Chăm sóc vết mổ sau sinh cho mẹ

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Sau khi mẹ sinh con bằng phương pháp mổ, cảm giác đau nhức hay thậm chí là chảy máu là chuyện bình thường, nó ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sức khỏe của người mẹ. Sau cuộc phẫu thuật thì vết mổ và cơ thể của mẹ cần thời gian để phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết rõ hơn về cách chăm sóc vết mổ sau sinh để vết mổ nhanh lành lại.

Điều gì xảy ra sau sinh mổ

Ngay sau khi sinh mổ

mẹ bầu sau sinh
mẹ bầu sau sinh
  • Hầu hết các mẹ sinh mổ nhận được một khối ngoài màng cứng hay tủy sống. Đây là hình thức làm tê liệt cơ thể nhưng vẫn cho phép mẹ tỉnh táo.
  • Sẽ mất vài giờ để mẹ lấy lại cảm giác khi gây tê màng cứng và mẹ sẽ không thể đi lại ngay sau đó. Thông thường các mẹ sẽ được đặt ống thông tiểu trong vài giờ sau sinh mổ để giúp mẹ đi tiểu.
  • Nếu cần gây mê toàn thân thì mẹ sẽ mất một khoảng thời gian để thức dậy. Khi thức dậy, mẹ có thể cảm thấy choáng váng, buồn nôn, sợ hãi

Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh mổ

  • Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh mổ sẽ có nhiều thách thức cho mẹ bao gồm việc phải thích nghi với việc làm mẹ mới, cho con bú và những điều xảy ra với cơ thể, đặc biệt là vết mổ của mẹ.
  • Một trong những rủi ro lớn nhất với các mẹ sinh mổ là hình thành các cục máu đông ở chân, điều này càng dễ xảy ra với các mẹ bị thừa cân hoặc bị bất động trong một thời gian dài.
  • Những mẹ sau sinh mổ không thể đi lại được thiết kế băng quấn để cho máu lưu thông. Nhưng nếu mẹ có thể đi lại thì hãy đứng dậy và đi lại càng sớm càng tốt.
  • Trong 24 giờ đầu mẹ thường cảm thấy đau ở vết mổ, nhiều mẹ cũng cảm thấy chuột rút sau sinh mổ do co thắt tử cung

Những tuần đầu tiên sau sinh mổ

  • Trong vài tuần đầu tiên, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ là rất cao. Chảy máu cũng có nhiều nguy cơ xảy ra trong thời gian này.
  • Vết mổ sẽ khiến mẹ cảm thấy đau nhức trong 1 hoặc 2 tuần, các cơ xung quanh vết mổ cũng có thể yếu đi.
  • Các triệu chứng sẽ có xu hướng giảm dần khi vết mổ trên bụng mẹ lành và tử cung co lại.

Chăm sóc vết mổ sau sinh cho mẹ đúng cách

lời khuyên của bác sĩ
lời khuyên của bác sĩ

Việc chăm sóc vết mổ sau sinh sẽ quyết định đến việc có nhanh lành và có để lại sẹo lớn trên bụng mẹ hay không.

Hơn nữa, mỗi vết mổ là khác nhau, quá trình hồi phục sẽ kéo dài hơn khi mẹ mổ đẻ như một thủ tục khẩn cấp.

Các vấn đề về vết mổ như nhiễm trùng hay các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường cũng có thể làm thời gian hồi phục lâu hơn.

Các mẹ có thể tăng tốc độ phục hồi nếu mẹ biết cách chăm sóc vết mổ như sau:

Chăm sóc vết mổ cho mẹ sau sinh tại bệnh viện

  • Sau khi sinh mổ, mẹ sẽ ở lại viện từ 3 đến 4 ngày và hằng ngày được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ. 
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng được bác sĩ chỉ định cho dùng một số thuốc giảm đau, kháng sinh,..để tránh việc bị nhiễm trùng và để lại biến chứng sau sinh.
  • Trong thời gian này, mẹ cần giữ gìn vết mổ, không làm ướt băng hay tự ý tháo băng,..
  • Sau 2 đến 3 ngày, mẹ sẽ được bác sĩ đánh giá vết mổ, nếu vết mổ khô, không chảy dịch, sưng đau thì có thể để hở vết mổ mà không cần băng lại. Nếu mẹ vẫn đau thì bác sĩ sẽ kê lại thuốc giảm đau phù hợp.
  • Trong thời gian này, mẹ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm và không để nước dính vào vết mổ để  tránh bị nhiễm trùng và các mẹ cần chú ý không để vùng da xung quanh vết mổ bị nhiễm bẩn.

