Cách tập luyện thể dục cho trẻ dưới 3 tuổi

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Bạn nghĩ sao về việc hướng dẫn cho trẻ tập vận động- tập các động tác thể dục từ sớm. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi rất cần hoạt động nhiều. Bạn đừng lo lắng vì con còn nhỏ mà không nỡ để trẻ tập vận động vì sợ trẻ mới tập đi sẽ bị ngã, mệt hay ốm do tiếp xúc với môi trường. Nhiều đứa trẻ rất thích thú với việc vận động, trẻ chạy nhảy khắp nơi và thường xuyên như không thấy mệt. Thậm chí, người thân phải nói trẻ không được như vậy. Nhưng có nhiều trẻ lại tỏ ra không thích thú lắm với việc phải chạy nhảy vận động. 

Thời điểm dưới 3 tuổi nếu không thường xuyên vận động trẻ sẽ bị sa vào các biện pháp khác để giải trí như là xem điện thoại, máy tính,… ảnh hưởng đến mắt. Có nhiều trẻ cha mẹ không có nhiều thời gian cho con. Ban đầu cũng có dấu hiệu lười hoạt động, ăn uống hay làm việc gì cũng cũng phải có điện thoại để xem dẫn đến mắt bị cận sớm và nguy hiểm hơn là tự kỷ. 

Việc hoạt động- tập thể dục rất có lợi cho bé ở độ tuổi này. Hoạt động nhiều và đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển về xương, cứng cáp và ham ăn, chóng lớn. Trẻ cũng năng động hơn. Nếu em bé của bạn tỏ ra không tự giác hoạt động thì lúc này bạn phải hướng dẫn cho bé tập thể dục, bắt đầu bằng những động tác phù hợp với bé. Dưới đây sẽ là một số lưu ý dành cho bạn để hướng dẫn bé tập thể dục tốt nhất.

Tại sao cần phải hướng dẫn trẻ dưới 3 tuổi hoạt động thể chất? 

việc hoạt động, tập luyện thể chất hằng ngày là rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Nó giúp trẻ tăng trưởng và phát triển một cách lành mạnh nhất. Không những hệ xương được hình thành, phát triển chắc chắn mà còn tốt cho tiêu hóa. Giúp trẻ phát triển toàn diện.

Đối với lứa tuổi từ 1 đến 3 tuổi các mẹ nên cho trẻ hoạt động nhiều, khuyến khích bé vui chơi, bao gồm các hoạt động từ nhẹ nhàng nhất đến tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Hướng dẫn trẻ mới biết đi tập thể dục (từ 1 đến 2 tuổi)

Trẻ mới biết đi bạn càng cần phải tập cho bé hoạt động. Để trẻ có thể cứng cáp chân và phát triển xương. Cho trẻ hoạt động ít nhất mỗi ngày 180 phút. Có thể đi lại và chơi đùa cùng đồ chơi.

 Bao gồm các hoạt động nhẹ nhàng như đứng lên, ngồi xuống ( giúp cơ đầu gối hoạt động trơn tru) di chuyển chậm rãi xung quanh phòng, lăn, bò và chơi đùa. Cũng có thể hoạt động mạnh hơn nếu em bé của bạn đã cứng cáp : nhảy múa.

Các trò chơi mà trẻ hay thích thú làm là leo trèo, chơi với xe nhỏ, ngồi lên avf lướt đi bằng chân, trẻ vùng vẫy trong nước khi tắm. trò chơi đuổi bắt là cách tốt nhất cho trẻ hoạt động.

Trẻ vào thời kỳ bắt đầu đi học mẫu giáo (3 tuổi trở lên)

Đối với trẻ ở độ tuổi này, nên dành ít nhất 3 giờ mỗi ngày ( phân bổ đều thời gian trong ngày, không nên tập một lúc quá nhiều ) để trẻ có thể thực hiện các hoạt động thể chất khác nhau. Bao gồm các hoạt động tập luyện có chủ đích, vui chơi giải trí trong nhà và ngoài vườn, vận động khác,…Càng nhiều càng tốt. Nhưng phải phù hợp với đặc điểm của trẻ, không nên hoạt động quá mạnh, quá sức.

Trong 3 giờ đó ( tức 180 phút) thì sẽ có khoảng 60 phút hoạt động thể chất với cường độ từ nhẹ đến trung bình và một chút mạnh.

