Co giật do sốt ở trẻ là những cơn co giật có thể xảy ra khi trẻ bị sốt, cảm,…Thời điểm xảy ra co giật do sốt thường vào độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi.
Khi trẻ bị sốt cao kèm với co giật khiến cho phụ huynh rất lo lắng và không biết nó sẽ nguy hiểm hay không và thời gian diễn ra cơn co giật bao lâu. Đặc biệt là khi trẻ bị co giật do sốt lần đầu tiên trong đời.
Tuy nhiên, không phải cơn co giật nào cũng gây nguy hiểm cho trẻ. Những cơn co giật này phần lớn là vô hại và trẻ sẽ khôi phục hoàn toàn sau đó. Nhưng cũng không thể phòng trừ các trường hợp co giật nặng và kéo dài. Vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn co giật do sốt.
Để chắc chắn, bạn không nên chủ quan trong bất kỳ trường hợp trẻ bị co giật nào. Thấy dấu hiệu nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, sốt không giảm và diễn ra co giật thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để trẻ được thăm khám cho chắc chắn và đề phòng những rủi ro không đáng có.
Những dấu hiệu cho thấy một cơn co giật do sốt ở trẻ.
Để chắc chắn cơn co giật của con xuất phát từ do chúng đang sốt cao hay là nguyên nhân nào khác thì bạn có thể tham khảo những dấu hiệu dưới đây:
Ở trẻ nhỏ, cơn co giật do sốt thường sẽ kéo dài dưới 5 phút.
Những cơ ở tay và chân của trẻ có thể trở nên cứng ngắc và trẻ sẽ bắt đầu co giật sau đó.
Trẻ thường ngã và bất tỉnh, mơ hồ và không tỉnh táo.
Ngoài ra, trẻ có thể bị ốm và miệng sùi bọt mép, phần mắt trợn ngược.
Sau khi cơn co giật ở trẻ diễn ra, trẻ có thể cảm giác buồn ngủ và ngủ sau đó trong trạng thái mê man. Những cơn co giật như thế này có thể sẽ chỉ xảy ra khoảng 1 lần trong suốt thời gian con bạn bị sốt.
Ở trường hợp khác, cơn co giật do sốt ở trẻ có thể kéo dài hơn 15 phút và trẻ chỉ bị co giật ở một số bộ phận nào đó trên cơ thể thay vì toàn bộ. Các triệu chứng của bệnh có thể chỉ ảnh hưởng đến 1 vùng nhất định. Trường hợp này có thể được xem là co giật do sốt phức tạp. Khác với những cơn co giật bình thường đã kể trên là nó có thể diễn ra thêm 1 lần nữa trong vòng 24 giờ sau lần co giật đầu tiên hoặc trong thời gian trẻ bị sốt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ xuất hiện co giật khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40 độ C và khi nhiệt độ lên tới 41 độ C thì xác suất xảy ra động kinh có thể đạt gần 100%. Phần lớn những cơn co giật do sốt sẽ khỏi hoàn toàn sau đó, không tái phát và sẽ không dẫn đến động kinh về sau này.
Các việc nên làm khi trẻ bị sốt:
Những đứa trẻ thường rất yếu, dù bất kỳ một thay đổi về sức khỏe nào cũng có thể khiến những người làm cha, làm mẹ lo lắng và bất an. Khi trẻ bị sốt cao, chẳng may trẻ bị co giật thì điều này sẽ thật tồi tệ cho những phụ huynh chưa có kinh nghiệm. Do đó, việc tìm hiểu những điều cần làm khi trẻ bị những cơn co giật do sốt là rất cần thiết. Các mẹ có thể tham khảo phần dưới đây:
Nếu trẻ gặp phải tình trạng trên, tốt nhất người lớn hãy cho trẻ nằm ở một vị trí cố định, cân bằng, không lay động cơ thể trẻ. Hãy ở bên chăm sóc trẻ và cố gắng bình tĩnh ghi nhận lại cơn co giật kéo dài trong thời gian bao lâu.
Không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì, kể cả thuốc, cần cẩn thận phòng trường hợp trẻ vô tình cắn vào lưỡi. nó sẽ rất nguy hiểm.
Như đã nói ở trên, khi nhiệt độ quá cao trẻ có thể bị co giật. Do đó, việc hạ thấp thân nhiệt cho trẻ ngay lập tức là rất cần thiết. Hãy nới rộng quần áo của trẻ, đặt trẻ nằm trong phòng hoặc không gian thoáng khí, tránh gió lùa vào và tiến hành chườm mát toàn thân,…Tuy nhiên tình trạng cũng có thể sẽ thuyên giảm chậm hoặc không giảm.
Nếu sau khi thực hiện những việc trên mà vẫn chưa có hiệu quả hoặc xảy ra những tình huống phức tạp hơn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Vậy trường hợp nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?
Đó là lần đầu tiên trẻ bị co giật. Nguyên nhân là có thể những người lớn trong gia đình chưa có đủ kinh nghiệm để giải quyết chính xác nahats.
Cơn co giật bình thường sẽ kéo dài dưới 5 phút, nhưng nếu con co giật hơn 5 phút và không có dấu hiệu sẽ dừng lại.
Bạn cảm nhận, nghi ngờ rằng cơn co giật này khác thường và nó có thể do một căn bệnh nghiêm trọng khác gây ra. Ví dụ như bệnh Viêm màng não.
Khi bạn cảm thấy con bạn đang gặp rắc rối về hơi thở. Trẻ bị khó thở.