Chăm sóc vết mổ cho mẹ sau sinh tại nhà

  • Sau khoảng 3 đến 4 ngày thì mẹ sau sinh mổ sẽ được xuất viện về nhà. Trong thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, các mẹ không nên sờ tay vào vết mổ, khi ngứa cũng không nên gãi mà nên lấy bông thấm oxy già lau nhẹ nên vết mổ để giảm ngứa.
  • Các mẹ có thể tắm bình thường và phải lấy khăn sạch để thấm khô vết mổ khi tắm xong.
  • Hằng ngày mẹ cần thay băng và sát trùng vết mổ, đặc biệt, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để tránh để lại sẹo.
  • Mẹ sau sinh mổ chỉ nên ăn đồ loãng dễ tiêu như cháo, súp cho đến khi mẹ “xì hơi” thì mới có thể ăn uống đa dạng hơn.
  • Mẹ cần bổ sung thực phẩm lành mạnh giàu canxi, protein, sắt và vitamin C để phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương và có nhiều sữa cho con.
  • Quan trọng hơn hết là mẹ nên uống đủ nước khoảng 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày để giúp mẹ ngăn ngừa mất nước và giảm táo bón sau khi sinh.
  • Mẹ sinh mổ cần tránh thực phẩm có tính hàn và tanh như hải sản bởi chúng sẽ khiến vết mổ lâu hồi phục và bị nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ cần tránh rau muống, đồ nếp, trứng gà,.. bởi đây là những thực phẩm có thể gây mủ và để lại sẹo sau mổ đẻ.
  • Nghỉ ngơi là điều quan trọng để vết mổ bớt đau và mau lành lại, mẹ hãy nhờ người thân chăm con giúp để có thêm thời gian nghỉ ngơi và mẹ nên nằm nghiêng sang 1 bên để không bị đau khi tử cung co.
  • Sau sinh mổ, các mẹ được khuyên rằng nên vận động sớm để tăng lưu thông , giảm nguy cơ máu đông giúp vết mổ nhanh liền và mau hồi phục, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng và đứng dậy đi bộ sau vài ngày sau sinh.
  • Sau sinh mổ từ 4 đến 6 tuần mẹ có thể tập thể dục nhịp điệu như bình thường. Việc đi bộ cũng giúp mẹ duy trì vóc dáng và duy trì sức khỏe tốt hơn.
  • Sự thay đổi nội tiết tố, cơ dạ dày yếu hơn cùng với việc mẹ dành nhiều thời gian để nằm khiến mẹ dễ bị táo bón sau sinh mổ. Táo bón nặng có thể gây đau và rặn sẽ làm vết mổ bị tổn thương. Vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ quả để ngăn ngừa táo bón sau sinh mổ.
  • Thông thường bác sĩ sử dụng chỉ khâu có thể tự tiêu được, chúng sẽ tự biến mất mà bác sĩ không cần phải loại bỏ. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần loại bỏ vết khâu không tự tiêu sau một vài tuần sau sinh.
  • Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc vết mổ tại nhà:
  • Giữ cho vết mổ sau sinh khô ráo và sạch sẽ
  • Mẹ hãy rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết mổ trên bụng
  • Mẹ không nên tắm lâu vì sẽ làm ướt vết mổ
  • Dùng khăn mềm để thấm khô vết mổ sau khi tắm

Khi nào mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra vết mổ sau sinh?

nhiệt kế
nhiệt kế

Trong quá trình chăm sóc vết mổ tại nhà nếu mẹ gặp các triệu chứng sau thì mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Mẹ bị đau bụng dưới dữ dội, nhất là ở vị trí vết mổ đẻ, mặc dù mẹ không động vào nhưng vẫn rất đau, đây có thể là mẹ bị tổn thương ở bên trong.
  • Vết mổ của mẹ bị sưng, tấy, vùng da xung quanh bị đỏ, ngứa ran. Bên cạnh đó còn có dịch mủ chảy ra cùng với mùi hôi. Đây chính là dấu hiệu của việc mẹ đã bị nhiễm trùng vết thương.
  • Mẹ bị sốt cao trên 38 độ
  • Mẹ ra sản dịch và có mùi hôi, đây là biểu hiện của việc mẹ bị nhiễm trùng hậu sản
  • Một số mẹ bị đau lâu dài sau sinh mổ, yếu cơ, tiểu tiện không tự chủ hay trầm cảm

Đây là những vấn đề phổ biến và thường gặp sau sinh mổ vậy nên các mẹ không nên cảm thấy xấu hổ và im lặng. Các mẹ hãy tìm ngay đến bác sĩ để được giúp đỡ, thăm khám và chữa trị kịp thời.