Khi nào mẹ sau sinh có kinh nguyệt trở lại?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Khi các mẹ mang thai thì phần thưởng lớn nhất chính là một đứa con mới chào đời đáng yêu. Một lợi ích khác đó là kỳ kinh nguyệt của mẹ có một kỳ nghỉ kéo dài. Nhưng sau khi sinh con, có thể mẹ sẽ tò mò về chu kỳ kinh nguyệt của mình với  các thắc mắc như khi nào thì có kinh sau khi sinh và nó sẽ khác như nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp một số thắc mắc về thời kỳ hậu sản.

Khi nào thì mẹ có kinh nguyệt sau sinh?

  • Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ sẽ thường có kinh muộn hơn, khoảng từ 6 đến 8 tháng sau sinh. Rất khó để xác định thời điểm nào kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện với các mẹ sau sinh và đang cho con bú. Mẹ hoàn toàn có thể có kinh nguyệt sau 2 đến 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có thể 8 đến 10 tháng sau sinh, kinh nguyệt của mẹ mới hồi phục trở lại. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
  • Nếu mẹ cho con bú hoàn toàn thì nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi con có dấu hiệu ngừng bú. Ví dụ như con bắt đầu ngủ vào ban đêm, số lần bú ít đi và con bắt đầu ăn dặm thì đó là dấu hiệu đèn đỏ sẽ ghé thăm mẹ nhanh thôi.
  • Khi con bắt đầu ăn dặm, con sẽ phân chia thời gian bú mẹ và ăn. Điều này có nghĩa là số lần bú mẹ sẽ giảm xuống, đây là dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt sẽ mau hoạt động trở lại.
  • Khi cho con bú, mẹ có thể bị ra máu vài ngày và sau đó ngừng lại. Nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là kinh  nguyệt của mẹ đã trở lại.
  • Nếu mẹ không cho con bú thì kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại sau 6 đến 8 tuần sau sinh.

Tại sao các mẹ đang cho con bú lại không có kinh nguyệt nhanh chóng?

Thường thì các mẹ cho con bú sẽ không có kinh nhanh vì nội tiết tố trong cơ thể. Prolactin là hormon cần thiết để sản xuất sữa mẹ cho con bú và ngăn chặn các hormone sinh sản. Điều này dẫn đến mẹ không rụng trứng hoặc không phóng thích trứng để được thụ tinh. Và tất nhiên, nếu không có quá trình này thì rất có thể mẹ sẽ không có kinh nguyệt.

Kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ khác như thế nào sau khi sinh?

  • Khi mẹ có kinh nguyệt trở lại thì rát có thể nó sẽ khác kinh nguyệt trước khi mẹ mang thai. Lúc này cơ thể của mẹ đang một lần nữa thích nghi với kinh nguyệt và mẹ có thể gặp một số vấn đề khác biệt sau:
  • Bị chuột rút mạnh hơn hoặc nhẹ hơn bình thường
  • Có cục máu đông nhỏ
  • Đau nhiều hơn
  • Máu có màu đỏ đậm và dòng chảy nhiều hơn
  • Độ dài các chu kỳ không đều nhau
  • Thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi mang thai của mẹ có thể nặng hơn kỳ kinh nguyệt trước đó và có thể đi kèm với chuột rút dữ dội hơn bởi vì lượng viêm mạc tử cung cần bong ra càng nhiều. Khi mẹ tiếp tục kỳ kinh nguyệt tiếp theo thì những thay đổi này có thể giảm xuống.
  • Trong một số trường hiếm gặp, các biến chứng như vấn đề về tuyến giáp, u tuyến có thể gây chảy máu nhiều sau khi mang thai.
  • Những mẹ bị lạc nội mạc tử cung trước khi mang thai thì có thể có kinh nguyệt nhẹ hơn sau khi sinh con. Giai đoạn nhẹ hơn cũng có thể do 2 trường hợp hiếm gặp, đó là hội chứng asherman và sheehan. Asherman là hội chứng dẫn đến mô sẹo trong tử cung, còn hội chứng sheehan là do tuyến yên bị tổn thương có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
mẹ bầu
mẹ bầu

Mẹ có thể mang thai trước khi kinh nguyệt trở lại hay không?