Về cơ bản trẻ dưới 3 tuổi không nên hoạt động trong thời gian quá dài, trừ trường hợp bé phải đi xe, thiết bị công cộng, gây sốc, rung,  trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Đối với trẻ thừa cân, béo phì cũng có thể coi việc tập luyện để cải thiện sức khỏe, không nên áp đặt trẻ tập luyện như để giảm béo. Việc căng thẳng có thể khiến việc tập luyện không có hiệu quả. thay vào đó hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý cho bé. Để tập luyện có tác dụng có thể tham khảo một số cách tập sau:

Trẻ có thể chơi đùa với trò chơi, chạy nhảy ngoài sân, đi bộ, ném bóng, tập bơi lội, múa,… và nhiều hoạt động khác. Trẻ ở giai đoạn tuổi này cũng có hứng thú với việc giúp đỡ cha mẹ, nên bạn hãy thử lồng ghép việc tập luyện vào các hoạt động thường ngày như nhờ bé phụ giúp việc nho nhỏ nào đó.

Khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh hãy tạo cho bé một niềm yêu thích đặc biệt  với tập thể dục. chẳng hạn cho bé xem các video bài tập thể dục có nhạc của các em bé khác.

Trẻ tập luyện trong bao lâu?

Tùy thuộc vào độ tuổi của bé để cha mẹ xác định thời gian, nội dung tập luyện phù hợp với trẻ. Đặc biệt cũng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của bé vì mỗi bé có sức khỏe và tâm lý khác nhau.

Đối với bé từ 1 đến 3 tuổi cha mẹ có thể sắp xếp cho bé chơi đùa, tập luyện 10- 15 phút/ ngày  (đó là tập luyện thể dục thực thụ) và với trẻ lớn tuổi hơn thì tăng lượng thời gian ( trẻ 3 – 6 tuổi là 20 -30 phút mỗi ngày, trẻ từ 6 tuổi trở lên, cho tập luyện 30 – 60 phút /ngày) .

Căn cứ vào độ tuổi của bé mà xây dựng các bài tập có độ khó từ đơn giản đến phức tạp dần. Thao tác không quá khó, tạo không khí vui nhộn sẽ giúp trẻ không nản chí và mất đi hứng thú với việc tập luyện. Vì bé còn nhỏ các mẹ nên tránh những bài tập quá nặng, tập quá nhiều, bé sẽ bị mệt mỏi và không muốn hoạt động nữa. hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước cho bé thông qua chế độ ăn nhé.

Thời điểm nào trẻ tập thể dục thì tốt nhất?

Thời điểm thích hợp nhất cho việc tập luyện của trẻ là vào buổi sáng. Tạo điều kiện cho bé cùng người lớn tập một vài động tác nhỏ như vặn mình, tập hít thở, thể dục tay không chẳng hạn. 

Nếu bé mới tập đi thì cho bé đi một vài vòng trước. Bạn cũng có thể lồng ghép các hoạt động tập luyện vào công việc hằng ngày như vừa đánh răng vừa đánh mông, lên xuống cầu thang, ngủ dậy thì vươn vai,…

Buổi chiều cũng rất thích hợp để trẻ vui chơi. Trước khi cho bé ăn và tắm bạn có thể cùng bé ra sân vui đùa, chơi bóng, đi dạo,…vừa vui mà lại tốt cho sức khỏe.

Vào buổi tối, trẻ có thể chơi đùa cùng anh chị, bạn bè gần nhà trong tầm mắt của mẹ, thời gian khoảng 30 phút. Tốt nhất nên tranh thủ mọi nơi, mọi lúc cho bé vận động và thích thú tập luyện thể dục vì cơ bản cha mẹ chúng ta cũng rất bận với công việc làm và việc nhà.

Hãy cùng lên một kế hoạch tập luyện cho em bé của bạn nhé.

Như đã nói ở trê, không phải đứa trẻ nào cũng thích tập luyện và chơi đùa. Cha mẹ cần nhẹ nhàng và khuyến khích trẻ tiếp cận các hoạt động tập luyện đúng đắn. Động viên trẻ kịp thời, cùng tham gia với trẻ và dùng tình yêu thương để chia sẻ những khó khăn khi tập luyện các động tác thể dục với bé.

