Chân và bàn chân ở trẻ em dưới 3 tuổi

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Trẻ em từ lúc mới sinh đến khi có thể đi đứng 1 cách cứng cáp là cả một quá trình. Bé từ nằm yên một chỗ, đến lật úp người, trườn, bò và tập đi là một thời gian không phải quá dài. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi thường khả năng thăng bằng chưa tốt, trẻ sẽ hay vấp ngã, chúng sẽ chọn cách “nửa bò” tức là dùng hai chân làm trụ và bước đi còn hai tay sẽ duỗi thẳng để giúp trẻ giữ thăng bằng.

Giai đoạn tập đi rất quan trọng đối với hình dáng đôi bàn chân của bé sau này. Muốn có một đôi bàn chân đẹp và dáng đi tiêu chuẩn thì trẻ phải được uốn nắn và có các phương pháp tập luyện bước đi từ những ngày đầu chập chững tập đi. Các mẹ ưa chuộng cái đẹp thường sẽ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chân của bé từ sớm. Điều này rất quan trọng vì nó có thể giúp mẹ sớm điều chỉnh cho con và tránh các vấn đề về sau cho bé.

Một số vấn đề về chân và bàn chân ở trẻ.

Trẻ nhỏ thường có những vấn đề về chân và dáng đi như chân vòng kiềng, khuỵu gối, dáng đi thể hiện lòng bàn chân với những ngón chân quay vào trong hoặc hướng ra ngoài. Đó là những biểu hiện ban đầu thường gặp và chưa quá nghiêm trọng nếu kịp thời phát hiện sớm. Hầu hết các vấn đề nhỏ về chân của trẻ sẽ khắc phục được sau đó một thời gian. Nhưng nếu bạn thấy bất kỳ trường hợp nào không đúng hoặc lo lắng về các trường hợp dưới đây thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để hỏi ý kiến của bác sĩ một cách chắc chắn

Chân trẻ vòng kiềng: 

Khoảng thời gian trước 20 tháng tuổi, trẻ em rất hay gặp vấn đề chân vòng kiềng, tức là giữa 2 đầu gối và mắt cá chân của bé không gần nhau mà có một khoảng cách nhẹ nhất định dễ thấy. Nói một cách dễ hình dung là chân trẻ nhìn như hình chữ O. 

bé gặp vấn đề về chân vòng kiềng
bé gặp vấn đề về chân vòng kiềng

Nếu khoảng trống này ngày càng xa và trẻ không thể tự sửa chữa bình thường lại được sau một thời gian thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm hướng giải quyết. 

Lý do là bởi vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh còi xương ( là một dạng biến dạng xương hiếm gặp). Nếu không kịp thời được uốn nắn và sửa chữa từ đầu trẻ có thể bị chân vòng kiềng cho đến khi trưởng thành, làm đôi chân nhìn xấu hơn và mất cân đối.

Vấn đề về chân thứ 2 là khuỵu đầu gối:

  Biểu hiện ở chỗ khi trẻ đứng 2 đầu gối của trẻ sẽ chụm vào nhau nhưng 2 mắt cá chân lại có một khoảng trống nhất định. Chứng khuỵu đầu gối ở chân trẻ  thường sẽ tự điều chỉnh khi trẻ được 7 tuổi.

Chứng In-toeing (còn được gọi là ngón chân chim bồ câu) 

Đây là vấn đề liên quan đến bàn chân trẻ, chỉ hình dáng bàn chân của trẻ bị biến dạng, xòe ra,…Tình trạng này có thể tự động khỏi cho đến khi trẻ 8 tuổi và thường thì không cần phải điều trị.

Bàn chân hướng ra ngoài: 

Vấn đề này được biểu hiện ở chỗ bàn chân trẻ hướng ra ngoài. Về cơ bản chứng bàn chân hướng ra ngoài thường tự khắc phục và không cần điều trị trong gần hết các trường hợp.

Hình dáng bàn chân bẹt:

vấn đề bàn chân bẹt ở trẻ
vấn đề bàn chân bẹt ở trẻ

Nếu bạn quan sát thấy bàn chân của bé có hình dáng bẹt, bạn đừng quá lo lắng. Vòm chân của bé có thể tròn hơn và hình thành khi bé học được cách kiễng chấn, vấn đề này thông thường sẽ không cần điều trị. Trước khi trẻ 6 tuổi, vấn đề bàn chân bẹt sẽ tự được điều chỉnh.

Bé kiễng chân khi đi bộ: 

Đây là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi. Trẻ thường bước đi bằng ngón chân của mình thay vì cả bàn chân ( kiếng chân và đi bộ ). Tình trạng này thường không quá đáng ngại, nếu bạn chưa thật sự yên tâm thì có thể hỏi thăm từ bác sĩ.

Các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về chân và bàn chân của trẻ:

Chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân gây ra các vấn đề về chân và bàn chân của trẻ như sau:

Trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng đến xương chân của bé.

 Bộ xương là khung định hình cơ thể nhưng khi trọng lượng cơ thể quá lớn có thể gây những áp lực lên bộ xương còn non nớt của trẻ.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: 

các mẹ có con nhỏ thường sợ ảnh hưởng ở môi trường khiến bé ốm , nhưng thực tế nếu trẻ ít ra ngoài, trẻ có thể sẽ không tổng hợp được một lượng vitamin D từ ánh sáng môi trường và xương của trẻ yếu hơn. 

Một phần khác, trong chế độ ăn uống của trẻ lại ít hoặc không được bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương như Vitamin D, khoáng chất, protein,… trẻ sẽ không thể phát triển xương bình thường được.

