Hiện tượng co giật do sốt ở trẻ nhỏ – xử trí thế nào cho đúng?

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân  như virus, vi khuẩn gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sốt cao dẫn đến hiện tượng co giật khiến nhiều bố mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ hãi và rối trí không biết nên xử lý như thế nào? Tại bài viết này, sẽ giúp bố mẹ có một cái nhìn khách quan nhất về hiện tượng co giật do sốt ở trẻ nhỏ.

Khái quát về hiện tượng sốt co giật

Sốt là một biểu hiện trên cơ thể của trẻ nhỏ khi nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên đột ngột. Nếu bé sốt quá cao, từ 39 độ C trở lên, bé rất có thể phải đối mặt với tình trạng co giật do sốt. 

Độ tuổi mà các trẻ nhỏ có thể gặp phải tình trạng co giật do sốt ít nhất là 3 tháng tuổi và tối đa là 5 tuổi. Sau 5 tuổi, hiện tượng này sẽ tự hết, không còn xảy ra nữa.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng sốt co giật, các bác sĩ chuyên khoa đã giải thích rằng bộ não của các bé dưới 6 tuổi chưa phát triển được hoàn thiện. Do vậy sự thay đổi của thân nhiệt một cách bất thường sẽ khiến cơ thể bé vô cùng nhạy cảm. Thân nhiệt tăng cao đột ngột khiến não bộ không thích ứng kịp nên dẫn đến hiện tượng này. Ngoài ra, theo các cụ, các bà ngày xưa vẫn thường bảo nhau rằng sốt co giật là do máu của thế hệ đi trước, tức là nó có liên quan đến gen di truyền.

bé bị sốt co dật vô cùng nguy hiểm
bé bị sốt co dật vô cùng nguy hiểm

Co giật do sốt ở trẻ nhỏ được phân thành 2 loại: đơn thuần và phức tạp. 

Sốt co giật đơn thuần khiến cơ thể bé có những cơn giật với độ dài dưới 15 phút và chỉ xuất hiện 1 lần trong vòng 24 giờ.

Sốt co giật phức tạp sẽ xuất hiện nhiều cơn giật mang tính cục bộ. Mỗi cơn co giật ở bé có thể kéo dài hơn 15 phút đồng hồ và sẽ có nhiều hơn 2 cơn giật chỉ trong vòng 24 tiếng. Theo các nghiên cứu trước đó, co giật phức tạp chiếm tỷ lệ đến 1/3 trong tổng số các ca sốt co giật ở trẻ nhỏ.

Diễn biến của hiện tượng sốt co giật

Co giật do sốt khởi phát khi cơ thể bé tăng nhiệt nhanh chóng. Thông thường, để xuất hiện cơn co giật do sốt ở trẻ nhỏ, thân nhiệt bé ở mức 40 độ C. Tuy nhiên, nhiều bé chỉ cần sốt 39 độ đã có thể gặp phải tình trạng co giật. Ở những bé sốt đến 41 độ C, co giật là điều tất yếu.

Trong khi bị co giật do sốt, các bộ phận như tay, chân bé có thể không có cảm giác, miệng có thể sùi bọt mép ra ngoài. Các cơn co giật dao động từ vài chục giây đến vài phút. Nếu bé chỉ co giật 1 lần duy nhất trong 24 giờ, bố mẹ không cần lo lắng vì hiện tượng này đơn thuần là bình thường, lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Đo nhiệt độ cho bé trẻ bị sốt
Đo nhiệt độ cho bé trẻ bị sốt

Trong trường hợp cơn co giật của bé kéo dài hơn 5 phút, bố mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân. Bởi những yếu tố bất thường này có mối liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, động kinh,…

Co giật do sốt ở trẻ nhỏ có tái phát không?

Theo các nghiên cứu y khoa, tỷ lệ tái phát co giật ở trẻ nhỏ ở mức rất cao, khoảng 25 – 50%. 

6 tháng sau khi xuất hiện cơn sốt co giật đầu tiên sẽ có tỷ lệ tái phát 50% ở cơn thứ hai.

Trong vòng 1 năm, sau cơn sốt co giật đầu tiên, xác suất xảy ra cơn thứ hai là 75%. Và tỷ lệ sẽ lên đến 90% trong khoảng 2 năm ngay sau cơn đầu.

Bé ở độ tuổi dưới 1 tuổi sẽ có xác suất tái phát co giật lên đến 50%.

Tỷ lệ co giật bởi hiện tượng động kinh ở trẻ nhỏ chiếm khoảng 2 – 5%. Để biết được bé có bị động kinh do sốt hay không, bố mẹ cần căn cứ vào thời lượng, tần suất xuất hiện cơn giật do sốt ở trẻ và các xét nghiệm y tế của các bác sĩ nhi khoa.

