Cách xoa dịu em bé đang khóc.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

      Trong quá trình nuôi dạy trẻ nhỏ phụ huynh gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và nan giải không dễ dàng giải quyết được. Trong số đó phải kể đến nhất là đối phó và xoa dịu những lần trẻ quấy khóc và gào thét.

      Đứa trẻ nào cũng khóc vài chục thậm chí cả trăm lần trong đời. Có những bé rất dễ làm dịu và nhanh nín khóc, cũng có những bé “rất nư” và không chịu phối hợp, không nghe lời người lớn. Nhiều trường hợp, người lớn càng tỏ ra quan tâm và dỗ dành thì bé càng gào khóc thảm thiết hơn. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh nhiều lần bị dồn vào thế bí bách và không biết nên làm thế nào.

     Bạn nên hiểu rằng không hẳn tự nhiên mà bé khóc. Chắc hẳn bé gặp phải một vấn đề nào đó hoặc bé muốn được an ủi, yêu thương và có sự chăm sóc của người lớn.

     Điều người lớn cần làm là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến bé khóc và xoa dịu chúng. Có thể không dễ để biết chúng muốn gì vì trẻ từ 1 đến 3 tuổi đôi khi chưa thực sự nói được dễ dàng nhưng bạn có thể thông qua hành vi và cử chỉ của bé để đoán ra được phần nào.

Một vài lý do phổ biến dẫn đến trẻ quấy khóc:

     Bạn có thể tham khảo một vài lý do dẫn đến việc trẻ gào khóc dưới đây:

Trẻ khóc vì đói. 

     Đôi khi trẻ khóc chỉ đơn giản là vì chúng quá đói, chúng có thể chưa biết nói để có thể đưa ra yêu cầu với bạn. Có khi, yếu tố tâm lý khiến chúng cho rằng chỉ cần gào khóc là được cho ăn. Nên bạn cần để ý giờ giấc cho bé ăn, đừng để bé quá đói bụng.

trẻ khóc vì đói
trẻ khóc vì đói

Bé đi vệ sinh làm ướt đồ áo.

     Có thể trẻ đã đi vệ sinh trong bỉm, tã hoặc quần của mình. Cảm giác ướt át và khó chịu khiến bé không thoải mái và bé sẽ khóc để thể hiện điều đó với người lớn. Với ý mong được giúp đỡ. Lúc này, bé cần được xoa dịu cơn khóc.

Trẻ bị ốm, cảm, đau đớn vì một vấn đề nào đó. 

      Trong trường hợp bé bị ốm, mệt mỏi hoặc chán nản bé cũng có thể khóc và quấy rối. Đôi khi vì bị ngã hoặc gặp một chấn thương nào đó cũng có thể khiến bé đau và khóc như để cầu cứu người lớn. Đó hoàn toàn là một phản xạ.

      Trẻ bị kích thích quá mức hoặc bị hù dọa. Đôi khi trẻ bị hù dọa bởi một cái gì đó khiến chúng vô cùng sợ hãi. Chúng sẽ bị hoang mang và khóc lên.

      Có một vài thời điểm trong ngày trẻ khóc và bạn không làm cách nào để dỗ dành được bé. Đôi khi bé quá buồn ngủ, không có ai chơi cùng hay tranh dành một thứ đồ gì đó bé cũng khóc. Với tính chất công việc bận rộn hiện nay, sẽ là một điều đau đầu khi đi làm về và gặp một đứa trẻ gào khóc và đòi hỏi.

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ khóc nhiều nhất là khi mới sinh ra cho đến lúc được 7 tháng tuổi và giảm dần về sau. Đó là những nguyên nhân thường gặp khiến một đứa trẻ quấy khóc. Vậy làm cách gì để xoa dịu trẻ khi trẻ đang khóc dữ dội?

Cách xoa dịu một đứa trẻ đang khóc.

     Nếu trẻ không tự thôi khóc hoặc bạn đã nói rất nhiều nhưng bé không nghe khiến bạn cảm thấy bất lực thì bạn có thể thử một vài cách dưới đây để dỗ dành chúng.

Dùng một vài hành động xoa dịu trẻ.

     Nếu bạn chưa cai sữa cho bé, bạn có thể cho chúng bú sữa khi chúng gào khóc.Chẳng có đứa trẻ nào từ chối việc bú sữa trừ trường hợp chúng quá no hoặc đau miệng.

     Hãy thử đánh lạc hướng bé. Khi thấy bé khóc, bạn có thể tạo ra một tiếng ồn nhẹ ở đâu đó, khiến bé để ý đến và chúng có thể sẽ thôi khóc.

      Nếu khi ngủ mà trẻ thấy không thoải mái và khóc, mẹ có thể thử an ủi chúng bằng cách đắp cho bé một phần chăn mỏng ở bụng hoặc gấu bông cho bé ôm.

     Các mẹ có thể bế bé lên, ôm bé vào lòng hoặc ôm bằng địu một cách chắc chắn. Trong lúc đó, vừa di chuyển một cách nhẹ nhàng, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe kết hợp với lắc lư để bé vực dậy hứng thú và cơn  khóc của bé sẽ được xoa dịu nữa.

     Có thể cho bé ngồi vào chiếc xe đẩy của bé, đẩy bé đi dạo hoặc tạo những động tác đưa đẩy qua lại để thu hút sự chú ý của bé.

     Nếu trường hợp bé khóc và không chịu thỏa hiệp dù bạn làm đủ trò thì bạn có thể lựa chọn cách thu hút trẻ bằng việc đưa cho chúng một vật dụng đặc biệt nào đó. Đó có thể là đồ chơi, kẹo và thậm chí là điện thoại hay tivi,…

     Có thể lúc bé khóc là lúc chúng muốn được an ủi và yên tâm hơn. Bạn có thể vừa ôm bé vào lòng, vừa vuốt ve lưng của bé một cách mềm mại và nhịp nhàng. Với tư thế để bé nằm úp vào người của mẹ. Cảm giác ấm áp và được bảo bọc này sẽ xoa dịu được cơn khó chịu của bé.