  • Một số phụ nữ nhận ra rằng không có kinh không có nghĩa là không có nguy cơ mang thai bởi có những mẹ đã mang thai ở tuần thứ 6 sau sinh. Các mẹ nên biết rằng sự rụng trứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt, một khi mẹ bị rụng trứng thì mẹ có khả năng sinh sản. Vậy nên mẹ có thể mang thai ngay cả khi mẹ chưa có kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Một logic tương tự cũng được áp dụng cho các bà mẹ đang cho con bú. Một số bà mẹ cho con bú như một hình thức để tránh thai. Nhưng việc có thai vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là với những mẹ có con lớn hơn 6 tháng, mẹ ăn thực phẩm rắn và cho con bú ít thường xuyên hoặc với mẹ vừa cho con bú vừa uống sữa công. Điều đó là do mức độ hormone cho con bú không đủ cao để ngăn chặn sự rụng trứng của mẹ. 
  • Các mẹ hãy luôn sử dụng phương pháp tránh thai khi cho con bú và nói chuyện với bác sĩ để biết được thuốc tránh thai dạng nào là tốt nhất bởi một số loại không được dùng cho các mẹ đang cho con bú ví dụ như thuốc tránh thai có chứa estrogen làm ngăn cản việc sản xuất sữa. Mẹ nên dùng viên thuốc tránh thai nhỏ không chứa estrogen.

Kinh nguyệt sau sinh có hưởng hưởng như thế nào đến sữa mẹ?

Trong 6 tuần đầu sau sinh, mẹ có thể không rụng trứng và khả năng mang thai sẽ thấp, mẹ nên khám bác sĩ thường xuyên trong thời gian này. Dưới đây là một số vấn đề về kinh nguyệt ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ:

  • Khi cho con bú, cơ thể mẹ giải phóng hormone prolactin, điều này sẽ ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra.
  •  Việc xác định khi nào rụng trứng trở lại sau sinh là rất khó và khi nào mẹ vẫn còn cho con bú hoàn toàn thì cơ thể mẹ sẽ không rụng trứng. Khi con có dấu hiệu ngừng bú, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu rụng trứng lại. Nhiều khi quá trình rụng trứng cũng chưa bắt đầu mặc dù con đã ngừng việc bú mẹ.
  • Việc kinh nguyệt của mẹ xuất hiện không đồng nghĩa với việc mẹ không được nuôi con bằng sữa. Khi mẹ mẹ có kinh nguyệt sữa của mẹ không bị chua và không bị thay đổi vị.
  • Các mẹ thường lo lắng khi có kinh, sữa mẹ sẽ không còn bổ dưỡng nữa? Điều này là không đúng bởi vì sữa mẹ vẫn bổ dưỡng như trước khi có kinh. Điểm mấu chốt quan trọng là cho con bú càng lâu thì con sẽ càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
  • Nếu kỳ kinh nguyệt trở lại và lượng sữa tiết ra của mẹ giảm thì mẹ sẽ cảm thấy con nhanh đói bụng hơn trước. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ bị giảm trước vài ngày kỳ kinh bắt đầu hoặc trong vài ngày đầu tiên mẹ bắt đầu có kinh. Nếu mẹ gặp tình huống này thì không cần phải lo lắng bởi sự thay đổi này chỉ là tạm thời. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
  • Khi chu kỳ kinh nguyệt của mẹ trở lại như bình thường thì hormone cũng sẽ ổn định trở lại, điều này khiến cho sữa của mẹ bị thay đổi. Mẹ sẽ thấy rằng lượng sữa tiết ra của mình sẽ tăng lên lại. Mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn trong những ngày ra kinh để tránh tình trạng con bị đói do lượng sữa tiết ra ít.
  • Trước khi mẹ có kinh thì con của sẽ nhận ra sự thay đổi nhỏ trong hương vị sữa của mẹ. Con sẽ báo hiệu cho mẹ biết điều này bằng cách con không chịu ngậm vú hoặc bằng những hành động khác. Con rất nhạy cảm để nhận ra sự thay đổi hương vị của sữa mẹ nhưng sẽ thích ứng rất nhanh với hương vị sữa mới.

Khi có kinh sau khi sinh con mẹ nên dùng tampon hay băng vệ sinh?

Thông thường nếu các mẹ đang cho con bú mà lại ra kinh thì mẹ thường dùng tampon để dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp được khuyến khích sử dụng mà thay vào đó mẹ nên dùng băng vệ sinh.

  • Tampon khiến cho lượng máu chảy ra bị cản lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Trong khi cơ thể mẹ vừa trải qua biến cố lớn khi sinh con, do vậy mà hệ miễn dịch cơ thể mẹ yếu và rất dễ bị nhiễm trùng. Khi vi khuẩn phát triển thì sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau.
  • Nếu dùng băng vệ sinh thông thường mẹ cảm thấy không thoải mái thì mẹ có thể chuyển sang dùng băng vệ sinh cho sản phụ. Loại băng vệ sinh này thường dày hơn và sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn so với băng vệ sinh thông thường.