Ai trong chúng ta cũng đều đã từng bị loét miệng ít nhất vào lần trong đời và trẻ em cũng không ngoại lệ. Những vết loét nhỏ ở trong miệng khiến trẻ đau đớn và quấy khóc. Nhiều trẻ còn tỏ ra hoảng loạn vì chúng không biết đó chỉ là một trường hợp đơn giản, sẽ hết vào một thời gian ngắn sau đó.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành những vết loét trong miệng của trẻ. Có thể kể đến như trẻ bị thiếu hụt axit folic, vitamin B12 và thậm chí là thiếu cả sắt trong thực phẩm.
Các mẹ khi thấy con mình đau đớn thì rất thương con. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục cho bé khỏi tình trạng loét miệng sẽ là cách an ủi bé và giúp bé sớm vượt qua cơn đau này. Hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, bài viết này sẽ trình bày về tất cả những thông tin cần thiết về bệnh loét miệng ở trẻ. Từ khái niệm bệnh, nguyên nhân và cách điều trị cũng như phòng ngừa cho trẻ.
Chứng loét miệng là gì?
Chứng loét miệng là ở trong miệng ( có thể là phần lưỡi, lợi hoặc bên trong má) hình thành những vết loét, tổn thương. Chúng còn có tên gọi khác là vết loét miệng và có thể hình thành do chấn thương khi đánh răng hoặc trong quá trình điều trị nha khoa gây ra. Trong một vài trường hợp khác, loét miệng còn có thể do thiếu hụt vitamin và nhiễm virus gây ra.

Các loại loét miệng thường gặp.
Có 3 loại loét miệng thường gặp. Chúng được phân loại dựa vào thời gian xuất hiện và thời gian lành hẳn.Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải 1 trong 3 loại loét miệng này. bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây.
Các vết loét khá nhỏ ở miệng:
Các vết loét này hình thành ở trong miệng, chúng có kích thước nhỏ với hình dáng hơi tròn hoặc hình bầu dục. Các vết loét này là những vết thương nhẹ và thường thì chúng sẽ tự lành trong trong 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo.
Các vết loét miệng lớn:
Các vết loét nằm trong miệng và có kích thước lớn hơn nhiều so với vết loét nhỏ. Vết loét sâu hơn và không có hình dáng cụ thể như vết loét nhỏ ( các cạnh không đều nhau).
Các vết loét này thường lâu lành hơn, vết thương có thể phải mất nhiều tuần để có thể lành lặn hoàn toàn và nhiều khi còn để lại sẹo do vết loét rất sâu.
Vết loét Herpetiform:
Đây là một dạng phụ của loét áp- tơ, thông qua tên gội có thể thấy chúng giống như những vết loét do mụn rộp gây ra, nhưng đặc trưng là chúng không dẫn đến tình trạng lây nhiễm.
Nhiều trường hợp sẽ tự khỏi, không cần phải nhờ đến sự chăm sóc từ bác sĩ nhưng nếu chúng quá đau và khó chịu thì cần được thăm khám. Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay vì ở trường hợp không xác định được loại loét là có lây nhiễm hay loại bình thường.
Các nguyên nhân dẫn đến loét miệng ở trẻ nhỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét miệng ở trẻ nhỏ . Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến loét miệng ở trẻ có thể kể đến như chấn thương. Ngoài ra còn có một số trường hợp khác:
· Trẻ em loét miệng do thiếu hụt vitamin.

· Trẻ ăn các loại thức ăn quá cay, dị ứng với thức ăn hoặc các chất kích thích khác dẫn đến loét miệng gây đau đớn.
· Trẻ vô tình tự cắn vào một điểm nào đó trong miệng hoặc do dùng bàn chải có sợi quá cứng gây ra chấn thương ở miệng và dẫn đến các vết loét.
· Loét miệng có thể do thời tiết quá nóng, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên cao hoặc bé bị nhiễm virus, sốt, cảm.
Ở một số trường hợp, những đứa trẻ đã có thể nói sẽ ra dấu hiệu cho mẹ biết và sớm phát hiện ra. Nhưng ở những trường hợp bé quá nhỏ, bé không thể diễn tả hết được cảm giác đau và khó chịu, do đó bạn cần phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét miệng để sớm có biện pháp giúp bé lành.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh loét miệng ở trẻ nhỏ.
Cũng như những căn bệnh khác thì bệnh loét miệng cũng có những triệu chứng và thông qua đó mà phát hiện được vết loét trong miệng trẻ em. Một vài dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết sau:
Kiểm tra miệng của trẻ, thấy có xuất hiện vết loét hình tròn hoặc bầu dục. tâm của vết loét có thể là màu trắng hoặc vàng nhạt, xung quanh là màu hồng và đỏ dần.
Cảm giác đau nhức, bỏng rát liên tục tại khu vực bị loét.
Khi ăn thức ăn, nhai nghiền hoặc đánh răng trẻ sẽ bị đau hoặc rát mạnh thì đó có thể là dấu hiệu của chứng loét miệng.