Đối với những bé thích tập thể dục, bạn hãy cùng bé trao đổi và xây dựng một thời khóa biểu tập luyện, có thể hỏi con muốn hay không và thích làm cái gì. Bé không thực hứng thú với điều đó thì hãy lồng ghép quá trình tập vào những hoạt động thường ngày: như nhờ bé giúp mình cùng làm việc nhà, dọn vệ sinh nhà cửa hay mạng vác những vật nhẹ vừa sức bé. Tạo những cơ hội cho bé leo cầu thang bộ, cùng ba, mẹ đi dạo công viên chẳng hạn. 

Trẻ em khỏe mạnh khi có sự kết hợp giữa 3 yếu tố : Sức bền, sức mạnh, sự dẻo dai. Ba yếu tố này sẽ được phân tích ở phần dưới đây.

Một số môn thể thao phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi tập luyện.

Nếu bé ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi mẹ nên tập cho bé những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với bé. Ví dụ như: Đi bộ, chạy, nhảy, các bài thể dục tay không, vận động cơ thể hoặc chơi trò tung bóng.

Việc lựa chọn các môn thể thao phù hợp cho trẻ còn phải cân nhắc yếu tố sở thích của trẻ. Để trẻ phối hợp cùng tập luyện và quá trình tập diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất. Các phụ huynh nên thử hỏi ý kiến của bé và thống nhất với bé rằng mình sẽ tập luyện để cao hơn, đẹp hơn nè.

Nếu em bé của bạn đã có thể nói chuyện và muốn tự chọn môn thể thao mà chúng muốn thì bạn nên tuân theo ý bé nhưng hãy tư vấn cho bé một vài thứ phù hợp. Bạn cần tôn trọng sự lựa chọn của con, cùng con tập luyện để trẻ có thể vui chơi đồng thời mẹ cũng có thể ở bên và quan sát được quá trình đó.

Hãy tạo sự vui nhộn và coi việc tập luyện như một “trò chơi”. Cha mẹ không nên ép buộc và áp đặt trẻ phải chơi những môn thể thao theo ý của người lớn. Khi bị ép buộc trẻ sẽ sinh ra căng thẳng và hiệu quả không được cao.

Ban đầu có thể trẻ sẽ không dễ dàng thực hiện. Trẻ sẽ làm sai động tác, không phối hợp hoặc tay chân lóng ngóng. Cha mẹ hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng điều chỉnh giúp bé và luôn nhớ theo tiêu chí “nêu gương”. Tức là người lớn tập và bé học theo. Hãy khơi gợi sự thích thú và tạo cho bé thói quen tự giác luyện tập. Qua đó, kể cả khi ba mẹ vắng mặt trẻ cũng có thể tự tập luyện được một mình hoặc với người thân khác.

Một đứa trẻ được cho là khỏe mạnh khi đảm bảo 3 tiêu chí: Trí- thể -Mỹ: Tức là tâm lý ổn định, thể chất đảm bảo và đầy đặn, các mối quan hệ xã hội tốt.  Đồng thời, còn phải đảm bảo kết hợp giữa ba yếu tố sau: Sức bền- sức mạnh- sự dẻo dai. Cụ thể: Về sức bền: Tình bằng thời gian trẻ có thể vui chơi, tập luyện năng động, trẻ có thể tham gia các hoạt động tập luyện mạnh.Về sức mạnh: Trẻ có đủ sức khỏe, có thể năng các vật thể nặng. Về sự dẻo dai: Ví dụ như trẻ có thể đi được một quãng đường dài, cơ thể trẻ có thể tự do uốn dẻo và điều khiển theo ý muốn của bản thân.Trẻ càng hoạt động càng nhiều càng tốt ( bao gồm cả khi tập luyện và vui chơi). Ví dụ như lúc tham gia chơi trẻ cũng đang hoạt động, trẻ nằm sấp, chơi với các đồ vật, đồ chơi. Trẻ tập xếp hình khối, mảnh ghép để phát triển trí tuệ, tư duy màu sắc.Một vài hoạt động khác như nhảy múa, đi xe đạp, khiêu vũ, thậm chí nhiều bé còn được cha mẹ đưa đi tập bơi. Nếu bạn có một khoảng vườn rộng và sạch, an toàn có thể tạo cho bé một sân chơi bổ ích để trẻ thoải mái hoạt động ngoài trời sẽ rất tuyệt.