Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nó như là một hệ thống phòng thủ vững chắc để giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể. Từ khi sinh ra, trẻ đã được hưởng sự ban tặng kháng thể từ người mẹ và sau đó trải qua những năm tháng sơ sinh trẻ lại được tăng cường hệ miễn dịch từ nguồn sữa mẹ.
Tuy rằng hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ đã khá hoàn thiện hơn giai đoạn sơ sinh nhưng nó chưa đủ mạnh như hệ miễn dịch của người lớn. Việc cải thiện sức mạnh của trẻ nhỏ là hoàn toàn có thể. Vì vậy để con bạn có được sức khỏe tốt thì việc đầu tiên mà cha mẹ nên làm là nâng cao kháng thể và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Cách tôi hiểu về hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là một hệ thống có mạng lưới bảo vệ tự nhiên của các protein và tế bào hình thành khá phức tạp nhằm giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Khi có các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng… tấn công vào cơ thể thì các bạch cầu trong cơ thể sẽ nhận được tín hiệu nhận diện các vật thể lạ và phát ra phản ứng phù hợp để chống lại nhiễm trùng và tạo ra các kháng thể. Các kháng thể protein chống lại nhiễm trùng và đánh bật các yếu tố đó ra ngoài, ngăn chặn được bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy mà khi cơ thể con người có dấu hiệu sốt, ho là những dấu hiệu hệ thống miễn dịch trong cơ thể đang được kích hoạt.
Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ sẽ phát triển như thế nào?
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã được truyền kháng thể từ người mẹ sang con qua nhau thai vào những tháng cuối của thai kỳ. Các kháng thể này ở trẻ nhiều hay ít là phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của người mẹ. Chính những kháng thể ban đầu này giúp trẻ có thể an toàn sau quá trình sinh nở. Một điều kỳ diệu nữa là chính quá trình sinh thường khiến trẻ sẽ được hưởng một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột từ trong âm đạo của người mẹ trong quá trình sinh nở giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Ở một số trường hợp trẻ sinh non, trẻ không được nhận trọn vẹn kháng thể từ mẹ. Cơ thể trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và các bệnh tật xâm nhập vì hệ thống miễn dịch còn quá non yếu. Lâu dài về sau, những đứa trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch kém hơn những đứa trẻ sinh đủ tháng, vì vậy, cha mẹ cần chủ động nói chuyện với bác sĩ để cải thiện hệ miễn dịch cho bé.
Những năm tháng đầu đời, đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn. Nguồn sữa mẹ ban đầu này có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển hệ thống miễn dịch của bé về sau. Khoa học đã chứng minh nguồn sữa non được sản xuất đầu tiên bởi người mẹ sau sinh có chứa rất nhiều kháng thể chống lại nhiễm trùng. Thật tuyệt vời nếu trẻ được truyền hệ miễn dịch mới từ nguồn sữa non này của mẹ ngay từ khi mới sinh ra.

Một hệ miễn dịch tốt trong những năm tháng đầu đời là nền tảng và có tác động lâu dài cho sức khỏe trẻ.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch bẩm sinh nhận được từ người mẹ mang tính chất thụ động không tồn tại được lâu dài chỉ sau vài tháng thì nó sẽ giảm vì vậy muốn duy trì một hệ miễn dịch phát triển ổn định thì cần có phương pháp kịp thời để bổ sung, bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
Muốn duy trì được hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ thì cần phải chủng ngừa và tiêm phòng vắc xin cho trẻ ngay từ năm đầu đời.Chính hệ miễn dịch đáp ứng giúp cơ thể tiếp xúc với những kháng nguyên, tác nhân gây bệnh. Sau đó hình thành khu trí nhớ miễn dịch, giúp bổ sung hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ nhỏ chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và thoát khỏi các nguồn bệnh tật đang tiềm ẩn xung quanh đe dọa đến cơ thể còn non yếu của trẻ.
Rất nhiều bà mẹ than phiền rằng đến tầm sau 6 tháng trở đi trẻ nhỏ thường hay đau ốm vặt, thực tế đây là lúc cơ thể con bạn đang phát triển các kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch. Những kháng thể được sản xuất lúc này lại là lớp lót bạc để chống chọi lại căn bệnh tương tự trong tương lai gần.
Để hệ miễn dịch của trẻ nhỏ luôn đảm bảo phục vụ cho cơ thể khi cần thiết thì chúng ta cần có những biện pháp tối ưu để hỗ trợ.Sau đây chúng tôi muốn đưa ra một số gợi ý cho các bạn tham khảo.
1. Nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời
Trong nguồn sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các chất béo, protein, đường, men vi sinh và kháng thể có tỉ lệ cân đối về thành phần và số lượng để hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của bé.Các bà mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 2 năm đầu đời.
Tất cả các kháng thể được truyền từ mẹ sang con thông qua nguồn sữa mẹ, tuy nhiên kháng thể từ nguồn sữa mẹ lại không có khả năng miễn dịch với một số bệnh tật nguy hiểm như bại liệt, sởi…Và đôi khi vì một lý do nào đó mà các bà mẹ không thể cho con bú sữa mẹ thì việc thiết yếu đầu tiên là cha mẹ nên nhanh chóng chọn một biện pháp khác phù hợp để bổ sung kịp thời những kháng thể còn thiếu hụt cho hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ.
2. Tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi mới sinh
Tiêm phòng là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn để bảo vệ trẻ nhỏ tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch của trẻ có thể ghi nhớ và kích hoạt phản ứng miễn dịch ngăn chặn bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào khi xuất hiện các loại vi khuẩn, virus tương tự làm hại cơ thể trong tương lai.