Khi xuất hiện vết loét, phần da xung quanh nó sẽ bị mềm hơn và sưng lên.
Các vết loét nếu không cẩn thận sẽ bị bong và chảy máu khi trẻ nhai thức ăn hoặc đánh răng vô tình quệt phải.
Loét do virus có thể kèm theo sốt và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Do đau và rát nên trẻ cũng có thể bị chán ăn trong thời gian bị loét.
Nhìn qua những biểu hiện là đã thấy rất đau đớn. Các bậc phụ huynh sẽ rất lo lắng mỗi khi con của mình bị loét miệng và tìm những cách giúp bé vượt qua tình trạng khó chịu này. thì dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra một vài phương pháp chữa chứng loét miệng ở trẻ.
Nên lựa chọn phương án điều trị nào cho trẻ khi chúng bị loét miệng?
Như đã có nói ở trên thì loét miệng là một chứng thường gặp và không cần bất kì một loại thuốc đặc biệt nào để giúp nó thành. Các vết loét đơn giản thường sẽ tự lành trong thời gian 4 -5 ngày sau đó.
Để bớt cảm giác đau và rát thì bạn không nên cho trẻ ăn đồ ăn cay và quá nóng hoặc những đồ ăn hơi cứng và có các cạnh vì chúng sẽ làm cho vết loét càng nghiêm trọng và gây đau đớn hơn cho trẻ.
Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn bạn bôi gel hoặc kem để làm dịu cơn đau nhưng điều đó không cần thiết.
Nếu vết loét của bé quá lớn, bé đau dữ dội thì bạn có thể đến gặp bác sĩ và nhờ sự giúp đỡ tư vấn các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cách khắc phục chứng loét miệng tại nhà cho trẻ em.
Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp điều trị loét miệng ở trẻ tại nhà mà các mẹ có thể áp dụng. Các biện pháp này thường áp dụng cho những vết loét nhẹ ở miệng trẻ nhưng nếu vết loét quá nặng và trẻ có kèm theo sốt, nóng, cảm lạnh thì bạn nên xác định bỏ qua những biện pháp này và tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Để giảm đau cho trẻ bạn có thể chườm một viên đá vào khu vực bị loét miệng, cơn đau của bé sẽ dịu đi.
Nếu trẻ đã ăn dặm và ăn các thức ăn rắn thì bạn có thể thoa một ít bơ sữa lên vùng bị loét.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, giảm tình trạng môi khô rát( là dấu hiệu thường đi kèm với loét miệng).
Không cho bé ăn đồ ăn chua, cay, và quá nóng cho đến khi vết thương do loét ở miệng bé hoàn toàn lành lại.
Các cách ngăn ngừa loét miệng.
Rất khó để ngăn ngừa chứng loét miệng, nguyên nhân là do không thể xác định đường thời điểm và lý do chính xác gây ra. tuy nhiên, vẫn có những phương pháp mà bạn có thể dùng cho trẻ mặc dù không có gì chắc chắn những phương pháp này hoàn toàn giúp bé tránh được loét miệng.
Vấn đề có thể nằm ở răng của trẻ. Trong một số trường hợp vết loét cứ lặp đi lặp lại ở một chỗ thì có thể do răng của trẻ có cạnh dễ gây ra tình trạng cắn nhầm hoặc khi ngủ bị ma sát dẫn đến tổn thương và loét. Trường hợp này các mẹ nên cho trẻ đi gặp nha sĩ để được xem xét và xử lý.
Có thể thực hiện những biện pháp vệ sinh cho trẻ hằng ngày, như là rửa sạch tay của cha mẹ và tay của trẻ trước khi cho trẻ ăn. Tránh cho trẻ bị cảm lạnh và sốt.
Tạo không gian rộng rãi, sạch sẽ, tránh cho bé gặm, cắn những đồ chơi, đồ vật, dễ gây tổn thương phần miệng.
Trường hợp nào thì nên gọi bác sĩ?
Nếu vết loét không quá lớn và lành nhanh sau đó vài ngày thì có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu vết loét mất nhiều thời gian hơn để chữa lành thì bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra.
Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện những vấn đề này thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Nước tiểu của bé có màu vàng đậm, sẫm màu. Trẻ bị khô miệng và không chảy nước mắt (không có). Đây có thể là do trẻ bị mất nước nghiêm trọng mà việc uống nước bình thường không giải quyết được.
Nhìn vào thấy trẻ ốm yếu, gầy còm.
Nướu của trẻ đỏ lên, sưng và có những vết loét ở môi ngoài.
Nếu sau khi trẻ dùng loại thuốc nào đó mà trẻ hình thành vết loét trong miệng thì mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám.
Nếu xuất hiện hạch to dưới hàm, đồng thời kèm theo sốt, sưng mặt thì bạn cũng nên chú ý…
Loét miệng gây ra những vấn đề rắc rối cho mẹ và bé hư trẻ khó ăn một cách bình thường và rất đau đớn. Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra loét miệng ở trẻ. Nên Có thể thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ giúp đỡ được ít nhiều cho bạn và em bé của bạn.