ, quả. Sẽ rất tuyệt vời cho ý tưởng kết hợp giữa sự béo ngầy của kem, pho mát  đi kèm với một số loại rau xanh tạo nên một bữa ăn hoàn hảo cho bé. Và đây cũng là lợi ích mà món ăn này mạng lại mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn.

   – Nguyên liệu làm món ăn này bao gồm: 400g mì ống, 1 chén đậu xanh, 2 chén bông cải xanh cắt nhỏ, 4 cốc phô mai, một chén rau bia đã chần qua nước sôi, 3 cốc sữa, 4 muỗng canh bơ, 3 muỗng canh bột mì, 1 chút muối.

Món kem, pho mát và rau xanh
Món kem, pho mát và rau xanh

   – Tiến hành làm bánh theo phương pháp sau:

   Đầu tiên cho mì ống vào luộc cho đến khi nó chín nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng không quá mềm. Sau đó vớt mì ra và nhớ để lại sẵn một cốc nước mì ống.

  Tiếp theo ta tiến hành trộn sữa với rau bia và xay nhuyễn, cho hỗn hợp này vào một cái bát để riêng ra.

   Sử dụng chảo đế dày để đun nóng bơ và thêm bột mì vào xào đều cho đến khi có mùi thơm, thêm bông cải xanh và đậu Hà Lan vào nấu trong  một đến hai phút. Sau đó thêm hỗn hợp sữa, rau bina và pho mát vào nấu cho đến khi nước sốt đặc lại, nên điều chỉnh ngọn lửa vừa và nếu cần thiết thì cho thêm nước mì ống. 

   Cho mì ống vào nồi và đổ nước sốt phủ lên trên, thêm một ít muốn tùy vào khẩu vị ăn nhưng các bạn phải lưu ý với đối tượng trẻ nhỏ thì nên cho trẻ ăn nhạt hơn, hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ.

   Phần còn lại là chỉ việc bày ra đĩa cho trẻ thưởng thức. Khi con bạn vui vẻ ăn hết đĩa thức ăn tức là bạn đã thành công với món ăn mới này. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng món ăn trong các bữa ăn của con mình.

Thực đơn món ăn dặm truyền thống dành cho trẻ 12 tháng tuổi.

  Với những mẹ có thời gian rảnh rỗi hơn và thích nuôi con theo cách ăn dặm truyền thống thì các mẹ cũng có thể đa dạng các bữa ăn của con mình bằng các món cháo khác nhau. Chúng tôi đưa ra một thực đơn làm ví dụ sau:

  * Cháo tôm nấu cùng với rau bí đỏ

  – Nguyên liệu cần cho món cháo này là tôm lột vỏ, bỏ  phần gân đen ở  sống  lưng, rau bí đỏ băm nhỏ, hành lá, dầu ăn trẻ em.

  – Cách tiến hành: Cho phần thịt tôm cùng phần thân trắng hành lá băm nhỏ trộn lẫn  với nhau rồi thêm gia vị.

   Cho phần tôm đã ướp gia vị vào phần cháo trắng đã nấu trước đó và khuấy đều, rồi bỏ tiếp rau bí đỏ băm nhỏ vào và nêm nếm cho vừa miệng.

Sau đó cho vài giọt dầu ăn trẻ em vào trước khi bắc ra.

   Như vậy, bạn đã có được một món cháo ngon, đảm bảo dưỡng chất cho bé.

   Cho trẻ ăn dặm theo công thức nấu ăn hiện đại hay truyền thống thì trong mỗi khẩu phần ăn của con mình cha mẹ cũng cần đảm bảo rằng chúng nhận được đầy đủ dưỡng chất thích hợp cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.

Một số lưu ý khi tiến hành cho trẻ 12 tháng tuổi ăn dặm:

   – Các bậc cha mẹ thường hay lo lắng vì sợ con mình không đủ chất nên thường ép con ăn hết lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Những lúc này bé thường hay quấy  khóc, lấy tay che miệng hoặc gạt thức ăn ra, một số trẻ còn ngậm thức ăn đầy miệng. Bởi vậy, điều đầu tiên bạn cần nhớ kĩ là không bao giờ được bắt ép bé ăn, hãy để bé tự quyết định ăn khi nào, bao nhiêu và muốn ăn gì.

   Hãy thử và đáp ứng nhu cầu cần uống nước và sở thích uống bất cứ loại nước nào của bé vào bất cứ khi nào trong bữa ăn. Nếu cần bổ sung nước ép hoa quả cho mỗi bữa ăn của bé thì bạn nên chọn những trái cây sạch tự mình làm thay vì những loại nước đóng thành chai khác. Cần bắt đầu một kế hoạch ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ. điều này sẽ tạo nên thói quen ăn uống tốt cho con bạn. Trẻ cần có thời gian dần dần theo lịch trình và kế hoạch bữa ăn. Bạn nên phân chia các bữa ăn vào cùng một khoảng thời gian nhất định cho mỗi ngày, không nên quá chiều con mà đáp ứng thức ăn cho chúng bất cứ lúc nào chúng đòi hỏi. Vì nếu vậy thì những bữa ăn chính trẻ sẽ rất chán ăn.

   Hãy cố gắng đảm bảo duy trì bú sữa mẹ cho đến khi con bạn được 2 tuổi. Nếu trẻ uống sữa công thức thì có thể chuyển từ bú bình sang uống bằng cốc. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng no bụng hơi và trẻ sẽ ăn các bữa ăn đặc đúng cách.

   Cần đảm bảo rằng thức ăn rắn được cắt từng miếng nhỏ, vừa miệng trẻ  để tránh tình trạng trẻ bị nghẹn, hóc. Hãy giám sát con bạn trong mỗi bữa ăn để kịp thời xử lý các trường hợp không mong muốn xảy ra với bé khi bé  tập làm quen với các thức ăn dạng rắn.

  Quá trình cho trẻ ăn các thức ăn dạng rắn ban đầu sẽ gặp một chút khó khăn nhất định nhưng sau một thời gian mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn khi trẻ đã thích nghi. Để bé ăn ngon miệng và có đủ chất là nhờ vào tay nghề nấu nướng của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Chúng ta hãy dành cho con trẻ những gì tốt đẹp nhất từ khi con còn nhỏ nhé.