Cha mẹ hãy theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chích ngừa đầy đủ các mũi tiêm theo quy định để trẻ được bảo vệ an toàn trước các nguồn bệnh tật nguy hiểm.
3. Cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống cân đối, hợp lý, lành mạnh là ngọn nguồn của một cơ thể khỏe mạnh với hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ. Bạn nên có một lịch trình ăn uống phù hợp cho trẻ, nên cân đối giữa các nguồn thức ăn từ động vật và rau, củ, quả. Trong thực đơn ăn dặm của trẻ phải có trái cây và rau quả. Một số loại rau, củ, quả như: bông cải xanh, cà chua rau bina, dâu tây, bưởi, ổi, các loại đậu…có nhiều dưỡng chất thiết yếu và có một hệ thống miễn dịch rất lớn cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa, protein, kẽm, sắt, magie… tác động tích cực lên hệ miễn dịch, góp phần quan trọng chống lại bệnh tật.

Chính vì vậy, cần đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn của trẻ và sẵn sàng cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi.
Ngoài ra trong quá trình chế biến các món ăn dặm cho trẻ nhỏ các bạn nên đặc biệt chú ý sử dụng một số thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể như tỏi, hạnh nhân, bông cải xanh…Trong những thực phẩm này có những thành phần rất tốt để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
4. Cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu, ngon là liều thuốc rất tốt cho sức khỏe của trẻ.Tình trạng thiếu ngủ xảy ra thường xuyên là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Bạn nên đảm bảo đủ số giờ quy định cho giấc ngủ của bé và nên có giấc ngủ ngắn trong ngày và giấc ngủ ngon vào ban đêm để có thể khôi phục năng lượng đã hao tổn, tăng cường hệ thống miễn dịch và phát triển trí não cho bé.
5. Cung cấp các chất bổ sung
Sữa mẹ và thức ăn trẻ em là nguồn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn muốn cho trẻ áp dụng thêm bất kì một thực phẩm bổ sung nào cho trẻ thì cũng nên thảo luận với bác sĩ. Và nên nhớ là chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, chẳng hạn như sau một liệu trình điều trị bằng kháng sinh, trẻ sẽ bị rối loạn vi khuẩn đường ruột, bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh phù hợp để tái tạo vi khuẩn đường ruột cho trẻ.
6. Để trẻ sống trong một môi trường sống an toàn, đảm bảo vệ sinh
Một môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, hợp vệ sinh, không bụi bẩn, không khói thuốc sẽ bảo vệ hệ thống miễn dịch của bé khỏi bị tấn công.
Bạn cần đảm bảo môi trường trong nhà luôn sạch sẽ. Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo sạch cho bé, tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch hàng ngày.
Khói thuốc lá làm tổn hại rất lớn đến hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản, viêm tai giữa…khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc. Cha mẹ hãy nên vì sức khỏe của con mình mà bỏ thuốc lá hoặc hạn chế việc cho trẻ vui chơi ở gần những người đang hút thuốc.
Bé của bạn đang trong giai đoạn cần thích ứng với môi trường bên ngoài. Đây là giai đoạn đầy thử thách cho sức khỏe và hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ. Bạn cần hỗ trợ con mình để con mình có thể phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.