Chứng hăm da ở trẻ sơ sinh mẹ phải biết và cách điều trị

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Hiện tượng hăm xảy ra ở trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất phổ biến. Nó là một dấu hiệu tuy không có gì nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày sẽ gây nguy hiểm và rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết này để hiểu thêm về chứng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có những cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hăm là gì?

Hăm da là một dạng phổ biến của bệnh viêm da. Nó xuất hiện thành những mảng da có màu đỏ tươi ở những bộ phận có độ ẩm ướt cao như nách, bẹn và cổ của trẻ. 

Hăm da có nhiều loại, mà chủ yếu là hăm do tã, hăm do bí,… nên mẹ hay những người chăm sóc bé cần chú ý để tránh gây ra hiện tượng hăm da trên cơ thể của bé.

Triệu chứng biểu hiện trên da

Triệu chứng của hăm da gồm: ở vùng hăm da bị đỏ hồng lên, có độ sáng bóng, có thể chảy chút dịch lỏng như nước, hoặc cũng có thể xuất hiện những chấm nhỏ li ti dày đặc. Khi bị hăm da, bé sẽ cảm thấy bị đau rát. Nếu càng bị quần áo, khăn, tã cọ vào, hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, bé sẽ càng cảm thấy đau rát hơn, khó chịu hơn. Khi đó, bé sẽ càng quấy khóc nhiều hơn. Hăm da không chỉ khiến cho bé khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nên mẹ cần chú ý các biểu hiện, triệu chứng để có hướng xử lý kịp thời nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bé bị hăm

Ở một trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, tùy thuộc vào vị trí hăm da của bé mà có những nguyên nhân tác động khác nhau. Cụ thể:

Hăm tã

Hăm tã là tình trạng hăm da ở vùng mông và bẹn của bé khi vùng da này có thời gian tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu quá lâu. Nó sẽ gây kích ứng lên làm da nhạy cảm của bé. Hơn nữa, vùng háng, bẹn của bé có độ ẩm ướt cao, nên khi bỉm, tã của bé bẩn trong thời gian dài không được thay, bé sẽ rất dễ bị hăm.

Cọ xát nhiều và mạnh

Mặc tã, bỉm hay quần áo quá chật cũng là nguyên nhân gây hăm da cho bé. Vì vậy, dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức, bố mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi và có độ thông thoáng cao nhé.

Các chất kích ứng

Quần áo của bé nếu có sử dụng các chất tẩy rửa hay chất làm mềm vải không được làm sạch cũng rất dễ khiến bé bị hăm. Hay những thành phần có trong các loại kem dưỡng da của bé cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Da bé quá nhạy cảm

Ở các bé hay mắc bệnh về da như chàm, viêm da dị ứng cũng dễ bị hăm da hơn. Khu vực hăm ở các bé bị chàm, viêm da chủ yếu là ở mặt, cổ,… mà không phải ở háng, bẹn.

Cách phòng tránh chứng hăm ở trẻ sơ sinh

Cách tốt nhất để phòng ngừa chứng hăm ở trẻ là giữ cho các khu vực có nguy cơ cao luôn được sạch sẽ, khô ráo. Một vài cách đơn giản có thể giúp làm giảm khả năng phát triển chứng hăm trên da của bé là:

Thay tã, bỉm thường xuyên

Nếu bé bị hăm do nguyên nhân tã, bỉm bẩn. Mẹ cần loại bỏ ngay và luôn tã, bỉm bẩn ra khỏi người bé. Kèm theo đó là mẹ cần phải rửa sạch mông của bé bằng nước ấm hoặc các dung dịch khác đảm bảo an toàn. Hoặc mẹ có thể lau khô bằng khăn ẩm, bông gòn hoặc khăn lau riêng của trẻ em, nó cũng có thể làm sạch da. Tuyệt đối, mẹ không sử dụng khăn lau có cồn, có mùi thơm. Bởi nó có thể khiến tình trạng kích ứng da trở nên nghiêm trọng hơn.

Hoặc nếu mẹ không áp dụng đóng bỉm, tã cho bé, mẹ cũng có thể “thả rông”. Tuy nhiên, mẹ cần giữ cho bé luôn được sạch sẽ và khô thoáng nhé.

