Cung cấp chất sắt cho trẻ em

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

 Mọi chức năng sinh lý trong cơ thể đều được duy trì bởi những chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó, không thể không kể đến vai trò của sắt. Sắt là một loại khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Trong quá trình mang thai, mẹ cung cấp đầy đủ sắt cho bé thì trẻ sinh ra sẽ có lượng sắt đầy đủ. Nhưng khi em bé lớn lên, sau 4-6 tháng tuổi lượng sắt tích lũy trước đó có thể sẽ cạn kiệt đi và lúc này bé sẽ cần được bổ sung thêm chất sắt từ những loại thức ăn bên ngoài. Để tránh những bệnh do thiếu sắt gây ra thì các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé, bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt.

Các mẹ thường lo lắng con mình thiếu chất nên sẽ cho trẻ ăn đầy đủ, do đó khẩu phần ăn uống của bé luôn phong phú. Nhưng nếu bạn không quá chắc chắn con mình có đang đủ sắt trong cơ thể hay không thì nên tham khảo bài viết dưới đây để có nhiều hiểu biết hơn. 

Phân loại chất sắt trong thực phẩm

Trong thực phẩm có chứa chất sắt thường sẽ được chia vào hai nhóm: Nhóm thực phẩm chứa sắt heme và nhóm không chứa sắt heme.

Nhóm thực phẩm chứa sắt heme bao gồm: các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt các loại ( lợn, trâu, bò, gia cầm,…) và hải sản.

Nhóm các thực phẩm không chứa sắt heme bao gồm: những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, ngũ cốc, và các loại đậu.

Trẻ nhỏ cần bao nhiêu sắt là đủ?

Một nghiên cứu đến từ học viện Nhi khoa ở Hoa kỳ cho biết trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 7 mg sắt mỗi ngày. Những loại thực phẩm cung cấp chất sắt mà trẻ từ 1 -3 tuổi nên tiêu thụ bao gồm các loại cây họ đậu, thịt các loại ( thịt lợn, thịt gia cầm,…), ngũ cốc và các loại hạt, ngoài ra còn cần thêm rau xanh. Tức là bổ sung đầy đủ cả 2 nhóm thực phẩm chứa sắt heme và sắt không heme như đã nói ở trên.

Tuy nhiên, sắt heme thì được cơ thể hấp thụ nhiều hơn so với sắt không heme. Trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C (chanh, ổi, súp lơ, cam, cà chua, khoai tây,…) cùng với những thực phẩm không chứa sắt sẽ giúp cho khả năng hấp thụ và phát huy tác dụng của chất sắt tốt hơn. 

Tại sao trẻ từ 1 đến 3 tuổi lại cần nhiều sắt?

Đối với cơ thể, sắt rất quan trọng. Sắt là một loại khoáng chất giúp cơ thể sản xuất ra hemoglobin (thành phần trong máu), là một loại protein quan trọng trong quá trình vận chuyển 2 chiều, oxy từ phổi đến các mô cơ quan và carbon dioxide từ các mô về phổi.

Ngoài ra, sắt còn giúp tạo ra các chất cần thiết sau:

Myoglobin:

 Đây là một loại protein có màu đỏ đặc trưng. Myoglobin giúp cơ thể của chúng ta có thể liên kết, vận chuyển và lưu giữ oxy, hỗ trợ sự trao đổi chất giữa các cơ và đảm bảo cho các mô liên kết phát triển bình thường.

Năng lượng:

Các enzim chứa sắt sẽ giúp cho quá trình trao đổi năng lượng hình thành ATP (Adenosine Triphosphate – tiền tệ năng lượng) từ thức ăn được diễn ra trôi chảy. Đây là nguồn bổ sung năng lượng tối ưu cho cơ thể.

Hệ thần kinh:

Để trẻ phát triển hệ thần kinh một cách khỏe mạnh không thể không có sự tham gia của sắt. Thiếu sắt trong giai đoạn còn trong bụng mẹ và lúc sau sinh có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Ngoài ra, sắt còn có nhiều chức năng khác như giúp cơ thể trẻ tổng hợp DNA, điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể, giúp cho hệ miễn dịch và sản xuất ra các loại hóc môn khác. Nếu trẻ trong giai đoạn này không được cung cấp đầy đủ sắt thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

Thế nào là thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ? 

