Hội chứng không dung nạp thực phẩm ở trẻ.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Có rất nhiều vấn đề xảy ra với trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi, trước tiên phải kể đến những vấn đề phát sinh trong việc ăn uống của trẻ. Ở lứa tuổi nhạy cảm này, trẻ dễ gặp phải những vấn đề về bữa ăn như tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa,…đặc biệt là vấn đề không dung nạp thực phẩm.

Khi trẻ bị chứng không dung nạp thực phẩm, tức là trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa, khó tiêu hóa một số loại thực phẩm đặc biệt nào đó và gây ra những phản ứng cơ thể tiêu cực, trẻ dễ bị khó chịu.

Khi trẻ bị chứng không dung nạp thực phẩm trẻ có thể diễn ra những triệu chứng như đầy hơi, bụng bị đau và cơ thể khó chịu. Các triệu chứng này thường xảy ra vài giờ sau khi trẻ ăn phải thức ăn khó dung nạp đó.

Trong nhiều năm gần đây, tình trạng trẻ nhỏ bị chứng không dung nạp thực phẩm tăng lên đáng kể. Nhưng, không ai chắc chắn bước đầu có thể chẩn đoán ra trẻ có thực sự không dung nạp thực phẩm hay là bị các vấn đề tiêu hóa khác như đau bụng, tiêu chảy. Để hiểu rõ hơn và nhận biết các trường hợp con bạn có thể mắc chứng không dung nạp thực phẩm thì bài viết dưới đây là một lựa chọn tốt cho mẹ. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các vấn đề liên quan đến chứng bệnh này.

Những triệu chứng cho thấy trẻ nhỏ không dung nạp thực phẩm:

Bởi vì các triệu chứng của bệnh có khi rất gần với những bệnh về hệ tiêu hóa khác do đó các mẹ cần nắm chắc những triệu chứng của bệnh để giúp bé phòng tránh và chữa trị đúng cách. Nhìn chung, khi trẻ không dung nạp thực phẩm sẽ có xu hướng dưới đây:

Trẻ bị đau bụng râm ran, từng đợt, bụng hơi chướng, gió hoặc có thể kèm theo tiêu chảy.

Bé bị đau bụng râm ran

Cơ thể trẻ có những dấu hiệu khác thường như phát ban và ngứa ran dẫn đến trẻ rất khó chịu.

Đó là những triệu chứng thường gặp nhất khi một đứa trẻ ( thậm chí cả người lớn) không dung nạp thực phẩm. Các triệu chứng này thường sẽ xảy ra sau khi trẻ ăn  vài giờ đồng hồ.

Do chúng có thể kèm theo đau bụng dữ dội và đi ngoài như tiêu chảy đều là những triệu chứng thường xuyên gặp ở nhiều bệnh lý khác nên rất khó để có thể xác định chính xác trẻ có thực sự đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm hay không.

Có cách nào để biết trẻ không dung nạp loại thực phẩm nào hay không?

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin và máy móc càng ngày càng hiện đại, tân tiến, có rất nhiều dịch vụ có thể kiểm tra xem bạn và con bạn có đang bị chứng không dung nạp thực phẩm hay không. Tuy nhiên, các bài kiểm tra này lại không có bất kì một bằng chứng khoa học nào và không được các tổ chức về dinh dưỡng trẻ em khuyến khích.

Bởi vậy, cách duy nhất để biết tình trạng của trẻ đó là theo dõi các triệu chứng và các loại thực phẩm mà trẻ ăn. Nếu bạn nghi ngờ hoặc phát hiện ra vấn đề là do việc ăn phải một loại thực phẩm cụ thể nào đó thì nên loại bỏ loại thực phẩm đó ra khỏi bữa ăn của bé. Có những cách để theo dõi chế độ ăn dưới đây:

Ghi chú thực đơn:

Hãy ghi lại những thực phẩm được sử dụng cho từng bữa ăn của trẻ, có thể chú ý những vấn đề như:

Trẻ đã ăn những gì cho mỗi bữa.