Ngủ sai tư thế: 

Trẻ nhỏ nếu ngủ sai tư thế cũng có thể dẫn đến các vấn đề về chân và bàn chân.

Sử dụng đồ dùng quá chật: 

Trẻ dùng những đồ dùng quá chật hoặc không vừa kích cỡ cũng có thể ảnh hưởng đến chân và bàn chân. Ví dụ như tất chật, quần quá bó, giày rộng hoặc chật quá cũng làm hình dáng xương ống chân và bàn chân thay đổi ( do các xương chân của trẻ còn yếu).

Các cách giúp bé điều chỉnh hình dáng chân và bàn chân:

Kiểm soát cân nặng:

 Nhiều nghiên cứu cho thấy cần nặng của cơ thể có thể ảnh hưởng đến xương và các mô liên kết. Ở trẻ, nếu bị thừa cân sẽ khiến xương của bé bị quá tải, căng thẳng và áp lực và biến dạng các chi dưới. Cha mẹ nào cũng rất vui mừng khi thấy con mình ăn ngon miệng và ăn nhiều. 

Nhưng điều đó chưa hẳn đã tốt. Các mẹ nên kiểm soát cân nặng của bé bằng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh hơn là ăn bất kỳ thứ gì trẻ thích quá nhiều như các món ăn nhanh, ăn vặt,…

Các trẻ bị béo phì còn có nguy cơ rất cao bị tổn thương khớp và dẫn đến chân bị vòng kiềng hơn.

Thực hiện các bài tập làm chân dẻo dai hơn: 

Việc thực hiện các bài tập giúp chân dẻo dai không những khiến cho các cơ và mô liên kết mềm của cơ thể trẻ gắn kết lại cấu trúc, giảm áp lực mà còn giúp trẻ linh hoạt và cải thiện sức khỏe hơn.

 Có một bài tập đơn giản là mẹ có thể cho bé nằm ở mặt phẳng, cho 2 chân khép vào nhau và cùng đưa lên cao 1 lúc,…

Đeo nẹp chân:

 Thường áp dụng cho trẻ bị chứng chân vòng kiềng và khuỵu đầu gối. Phương pháp này thường được các bác sĩ nhi khoa áp dụng cho trẻ bị 2 chứng trên. 

Thời gian sử dụng vào ban đêm lúc trẻ đi ngủ để điều chỉnh từng chút một. Trẻ còn nhỏ có thể sẽ cảm giác rất khó chịu vào thời gian đầu và dần dần làm quen được, do đó, mẹ nên nhẹ nhàng an ủi và khuyến khích trẻ, hãy cùng chơi với bé để đánh lạc hướng chúng.

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: 

Một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho bé giảm được các vấn đề về xương khớp. 

các chất dinh dưỡng trong thức ăn như canxi, vitamin D, khoáng chất và nhiều loại protein sẽ giúp cho xương của bé cứng cáp và phát triển hơn, giúp chân phát triển bình thường và cải thiện tình hình chân vòng kiềng cũng như các dấu hiệu về chân khác.

Mát xa, uốn nắn:

 Trẻ còn nhỏ các khớp xương và xương còn yếu. mẹ có thể thực hiện việc mát xa nhẹ nhàng và xoa bóp để giúp trẻ định hình hình dáng xương chân.

Lưu ý khi chọn đôi giày đầu tiên cho bé.

Trẻ em dưới 3 tuổi, bàn chân phát triển rất nhanh. Có nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao của trẻ lúc trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao của trẻ thời điểm 2 tuổi. Điều quan trọng ở đây là chân của trẻ phải phát triển thẳng.

Các phần xương ở ngón chân của các em bé sẽ rất mềm khi mới sinh. Nếu mẹ sử dụng những loại quần bó, tất và giày quá chật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và thẳng của xương.

Trước khi trẻ đi được, con bạn không cần thiết phải đeo giày. Ngay cả khi trẻ đã đi được, chiếc giày cũng chỉ nên dùng khi trẻ đi ra ngoài ( vời thời điểm ban đầu khi mới đi được). Lưu ý: Mẹ nên chọn giày và tất phù hợp với kích cỡ bàn chân của bé.

chọn giày phù hợp với trẻ
chọn giày phù hợp với trẻ

Bạn nên chọn loại giày có dây buộc , khóa kéo hoặc khóa gián là tốt nhất. Chiếc giày có khóa đàng hoàng sẽ giúp chân của bé được cố định phần gót chân và bàn chân. Trẻ sẽ không gặp phải các tình huống như bàn chân trượt về phía trước khi di chuyển làm chân bị vướng ở  mũi giày gây đau đớn và biến dạng và hỏng các ngón chân của trẻ ( do các xương chân còn yếu). 

Nếu khi bé kiễng chân mà mẹ thấy gót giày bị tuột ra khỏi chân thì chứng tỏ chiếc giày đó quá rộng so với bàn chân bé, bạn nên thay một đôi giày phù hợp hơn.

Khi chọn giày cho bé, mẹ nên ưu tiên chọn những loại giày làm từ chất liệu tự nhiên như da, bông, hoặc vải vì chúng sẽ giúp không khí lưu thông và tránh bí hơi trong giày, gây khó chịu cho trẻ. Giày của bé nên là loại giày mềm mại, nhẹ nhàng, không có những mấu ở phía sau khiến chân bé đau. 

Tránh những loại giày được làm từ nhựa vì khi di chuyển có thể gây ma sát vào chân của bé gây xây xát, đổ mồ hôi và dễ nhiễm nấm do bị cọ xát quá nhiều. Chất liệu giày tốt nhất là cotton.