Nếu lượng sắt trong cơ thể trẻ rất thấp thì chứng tỏ đứa trẻ đó có thể đã bị thiếu sắt. Khi trẻ không được chăm sóc kịp thời và thiếu sắt trong thời gian dài dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là trẻ có thể bị thiếu máu. tức là nồng độ hemoglobin trong cơ thể giảm xuống quá mức tối ưu mà cơ thể có thể chịu đựng.

Hemoglobin rất cần thiết cho quá trình sản xuất ra tế bào hồng cầu, nếu không có đủ hemoglobin thì hồng cầu trong cơ thể khó có thể tổng hợp được và dẫn đến cơ thể bị thiếu máu. Đặc biệt, trẻ uống quá nhiều sữa bò vào thời điểm mới tập đi thường cũng dễ bị thiếu sắt, do lượng sắt trong sữa bò không đủ nhiều, nó chỉ đem lại cảm giác no bụng cho trẻ thôi.

Chú ý: Tránh ăn những thực phẩm chứa canxi cùng lúc với những thực phẩm chứa sắt. nguyên nhân là do chúng sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất sắt không phải heme ( ít hơn khoảng 50% so với bình thường ). Thay vào đó hãy dùng các thực phẩm chứa Vitamin C để cơ thể trẻ hấp thụ sắt tốt hơn.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ từ 1- 3 tuổi thiếu máu do thiếu sắt.

Nếu bạn đang thắc mắc về các dấu hiệu và triệu chứng để biết đứa trẻ của bạn có đang bị thiếu máu do thiếu sắt hay không thì bạn có thể tham khảo phần dưới đây:

·         Quan sát màu da của trẻ và thấy nhợt nhạt, đổi vàng ( nhất là những phần da xung quanh ngón tay và mí mắt trẻ ).

·         Móng tay của trẻ rất giòn, bị cong vào trong như hình của một cái thìa.

·         Môi của bé, đặc biệt là khóe miệng bị khô, nứt.

·         Bạn bảo bé thè lưỡi ra và quan sát xem lưỡi của bé có đang bị sưng hoặc đau hay không.

·         Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt có thể cảm thấy khó chịu, thường xuyên mệt mỏi và tỏ ra kiệt sức  dẫn đến tính khí của trẻ thay đổi thất thường và nổi cáu.

·         Trẻ thiếu tập trung khi làm việc gì đó trong thời gian dài.

·         Để ý khi bé ăn có thể sẽ không thấy ngon miệng. Bị rối loạn ăn uống, thích ăn những thứ không ăn được như đá, phấn, đất,…

·         Tim trẻ đập rất nhanh, lá lách to ra.

Nếu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ra diễn ra trong thời gian dài và có tiến triển bất thường thì bạn nên quan tâm hơn, trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ và xin sự trợ giúp từ các loại thuốc thích hợp với trẻ. Vì nếu không, tình trạng này có thể gây ra những dấu hiệu bất thường, nguy hiểm đến hành vi và các chức năng não của trẻ.

Bạn hãy chú ý, cái gì quá nhiều cũng không tốt. Do đó, cần quan tâm cung cấp vừa đủ chất sắt cho bé, không thiếu và không thừa.

Các loại thực phẩm bổ sung chất sắt cho trẻ.

Các mẹ đang loay hoay không biết nên lựa chọn những loại thực phẩm nào giàu chất sắt phù hợp với trẻ. Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm được chúng tôi liệt kê dưới đây .

Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể kể đến như lúa mì, lúa mạch,  gạo lứt, rau dền,… là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể. Ngoài ra, còn cung cấp các chất khác như chất xơ, vitamin B,…

Bạn có thể tạo những bữa ăn vừa bắt mắt lại lành mạnh cho bé bằng cách phối kết hợp các loại trên, hoặc bạn cũng có thể cho trẻ ăn những sản phẩm được chế biến từ chúng như mì, bánh, ngũ cốc,… đó cũng là lựa chọn sáng suốt.

Một số loại hải sản

Các loại hải sản như: Tôm, cá, sò hến,…rất giàu protein và các loại vi chất dinh dưỡng như sắt, i ốt.

Bạn nên lựa chọn những loại hải sản không khiến bé dị ứng và chế biến các món ăn như súp, mì,.. để kết hợp với hải sản cho bữa ăn của trẻ ngon hơn.