Ghi lại bất kì một triệu chứng nào dù là nhỏ nhất sau khi trẻ ăn một loại thực phẩm.

Thời điểm các triệu chứng chảy ra ( ngay sau bữa ăn hay sau đó vài giờ).

Thực hiện loại bỏ loại thức ăn đó trong thời gian tạm thời:

Sau khi bạn quan sát và ghi chép rồi phát hiện ra loại thực phẩm gây ra tình trạng không dung nạp thực phẩm ở trẻ bạn có thể thử loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi bữa ăn và thay vào đó những loại có chứa chất dinh dưỡng tương tự và quan sát tác động sau khi đã loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Thời gian loại các thức ăn dẫn đến không dung nạp thực phẩm ở trẻ từ 2 đến 6 tuần và xem xét các triệu chứng của trẻ có biến mất hay không.

Hoặc hãy thử cho trẻ ăn với một lượng ít hơn trước đó rất nhiều xem các triệu chứng có phát nhẹ hơn hay không hoặc trong trường hợp số lượng nhỏ sẽ không gây ra phản ứng gì thì bạn có thể cho trẻ sử dụng tiếp được loại thực phẩm đó.

 

Để tránh không thiếu hụt dinh dưỡng do không sử dụng những loại thực phẩm gây chứng không dung nạp thực phẩm ở trẻ thì các mẹ nên tìm hiểu từ những chuyên gia dinh dưỡng về thực phẩm thay thế khác.

Các triệu chứng xảy ra ở trẻ nhưng có thể để biểu thị một bệnh khác không phải chứng không dung nạp thực phẩm.

Nếu trẻ có các dấu hiệu như đã nói ở trên nhưng nó lại xảy ra thường xuyên như tiêu chảy nhiều lần, đầy bụng khó chịu hoặc cơ thể trẻ phát ban nhưng lại không biết rõ về nguyên nhân thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến địa chỉ y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.

Các bác sĩ sẽ thông qua những triệu chứng và tiền sử bệnh lý của trẻ, của người thân trẻ để chẩn đoán ra nguyên nhân. Thậm chí là xét nghiệm nếu bạn mong muốn.

Nếu thực sự chưa muốn đưa trẻ đi gặp bác sĩ thì bạn có thể nghiên cứu tại nhà. Quan sát thêm và có thể sẽ phát hiện ra vấn đề trẻ có đang bị một căn bệnh khác chứng không dung nạp thực phẩm hay không. Bạn có thể tìm hiểu qua các trang web về những bệnh sau đây:

Hội chứng đường ruột kích thích. Do đường ruột của trẻ còn rất yếu nên dễ bị tác động bên ngoài nếu ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

Trẻ bị căng thẳng và rối loạn lo âu, do thường xuyên gặp phải những vấn đề trái ý, hoặc bị ép ăn những thức ăn mà trẻ không thích.

Trẻ không dung nạp lactose hoặc bị bệnh celiac, viêm ruột, dị ứng do ăn phải thực phẩm bẩn,…

Các bộ phận tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm. Bất kì một vấn đề nào cũng có thể gây ảnh hưởng cho đường ruột của trẻ. Nên trong chế độ ăn uống của các bé mẹ nên chú ý vừa giữ gìn vệ sinh, vừa lựa chọn thực phẩm sáng suốt.

Phân biệt giữa chứng không dung nạp thực phẩm và chứng dị ứng do thực phẩm ở trẻ.