Khi chưa chắc chắn về bất kì điều gì, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhà nhất để kiểm tra. Bạn sẽ không thể biết trước điều gì sẽ có thể xảy ra.
Hỏi ý kiến của bác sĩ.
Khi gặp bác sĩ, bạn hãy nói ra những quan sát trước đó của mình về tình trạng co giật của trẻ cho bác sĩ được biết. Bác sĩ có thể thông qua những mô tả của bạn để biết được những điều đã xảy ra. Nguyên nhân là có thể tình trạng co giật diễn ra trước khi trẻ được đưa đến gặp bác sĩ. Để giúp cho quá trình chẩn đoán của bác sĩ được chính xác hơn thì bạn nên để ý một số điều.
Những điều cần lưu ý khi trẻ bị co giật do sốt:
Thời gian kéo dài của co giật kinh ở trẻ.
Những dấu hiệu, triệu chứng đã xảy ra với trẻ. Ví dụ như cơ thể có dấu hiệu cứng lại, hoặc cơ tay và chân cứng, co giật, mắt trừng trừng, mất ý thức và có thể sùi bọt mép ở miệng.
Xem xét tình hình trẻ có bình phục trong vòng 1 giờ sau khi diễn ra co giật không.
Và nhớ lại trước đây trẻ đã bị co giật, động kinh lần nào chưa?
Nếu chưa thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân của cơn co giật, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để biết chính xác hơn. Như là xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Việc đưa trẻ đến bệnh viện là một điều cần thiết bởi lẽ các triệu chứng ở trẻ có thể diễn biến bất thường và phức tạp, trẻ dưới 12 tháng tuổi còn nguy hiểm hơn vì chúng chưa thể nói và tình trạng khó lường.
Những nguyên nhân dẫn đến co giật do sốt:
Người ta nói co giật do sốt liên quan đến việc nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao nhưng nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó lại chưa được xác định rõ ràng.
Cũng không thể loại trừ yếu tố di truyền. Khả năng co giật sẽ tăng lên nếu một thành viên nào đó trong gia đình có tiền sử bị co giật khi sốt.
Phần lớn các trường hợp nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ cao ở trẻ là do nhiễm trùng. Bị các bệnh như thủy đậu, cảm cúm, viêm tai giữa và viêm amidan cũng có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao và trẻ bị co giật.
Có một trường hợp nên đề cập đến, dù nó rất hiếm đó là trẻ bị co giật sau khi tiêm phòng.
Đó là những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng co giật ở trẻ nhỏ vậy nên làm như thế nào nếu trẻ bị tái phát sau khi vừa bị co giật cách đó một khoảng thời gian không lâu. Hay nói cách khác là cần phải làm gì để tránh tình trạng co giật tái phát.
Cơn co giật có thể tái phát thêm một lần nữa.
Cứ 1 trong 3 trẻ đã từng bị co giật do sốt sẽ có nguy cơ co giật khác trong lần nhiễm trùng tiếp theo. Điều này thường sẽ xảy ra trong vòng 1 năm kể từ lần nhiễm trùng và sốt trước đó.
Điều gì có thể dẫn đến tái phát cơn co giật 1 lần nữa:
- Đó là lần đầu tiên con bạn bị sốt dẫn đến co giật trước khi trẻ được 18 tháng tuổi.
- Trong gia đình bạn có thành viên nào đó có tiền sử co giật do sốt hoặc bệnh động kinh. Có thể là cha mẹ hoặc những người khác trong gia đình, Đây là nguyên nhân mang tính di truyền.
- Trẻ bị sốt kéo dài, nhiệt độ dưới 40 độ C, nhưng sau đó trẻ bị sốt trên 40 độ thì sẽ dẫn đến co giật.
- Khi trẻ đi nhà trẻ, nguyên nhân lây nhiễm những bệnh như cúm, thủy đậu,… là những nguyên nhân gây sốt , nhiệt độ cơ thể tăng cao ở trẻ.
Không nên tùy ý cho trẻ uống những loại thuốc để ngăn chặn chứng co giật khi sốt. Điều này có thể dẫn đến hờn thuốc và không có tác dụng.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các bác sĩ vẫn khuyến nghị dùng thuốc cho trẻ khi chúng bị sốt cao để phòng ngừa co giật diễn ra.
Ở những đứa trẻ bị sốt và co giật do tiêm vắc xin định kỳ ( một trường hợp rất hiếm khi xảy ra thì trẻ thường không có nguy cơ tái phát co giật một lần nữa.
Một số biến chứng:
Khi trẻ bị co giật do sốt, trẻ có thể tăng nguy cơ bị bệnh động kinh. Do đó, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng, sợ con mình bị một hoặc nhiều lần hơn chúng sẽ có thể phát triển chứng động kinh khi trẻ lớn lên. ( Bị co giật lặp lại nhiều lần mà không cần nguyên nhân do sốt).
Mặc dù nói trẻ có tiền sử bị co giật do sốt có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn nhưng tỉ lệ này rất nhỏ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có tiền sử co giật do sốt đơn giản có 1 trong 50 cơ hội phát triển thành bệnh động kinh khi trưởng thành.
Tỉ lệ này ở trẻ bị co giật do sốt phức tạp là 1 trọng 20 cơ hội còn ở người không bị sốt co giật thì tỉ lệ này ở khoảng 1 đến 2 trong 100 cơ hội phát triển thành bệnh động kinh.