Các loại thịt động vật

Các loại thịt nạc và thịt gia cầm là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Những loại thịt gia cầm như gà, thịt cừu là những lựa chọn tốt cho bữa ăn của trẻ. Các loại thực phẩm này vừa dồi dào chất sắt, vừa dễ tiêu hóa. Trung bình cứ 3 mg sắt/ 3 ounce thịt cừu, tỉ lệ này ở thịt gà là 1,1 mg sắt /3 ounce ức gà.

Các loại rau xanh

Các loại như rau cải xoăn, cải xanh, bông cải,…chứa nhiều sắt và chất dinh dưỡng (vitamin A, Các hợp chất hoạt tính, chất xơ,…) rất tốt cho sức khỏe của bé. Trẻ từ 1 -3 tuổi cần được cung cấp ít nhất 1 chén rau xanh ( chín hoặc sống) mỗi ngày. Bạn có thể thêm chút nước chanh vào rau hoặc làm salad rau có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt ở trẻ.

Ngũ cốc

Trung bình có 4,5 đến 18 mg sắt / 1 cốc ngũ cốc, 6,92g sắt/ 28 g yến mạch và 3,8 mg sắt / 12g lúa mì. Chứa lượng sắt đáng kể như vậy nhưng bạn cần đảm bảo rằng đã lựa chọn chúng một cách cẩn thận và đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm trước khi cho trẻ sử dụng.

Các loại trái cây

Các mùa khác nhau sẽ có những loại trái cây khác nhau, chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, ở thời nay bạn có thể kiếm được đủ loại hoa quả kể cả khi không phải mùa của chúng. Những loại như dưa hấu, mơ, lựu, dâu, nho,… là những loại trái cây giàu chất sắt mà bạn có thể bổ sung cho bé hằng ngày.

Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp sau khi rửa sạch sẽ và gọt vỏ hoặc đưa chúng vào những món ăn 1 cách hợp lý và đầy sáng tạo để trẻ ăn sẽ là 1 gợi ý rất tốt.

Nói hoa quả rất tốt cho sức khỏe của trẻ không những do chúng chứa sắt mà còn bởi trong đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Từ chất xơ, vitamin, cho đến các chất khoáng quan trọng.

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, nó là nguồn cung cấp sắt, vitamin A, D và một số chất dinh dưỡng khác. Cả phần lòng đỏ và lòng trắng của trứng đều có hàm lượng dinh dưỡng cao. Một quả trứng được nấu chín sẽ chứa khoảng 1, 68 mg sắt. Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi có thể ăn trọn 1 quả trứng. Trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, bạn có thể luộc nguyên quả, chiên hoặc nấu trứng cùng với những thực phẩm khác.

Hãy chắc chắn rằng bạn chọn lựa được những quả trứng chất lượng nhất. Có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Việc làm này sẽ giúp trẻ tránh được những vấn đề như ngộ độc hay dị ứng do ăn phải trứng không tốt. 

Một số loại đầu

Các món ăn như cà ri, súp, món hầm… là những món ăn mà bạn có thể kết hợp cùng các loại đậu để nấu cho trẻ ăn. Những loại đậu giàu chất sắt có thể kể đến như đậu tương, đậu đen, đậu hà lan, đậu lăng,…bạn có thể tìm mua ở chợ hoặc các siêu thị. 

Hoa quả được sấy khô

Tương tự như trái cây tươi, hoa quả được sấy khô cũng chứa một lượng sắt lớn. Những loại như nho, chà là, sung, mận,… được sấy khô là những loại có nhiều chất sắt và chất xơ, các vi chất dinh dưỡng.

Có nhiều cách cho hoa quả khô vào bữa ăn của trẻ như ăn trực tiếp, nghiền, hoặc cắt nhỏ và thêm vào ngũ cốc, sữa, sinh tố để bé ăn nhằm tăng hương vi của chúng. Bạn có thể coi chúng như những thức ăn nhẹ, ăn “vui vui” thay vì cho chúng ăn các loại chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. 

Các loại quả hạch

Hạnh nhân, hạt thông, óc chó, điều,… là những loại quả hạch cung cấp một lượng sắt tốt cho khẩu phần ăn của bé.

Bạn có thể rang, nghiền bột,… chúng và cho vào các loại đồ uống như sữa, sữa chua, sinh tố như một thứ hỗn hợp ngon miệng và mới lạ.