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chứng không dung nạp thực phẩm hoàn toàn khác với chứng dị ứng do ăn phải thức ăn kém chất lượng. Chúng tôi sẽ phân biệt hai loại bệnh này như sau:

Trẻ em bị dị ứng thực phẩm:

  • Dị ứng thực phẩm là một phản ứng ở hệ thống miễn dịch khi phát hiện ra vi trùng cơ thể sẽ phản ứng để tự bảo vệ. Khi đó, Hệ thống miễn dịch sẽ vô tình xem các protein mà thức ăn cung cấp thành những mối đe dọa.
  • Khi trẻ bị dị ứng , có thể hình thành những triệu chứng như phát ban bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể, Thở khó khăn, khò khè, ngứa rát. Những triệu chứng này xảy ra sau khi ăn rất nhanh chóng, thường chỉ ăn một lượng nhỏ là đã có thể gây ra tình trạng dị ứng thực phẩm.
  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ em bao gồm sữa, trứng, cá, động vật giáp xác,… và thường được xác định rõ ràng từ sớm.
  • Dị ứng có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.
Trứng có thể gây dị ứng ở trẻ nhỏ

Trẻ bị chứng không dung nạp thực phẩm:

Khi trẻ không dung nạp thực phẩm, nó hoàn toàn không hề liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch, không phải phản ứng dị ứng và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đến tính mạng của trẻ.

Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi ăn vài giờ và xuất hiện chậm rãi.

Trẻ chỉ bị chứng không dung nạp thực phẩm nếu ăn một lượng lớn loại thực phẩm mà chúng không dung nạp được.

Dị ứng có thể do duy nhất 1 loại thực phẩm gây ra còn vấn đề không dung nạp thức ăn có thể do nhiều loại thực phẩm gây ra cùng 1 lúc.

Nguyên nhân gây ra chứng không dung nạp thực phẩm ở trẻ em?

Cho đến nay vẫn khó để giải thích nguyên nhân gây ra chứng không dung nạp thực phẩm.

Nếu các triệu chứng ở trẻ xảy ra sau khi trẻ uống sữa thì đó có thể là chứng không dung nạp lactose. Chứng tỏ trẻ không thể tiêu hóa được lactose( đường trong thành phần của sữa và các sản phẩm làm sừ sữa như pho mát, sữa chua).

 Một vài trẻ sẽ không dung nạp được các loại như lúa mì và thực phẩm tạo ra từ lúa mì dẫn đến tiêu chảy, đầy bụng và đôi khi là trúng gió.

Ngoài ra, một số loại phụ gia thực phẩm ( Bột ngọt, cafein trong một số loại nước uống, đường tạo ngọt, chất bảo quản trong đồ ăn đóng hộp,…)hoặc hóa chất có trong thực ăn chưa được làm sạch cũng có thể gây ra tình trạng không dung nạp thức ăn. Đôi khi ô nhiễm (các loại độc tố, vi khuẩn, ký sinh trùng trong môi trường bám vào thực phẩm) cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Kiểm soát tình trạng không dung nạp thức ăn ở trẻ.

Nếu bạn chắc chắn trẻ bị chứng không dung nạp thực phẩm và biết chắc chắn là loại thực phẩm nào thì cách để kiểm soát điều này là ngừng ăn thức ăn đó một lúc rồi ăn lại với số lượng nhỏ hơn, đồng thời theo dõi lượng thức ăn mà trẻ ăn vào không gây ra triệu chứng gì.

 Kiểm tra thành phần của thực phẩm khi chọn thực phẩm đóng hộp cho trẻ.

Khi nào thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ bị chứng không dung nạp thực phẩm?

Nếu bạn không chắc trẻ có thực sự bị chứng không dung nạp thực phẩm hay là một chứng bệnh khác hoặc các triệu chứng diễn biến thất thường thì nên đưa trẻ đến thăm khám ở bệnh viện.

Nếu trẻ bị những triệu chứng do đường tiêu hóa như:

Trẻ chậm lớn, kén ăn, chậm phát triển hơn các bạn cùng trang lứa.

Trẻ chán ăn

Các chế độ ăn uống luôn không vừa ý trẻ, trẻ không dung nạp được rất nhiều loại thực phẩm. Nếu loại bỏ hết có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Trẻ bỗng dưng phản ứng một cách đột ngột, tình trạng nghiêm trọng khi ăn một loại thực phẩm nào đó, trường hợp này có thể trẻ đã bị trúng độc.

Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc và dị ứng thực phẩm cũng vậy, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chủ quan.