Sử dụng thuốc chống hăm thường xuyên

Sử dụng thuốc chống hăm chuyên dụng cho bé là cách tốt nhất phòng chống được tình trạng hăm ở trẻ. Thuốc chống hăm có thể được chứa trong tuýp hay trong lọ và được bán tại các quầy thuốc trên toàn quốc. Mẹ có thể mua được một cách dễ dàng mà rất ít tốn kém. Hãy tậu ngay một tuýp cho bé nhà mình ngay mẹ nhé.

Giữ tay của mẹ luôn được sạch sẽ

Nếu tay mẹ bẩn sẽ dẫn đến nguy cơ cao làm lây lan vi khuẩn hoặc nấm ra các bộ phận khác của cơ thể bé hoặc chính cơ thể mẹ hoặc cho những người khác.

Giữ cơ thể bé luôn được khô ráo

Các bộ phận khác ngoài mông, bẹn của bé như cổ, nách chân, nách tay cũng rất dễ bị hăm. Lý do là bởi, khi còn sơ sinh, bé chưa có khả năng giữ vững được cổ mình trong trạng thái thẳng đứng. Các ngấn cổ luôn trong tình trạng bị cằm hay nọng cằm che khuất. Thêm vào đó, nếu bé bị quá nóng dẫn đến chảy mồ hôi càng khiến các bộ phận này bị ướt, lâu dần dẫn đến hăm.

Sử dụng các mẹo dân gian

Mẹo dân gian xưa nay các bà, các mẹ truyền lại rất nhiều điều. Tuy nhiên, không phải điều nào cũng đúng và áp dụng được. Mẹ cần biết tìm hiểu, chọn lọc xem điều nào nên làm, và điều nào không. Ví như trong điều trị hăm cho bé, mẹ có thể sử dụng cách dùng các thảo dược thiên nhiên như lá trà xanh, cây cam kiềm, cỏ mần trầu,… để nấu nước tắm cho bé. Làm cách này sẽ giúp cho những phần da tổn thương của bé diệt được khuẩn, làm mát da, se khô nốt mụn, tránh rôm sảy, mụn nhọt.

Có nên đến gặp các bác sĩ nhi khoa khi bé bị hăm không?

Như đã được đề cập ở trên, hăm chỉ là một hiện tượng của căn bệnh viêm da thường thấy. Nó gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi, hay cũng có thể xuất hiện ở những người lớn tuổi, người bị bệnh gặp các vấn đề khó khăn trong việc đi lại, thường xuyên phải nằm một chỗ. Hăm không có gì nguy hiểm nếu như không được chăm sóc đúng cách. 

Nếu bé chỉ bị hăm bình thường, không có các dấu hiệu bất thường khác kèm theo, mẹ chỉ cần áp dụng một trong các cách điều trị, phòng chống đã được nêu trên. 

Nếu bé bị hăm ở mức độ nặng và có kèm các triệu chứng như sốt mẹ cần đưa bé đến các cơ sở chăm sóc y tế chuyên khoa – nơi có các bác sĩ có hiểu biết để được thăm khám, điều trị kịp thời. Nếu không, bé sẽ có các nguy cơ cao bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu,… rất khó điều trị và còn ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Hoặc khi phát hiện da có tình trạng bị hăm, cách tự điều trị tại nhà không có kết quả khả quan sau vài ngày mà những chỗ đó có dấu hiệu như lan rộng bất thường, bị rướm máu, hay chảy mủ, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý và đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Việc có một thói quen tốt trong việc chăm sóc em bé cũng là điều hoàn toàn cần thiết để giúp bé tránh được vấn đề hăm da ở trẻ. Mẹ hãy thật sự lưu tâm đến việc giữ cho da bé luôn được thoáng mát, tránh ẩm và bí khiến hơi không thoát được ra ngoài, tạo môi trường ẩm thấp cho vi khuẩn sinh sôi. Hay mẹ phải thay tã thường xuyên cho bé, vệ sinh vùng kín và sử dụng thuốc chống hăm thường xuyên.

Da của trẻ sơ sinh và trẻ em còn rất yếu và mỏng, rất dễ bị nhiễm trùng cho dù chỉ là trầy xước hay mẩn đỏ ở mức độ nhỏ. Hăm da là hiện tượng thường thấy nhưng bố mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan, lơ là. Hy vọng, với một số chia sẻ trên có thể giúp bố mẹ phần nào có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc con trẻ được tốt nhất và khỏe mạnh nhất.