     Nếu trẻ bị ngã hoặc đau đớn do nguyên nhân nào đó, bạn có thể chăm sóc chúng bằng cách cởi bớt áo, xoa bóp và bôi thuốc nhẹ nhàng vào vết thương. Nếu trường hợp bé bị ốm, sốt, hoặc bị thương quá nặng thì nên đưa đến cơ sở y tế để được giúp đỡ một cách kịp thời vì có thể tình trạng sức khỏe của bé đang diễn biến phức tạp và trẻ đang vô cùng khó chịu nên chúng mới khóc.

     Có nhiều trường hợp trẻ quá nóng, khó chịu trong người, các mẹ có thể thử cách tắm nước ấm vừa phải cho bé, kết hợp mát xa để bé dễ chịu hơn.

     Nguyên nhân của trận khóc ở trẻ có thể do trẻ quá buồn ngủ, hay còn gọi là “gắt ngủ” hoặc tỉnh dậy khi đang ngủ và khóc. Việc đung đưa võng và nôi có thể khiến bé tỉnh hẳn ngủ. Do đó, bạn có thể vừa cho con bú rồi hạ bé vào vị trí nằm một cách từ từ và vỗ về bé đến khi chúng chìm vào giấc ngủ.

     Nếu em bé của bạn thường xuyên quấy khóc mà không thể xác định lý do hoặc rất khó để dỗ dành thì bạn nên tham khảo những ý kiến của các bác sĩ. Vì đôi khi đó có thể xuất phát từ một căn bệnh nào đó bên trong cơ thể gây đau đớn cho trẻ mà phải trải qua quá trình kiểm tra, xét nghiệm mới xác định được.

 Trẻ em khóc khi cho ăn.

     Nhiều em bé đã khóc trong khi được bú hoặc cho ăn. Nếu đang cho trẻ bú sữa và trẻ khóc, có thể là do bé không được thoải mái cho lắm, mẹ có thể chú ý lại tư thế nằm của trẻ để cho trẻ bú được tốt hơn.

trẻ khóc trong khi cho ăn
trẻ khóc trong khi cho ăn

     Bạn cũng có thể hỏi thăm ý kiến từ người lớn, những người đã có kinh nghiệm trong chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ để được giúp đỡ.

      Trẻ khóc trong khi được cho bú hoặc ăn có thể là biểu hiện của việc trẻ bị trào ngược. Đây là một tình trạng sẽ diễn ra khi đang bú mà bé bị ọc sữa trở lại và muốn nôn ra ngoài. Chính vì thế, mẹ nên để ý, vuốt ngực cho bé và hạn chế di chuyển khi cho bé bú, tạm ngưng cho bú cho đến khi tình trạng của bé được ổn định hơn.

Trẻ khóc liên tục có thể là biểu hiện của vấn đề gì?

      Ngoài những lý do kể trên trẻ cũng có thể gặp phải những lý do nghiêm trọng hơn và khiến chúng khóc quá mức, liên tục.

      Bạn đã cố gắng để xoa dịu cơn khóc của trẻ nhưng hoàn toàn vô tác dụng. Lúc này, bạn nên xét đến các trường hợp bé khóc không phải do ngẫu nhiên mà là biểu hiện của các bệnh lý khác khiến cơ thể chúng khó chịu.

        Chứng bệnh colic.

      Colic là một chứng đau bụng, một dạng co thắt ở bụng. Trong trường hợp quá đau, bé có thể sẽ khóc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, đau bụng do chứng này là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ khóc liên tục và dữ dội.

      Các bác sĩ đã nói rõ đó là một cơn đau do co thắt dạ dày gây ra. Trẻ bị chứng này có thể có tiếng khóc thảm thiết và vô cùng đau khổ. Cơn khóc có thể dữ dội, sau đó dừng lại đôi lúc và tiếp tục khóc lên sau đó. Nguyên nhân là do cơn co thắt diễn ra từng đợt.

     Đó chỉ là một trong số nhiều căn bệnh làm cho trẻ khóc. Thực sự mà nói thì chỉ cần cơ thể và đặc điểm tâm, sinh lý có phần nào thay đổi cũng đều khiến trẻ khó chịu và kèm theo khóc lớn. Do đó, mẹ nên chú ý quan sát và dỗ dành, quan tâm trẻ, từ đó, cơn đau sẽ được xoa dịu.

      Nếu thực sự không thể xử lý được, hãy tìm kiếm sự trợ giúp.

     Nhiều khi bạn không thể kiểm soát được những cơn khóc của trẻ nhỏ, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh. Hỏi han những kinh nghiệm của người lớn, của các bác sĩ nếu cảm thấy điều đó là cần thiết.

      Nếu bạn nghi ngờ bé khóc là do bệnh nào đó và bạn muốn yêu cầu sự trợ giúp y tế thì bạn nên quan sát và ghi lại tần suất bé khóc trong một thời điểm nhất định.

     Ví dụ như trẻ thường khóc vào ban đêm, khóc sau khi cho ăn,… qua những thông tin mà bạn cung cấp thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán và khám cho bé.

     Áp lực công việc cùng với việc chứng kiến con khóc mà không có cách nào dỗ dành, làm dịu cơn khóc của trẻ có thể khiến cho phụ huynh căng thẳng và áp lực. Chính vì thế hãy cố gắng ổn định lại cảm xúc của bạn, suy nghĩ tích cực rồi hẵng tiếp tục xoa dịu cơn khóc của bé nhé.