Làm thế nào khi trẻ bị mất nước?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Nước là một thành phần quan trọng để duy trì sự sống. Là dung môi của nhiều phản ứng sinh hóa đồng thời là chất cần thiết cho cây xanh. Và tất nhiên, nước cũng rất quan trọng đối với con người. Nước cũng giống như những chất dinh dưỡng khác là thứ không thể thiếu để một đứa trẻ phát triển toàn diện.

Chiếm 70% thể tích cơ thể, nước là một thành phần quan trọng. Cùng với nước trong cơ thể sẽ là chất điện giải ( còn gọi là chất khoáng). Chính vì lý do đó, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, mất sức và có thể tử vong. Không ăn cơ thể có thể duy trì sự sống trong 1 tuần (7 ngày) nhưng con người không thể không uống nước trong 3 ngày.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi trẻ bị mất nước vì một lý do nào đó?

Mất nước ở trẻ nhỏ có nghĩa là cơ thể của chúng mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước mà trẻ đã được hấp thụ vào cơ thể. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn nếu như không có sự can thiệp kịp thời.Một điều đáng chú ý là người già và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ diễn ra tình trạng mất nước nhất.

Để biết được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh và điều trị mất nước ở trẻ thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo những thông tin hữu hiệu dưới đây.

Làm thế nào để biết trẻ có đang bị mất nước hay không?

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết đứa trẻ nhà bạn có đang bị mất nước hay không. Bạn có thể thông qua quan sát bé từ các bữa ăn và cách sinh hoạt khác thường để đưa ra suy luận về chứng mất nước.

Các triệu chứng nhận biết mất nước ở trẻ nhỏ:

Khi trẻ nhỏ bị mất nước, trẻ có thể có những biểu hiện dưới đây.

Trẻ cảm thấy khát, khô cổ họng và luôn muốn uống thật nhiều nước, nhưng cơn khát vẫn không thuyên giảm hoặc rất ít.

Trẻ mất nước uống nước nhưng không hết khát
Trẻ mất nước uống nước nhưng không hết khát

Các mẹ quan sát màu nước tiểu của trẻ. Lúc trẻ đi tiểu, nước tiểu của một đứa trẻ bị mất nước sẽ có màu sẫm, vàng đậm hoặc hơi đậm, có mùi tanh nồng.

 Trẻ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng đầu óc và cơ thể dễ mệt mỏi, lười chơi, không có nhiều hứng thú với những bữa ăn.

Bé có các biểu hiện như miệng có cảm giác khô khốc, môi khô, nứt nẻ, đỏ mọng, mắt cũng khô và ít tiết ra nước mắt.

Trẻ đi tiểu ít hơn những ngày bình thường ( ít hơn 4 lần 1 ngày) và không có khả năng đổ mồ hôi.

Đó là một số dấu hiệu để nhận biết con bạn có đang bị thiếu nước hay không. Khi phát hiện trẻ có một trong những vấn đề này hoặc có đầy đủ, các mẹ nên xem xét tình hình và áp dụng những biện pháp phù hợp để bù nước cho trẻ sớm. Ngoài ra, các mẹ còn phải chú ý những đối tượng nào có nguy cơ mất nước cao để biết con mình có thuộc nhóm đó không và tìm cách phòng chống từ sớm.

Ngoài ra, còn có những triệu chứng cho thấy trẻ bị mất nước rất nghiêm trọng khác như trẻ bỗng thấy mệt mỏi một cách bất thường, choáng váng và mất phương hướng dẫn đến té ngã.

Các trường hợp có nguy cơ mất nước cao:

Mất nước ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau và nó có thể do các nguyên nhân khác gây ra ví dụ như:

Người bị bệnh tiểu đường. Khi trẻ bị bệnh tiểu đường mà bị mất nước sẽ dẫn đến ngất xỉu. Nguyên nhân là khi mất nước thì các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị rối loạn, làm hàm lượng đường trong máu trẻ tăng cao và áp lực máu tăng lên.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa. Khi mắc phải các vấn đề dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa trẻ sẽ dễ bị mất nước. Nguyên nhân là trẻ nôn ra quá nhiều và đi ngoài ra phân lỏng, quá trình này kéo dài khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và suy sụp.

Nguyên nhân thời tiết. Với đối tượng trẻ nhỏ có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ dễ bị mất nước. Nhiệt độ cơ thể dưới ánh nắng mặt trời tăng lên, trẻ cần nhiều hơn lượng nước thường ngày để điều hòa thân nhiệt. Cùng với đó là quá trình đổ mồ hôi không ngừng khiến lượng nước trong cơ thể suy giảm, gây ra mất nước dễ hơn.

Khi tập thể dục với cùng độ cao, mồ hôi trẻ tiếp ra cũng rất nhiều và mất đi chất điện giải trong cơ thể.

Trong trường hợp trẻ bị cảm cúm, sốt cao trên 38 độ C trẻ cũng dễ bị mất nước. Nói đúng hơn là cơ thể muốn được đáp ứng nước nhiều hơn bình thường để cho những quá trình đào thải độc tố trong cơ thể và giảm thân nhiệt. Nếu không được đáp ứng đủ sẽ sinh ra mất nước.

 trẻ bị cảm cúm, sốt cao trên 38 độ C trẻ cũng dễ bị mất nước
trẻ bị cảm cúm, sốt cao trên 38 độ C trẻ cũng dễ bị mất nước

Nguyên nhân dẫn đến mất nước nhiều như vậy thì chắc hẳn các mẹ sẽ thắc mắc thêm vấn đề làm sao để giảm nguy cơ mắt nước cho bé. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin ở phần dưới đây.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mất nước ở trẻ nhỏ?