Sốt co giật – biểu hiện cho biết

Khi bé bị co giật do sốt, bé sẽ có các biểu hiện thường thấy như sau:

  • Thân nhiệt bắt đầu tăng cao, trên 38.5 độ C
  • Bé bắt đầu lịm đi, mắt mơ màng, hoặc đồng tử lộn lên phía trên khiến mắt trở nên trắng dã ra.
  • Các cơ tay chân co cứng, giật hoặc lắc cả 2 phía
  • Bé thở không đều
  • Bé nôn trớ, sùi bọt mép.

Mức độ nguy hiểm của sốt co giật ở trẻ nhỏ

Co giật do sốt đơn thuần hầu như không nghiêm trọng như mọi người vẫn thường hay lo lắng. Nó cũng ít khi hay hại cho cơ thể, ngoại trừ nó khiến bé trở nên mệt mỏi và biếng ăn hơn một chút. 

Nhiều người cũng lo lắng rằng trong quá trình bé lên cơn co giật do sốt quá cao sẽ khiến bé cắn phải lưỡi. Nhưng điều này không đúng. Bởi lý do là khi bé bị co giật, các cơ có xu hướng hơi co rút lại. Phần lưỡi cũng thế, nó sẽ hơi tụt nhẹ vào phía trong nên cắn lưỡi là điều không thể xảy ra. Do lo sợ bé cắn phải lưỡi nên nhiều mẹ đã dùng tay hoặc vật gì đó chèn vào miệng bé. Điều này đã vô tình khiến đường thở của bé bị che bớt, khiến bé khó hô hấp hơn.

Một nỗi lo khác cũng rất được quan tâm đó là có di chứng để lại sau hiện tượng sốt co giật hay không? Thì câu trả lời là nó thường không gây ảnh hưởng đến não, ngoại trừ các bệnh như viêm não hay viêm màng não do virus truyền nhiễm.

Cách xử trí bố mẹ cần biết khi bé bị sốt co giật

Khi bé có hiện tượng bị sốt bình thường, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

bé bị ốm sốt
bé bị ốm sốt
  • Cặp nhiệt độ thường xuyên, 30 phút một lần, ghi chú lại thân nhiệt của bé để dễ dàng theo dõi.
  • Đi tìm nguyên nhân xem bé sốt do đâu? Sốt do những mũi tiêm phòng, sốt do mọc răng, … Sốt co giật do những mũi tiêm phòng tuy có thể gặp nhưng thật sự là rất hiếm khi xảy ra.
  • Nới lỏng quần áo cho bé để giúp bé tản nhiệt cơ thể ra bên ngoài.
  • Cho bé uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol, nước trái cây giàu vitamin C như nước cam,… để đảm bảo rằng cơ thể bé không bị mất nước do nhiệt độ cơ thể tăng cao gây tình trạng háo nước.

Một khi bé có hiện tượng co giật, ngoài những điều cần làm trên, bố mẹ cũng cần đặc biệt chú ý các yếu tố dưới đây:

  • Đầu tiên bố mẹ cần phải thật sự bình tĩnh khi thấy con bị như vậy. Sau đó, đặt bé nằm nghiêng sang một bên trên một mặt phẳng chắc chắn, một chân duỗi thẳng, một chân co lên ép vào bụng để cho các dịch nhầy ở mũi, họng chảy ra ngoài, tránh bít tắc đường thở.
  • Tuyệt đối không túm tụm lại quanh bé sẽ khiến nồng độ CO2 tăng cao, nồng độ oxy giảm thấp sẽ khiến bé khó thở hơn.
  • Không nên tìm cách giữ chặt tay chân của bé. Chỉ nên cố định phần lưng cho bé giữ được ở tư thế nằm nghiêng.
  • Không dùng vật cứng như đũa hoặc tay người lớn để chặn miệng bé. Điều này sẽ khiến miệng bé bị tổn thương do bị vật cứng chọc vào.
  • Hạ sốt cho bé bằng cách chườm khăn ấm lên vùng trán, cổ, nách và bẹn. 
  • Khi cơn co giật kết thúc, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc đặt thuốc tại vùng hậu môn. 
  • Đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất và thông báo về tình trạng của bé để các bác sĩ có hướng xử lý và điều trị thích hợp.

Sốt co giật ở trẻ nhỏ rất thường gặp. Nó có cả mức nhẹ và nguy hiểm tùy vào nguyên nhân gây sốt. Do vậy, để có hướng xử trí đúng, bố mẹ cần phát hiện, theo dõi tình trạng sức khỏe của bé xem có dấu hiệu nào bất thường hay không. Trẻ nhỏ cần được bảo vệ sức khỏe một cách kỹ càng nhất để có một sự phát triển khởi đầu vững mạnh nhất!  

Có thể bạn quan tâm!

trẻ khóc nhiều về đêm