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày ngay khi mẹ thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu của triệu chứng mất nước.

Nếu trẻ cảm thấy khó khăn khi uống nước ( trong trường hợp cảm và bị viêm amidan), hoặc uống nước sẽ có cảm giác buồn nôn, khó chịu (trẻ có thể bị ngộ độc gây ra tiêu chảy và buồn nôn) thì bạn hãy hướng dẫn trẻ uống từng ngụm nhỏ một và uống nhiều lần trong một ngày.

Nếu trẻ quá nhỏ, bạn có thể dùng thìa để bón nước cho trẻ hoặc là dùng bình đựng nước cho trẻ tự cầm uống ( chú ý vệ sinh dụng cụ uống, nước cho trẻ uống là nước đun sôi để nguội).

Cho trẻ uống nhiều nước,nhiều lần trong ngày đến khi thấy màu nước tiểu của bé có màu trong và nhạt tức là tình trạng đã phần nào được cải thiện.

Khi có những biểu hiện của các bệnh mà dẫn đến nguy cơ mắc chứng mất nước cao hơn như đã nêu ở trên thì càng cần thiết phải cho trẻ uống đủ nước.

Những điều mà người lớn cần chú ý:

Có thể bạn sẽ không ở bên trẻ được hầu hết thời gian của chúng để nhắc nhở và giám sát việc uống nước của trẻ hoặc bạn không biết trẻ đã uống bao nhiêu nước trong ngày rồi. Do đó, hãy đảm bảo rằng những lúc ở gần bé sẽ hướng dẫn bé uống nước.

Hãy giúp trẻ bằng cách:

Cho trẻ uống nước trước hoặc sau khi ăn ( Tuy nhiên tốt nhất là sau khi ăn, vừa tráng miệng vừa giải khát. Uống trước khi ăn sẽ làm trẻ no và không ăn được nhiều).

Không cho trẻ uống những loại nước có gas, nước ngọt đóng chai, có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Bạn có thể cân nhắc cho trẻ uống trà.

Tham khảo ý kiến từ y tế:

Nếu trẻ đang gặp phải các vấn đề như cảm cúm, sốt cao hoặc tiêu chảy, nôn mửa và mất nhiều nước bạn cần phải làm cân bằng lại bằng cách cung cấp nước, điện giải, đường, muối cho cơ thể để bù lại những chất đã mất.

Trong trường hợp đó bạn cũng có thể tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia, đặc biệt là bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn. Họ có thể giới thiệu cho bạn những gói bù nước bằng đường uống. Bạn sẽ sử dụng chúng bằng cách pha với nước ấm và cho trẻ uống.

Hãy hỏi ý kiến của họ một cách chắc chắn rằng loại nào phù hợp với trẻ nhất, liều lượng của chúng và cách sử dụng ra sao trước khi ban cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc bổ sung nước nào.

Những vấn đề khi trẻ dưới 3 tuổi mất nước.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng cần được quan tâm cao. Trẻ phải được bổ sung lượng nước lớn bằng đường uống hoặc bú sữa mẹ.

Như đã nói ở trên thì trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng đó có thể trở nên nghiêm trọng.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ mất nước:

Trẻ có vẻ buồn ngủ, hơi thở gấp, thở nhanh, hổn hển.

Khi trẻ khóc, nước mắt tiết ra ít hoặc hầu như không có.

Có một điểm mềm ở trên chóp đầu, đỉnh đầu như hõm thở.

Trẻ bị khô miệng, môi nứt nẻ và khô khốc.

Trẻ bị mất nước mắt trũng, người mệt mỏi
Trẻ bị mất nước mắt trũng, người mệt mỏi

Trẻ hầu như không đi tiểu trong 12 giờ vừa qua hoặc đi tiểu nhưng nước tiểu có màu vàng sẫm và mùi hôi.

các bàn tay, bàn chân trẻ lạnh ngắt và xuất hiện những đốm.

Những biểu hiện này có thể cho thấy trẻ mất nước nghiêm trọng và rất cần được chăm sóc y tế. Do đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, không nên chủ quan.

Lời khuyên từ bác sĩ khi trẻ mất nước:

Tiếp tục cho trẻ bú thật nhiều vì trong sữa mẹ đã có nước, hoặc là sữa pha công thức. Hãy cho trẻ bú/ uống thường xuyên và nhiều lần nhỏ.

Bổ sung nước trực tiếp bằng cách uống từng ngụm nhỏ để tránh cảm giác buồn nôn.

Sử dụng dung dịch bù nước với tỉ lệ phù hợp với độ tuổi.

Không nên cho trẻ uống nước trái cây và nước có ga. Vì chúng có đường và không có tác dụng giải khát lâu dài, một phần khác nếu trẻ bị mất nước do tiêu chảy cấp và nôn mửa thì khi sử dụng chúng tình trạng sẽ thêm nặng.

Để đảm bảo sự phát triển một cách lành mạnh cho trẻ mẹ phải cần chú ý tất cả từ chế độ ăn lành mạnh để có đủ năng lượng và uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước như đã nói ở trên, kèm theo các vấn đề sinh hoạt. Đây sẽ là những thách thức lớn đối với cha mẹ, chính vì thế chúng tôi luôn đưa ra những thông tin bổ ích nhất cho bạn.