Không có gì tốt hơn việc một người mẹ nuôi con bằng sữa của mình. Sữa mẹ không những là nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, mà còn khẳng định một điều là vai trò cung cấp lượng nước đủ cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Dù có rất nhiều thực phẩm và sữa nhưng không có bất kỳ thứ gì thay thế được vai trò của sữa mẹ đối với em bé.
Không phải ai lần đầu làm mẹ cũng có đủ kinh nghiệm để chăm sóc trẻ nhỏ. Không ít những bà mẹ thiếu những thông tin khi lần đầu chăm sóc trực tiếp trẻ bằng sữa của mình hoặc chưa thể xác định được con mình có đang được bú sữa đúng cách và đúng tư thế hay chưa. Để có thêm những hiểu biết hoặc có thể kiểm chứng được mình đã cho con bú đúng cách hay chưa thì các bạn hãy theo dõi tiếp các mục dưới bài viết này.
Như thế nào là cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách?
Chắc hẳn không có bà mẹ nào còn xa lạ với việc trẻ em bú sữa mẹ. Tuy vậy, cũng cần phải biết rằng cách cho con bú sữa mẹ là một kỹ năng. Không phải ai cũng có thể thành thục ngay lúc đầu khi mới sinh đứa con đầu lòng.

Muốn cho con mình được bú thoải mái, đúng tư thế hay muốn sữa về nhiều thì tất cả đều phải học. Có thể sẽ mất thời gian lúc ban đầu, nhưng khi bạn nắm rõ các bước và cách thức thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản. Tất nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa mẹ và bé.
Không nên chỉ cho con mình nằm 1 tư thế mãi khi cho trẻ bú, các mẹ nên thay đổi tư thế thường xuyên, sao cho trẻ được bú sữa mẹ thoải mái nhất và mẹ cũng tìm ra được tư thế phù hợp nhất cho mẹ. Nó sẽ giúp cho mẹ tránh được mỏi mệt vì phải bế bé và cho bú trong thời gian tương đối dài.
Tư thế như nào thì tốt cho bé bú dễ hơn?
Có nhiều tư thế khác nhau khi cho trẻ bú sữa, bạn nên để ý hơn những điểm sau để tìm ra tư thế tốt nhất:
Xác định tư thế nằm thoải mái cho mẹ
Không phải cứ ôm và giữ trẻ trong người là đã cho con bú đúng tư thế. Đầu tiên, bạn phải xác định xem nằm hay ngồi sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Bởi việc người mẹ cảm thấy thoải mái sẽ tiết ra lượng sữa tích cực.
Một chiếc gối êm ái có thể giúp bạn chống đỡ trong suốt thời gian dài cho con bú. Không nên để các phần cơ thể căng cứng quá mức, đặc biệt là phần vai và lưng nên được thả lỏng hơn.
Thứ hai, chỉnh tư thế cho bé
Bạn phải xác định được đầu và toàn bộ cơ thế của bé có theo phương thẳng không? Em bé của bạn có thể sẽ không thể nuốt được sữa đã bú một cách dễ dàng khi mà cổ và đầu của bé bị sẹo hoặc lệch đi so với cơ thể bên dưới. Ngay cả khi bé nằm để đầu thấp hơn bụng trong khi bú cũng có thể dẫn đến trào ngược.
Chú ý đến cách ôm bé.
Cảm giác khi da của mẹ và bé ở gần nhau sẽ khiến cho bé nảy sinh nhu cầu ăn sữa. Bạn cần kiểm tra xem mình có đang ôm bé gần người hay không, để bé nằm hoặc ngồi sao cho mặt bé đối diện với bầu vú của mẹ.
Mẹ có thể giúp bé bú sữa tốt hơn bằng cách dùng tay ( hoặc gối) nâng đỡ sau phần cổ, vai và phần lưng để trẻ nằm theo tư thế đầu hơi ngửa ra sau là tốt nhất. Tư thế ôm này sẽ giúp cho trẻ dễ nuốt sữa hơn.
Ưu tiên tạo điều kiện để trẻ tự ngậm vú.
Cho trẻ lại gần bầu ngực và để chúng tự định vị rồi bú sữa là cách tốt nhất. Bạn không cần phải đưa vú hướng vào phía trước để vào miệng trẻ, điều này vừa khiến mẹ phải ưỡn người rất mỏi, vừa khiến bé ngậm vú kém.
Bé sẽ cần mở to miệng để có thể ngậm được hết núm vú. Để kích thích bé có thể đặt đầu vú ở vị trí giữa miệng và mũi bé. Khi đó bé sẽ tự mở miệng to để ngậm được núm vú của mẹ.
Trong quá trình cho bé bú, không nên dùng tay cố định đầu bé. Thay vì ôm chặt và để đầu ở yên một vị trí thì bạn nên đỡ nhẹ ở sau và cho trẻ hơi ngửa đầu sẽ tốt hơn.
Bạn đang gặp vấn đề về việc làm sao để trẻ ngậm vú tốt sao?
Nếu trong quá trình trẻ bú sữa mẹ, bạn phát hiện ra vì vài nguyên nhân mà trẻ không ngậm vú mẹ để bú bình thường thì bạn khoan hẵng lo lắng. Vài cách sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này:
Ôm trẻ sao cho từ thế như đã hướng dẫn ở mục trên. Cố ý đặt cho cơ thể bé gần mẹ, và đầu bé đối diện với bầu ngực, núm vú lúc này ở vị trí giữa phần miệng và mũi của bé. Điều này có thể xảy ra khi trẻ bị cảm cúm, nghẹt mũi nên cách bú này sẽ giúp chúng thoải mái hơn là nằm.
Nếu gặp vấn đề trong việc không biết làm sao cho trẻ mở miệng lớn để bú trong trường hợp trẻ bị nhiệt miệng chẳng hạn. Bạn có thể sửa tư thế bé bú sao cho đầu hơi ngửa ra sau. Lúc này môi trên của bé sẽ mở ra, cọ vào đầu vú mẹ và miệng của bé mở rộng ra hơn khi bú thẳng.
Tiếp theo, lúc đầu ngửa, cằm bé sẽ thuận theo chiều đó mà chạm vào vú trước. Lúc này vẫn tiếp tục ngửa đầu bé ra sau, sao cho lưỡi trẻ tiếp xúc với vú mẹ phạm vi rộng hơn.
Các trường hợp kể trên là khi các bé gặp vấn đề về sức khỏe như ốm, bệnh. Còn với trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên về cơ bản cũng đã biết cách tự bú mẹ dễ dàng và vòm miệng bé cũng to hơn trước. Bạn chỉ cần chú ý đến việc con bạn đã bú đủ no chưa và dừng đúng lúc là được.
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc cho con bú sữa mẹ, bạn có thể:
Khi cho trẻ bú sữa mẹ, không thể tránh khỏi những điều sẽ làm mẹ bối rối và không biết xử lý như thế nào. Những lúc như vậy, mẹ cần được chia sẻ và nhận sự giúp đỡ từ nhiều nguồn lực khác nhau.
Bạn có thể hỏi thăm những bác sĩ, y tá ở bệnh viện nơi bạn sinh sống, hoặc các trang mạng uy tín. Qua những tư vấn của họ bạn sẽ có cách để điều chỉnh phù hợp và khoa học hơn cho bé có một tư thế bú tốt.
Đừng ngại khi cho những người thân, đặc biệt là những người lớn tuổi trong gia đình biết tình trạng mà bạn đang mắc phải. Họ có nhiều kinh nghiệm có thể hướng dẫn bạn một cách đúng đắn.
Bạn muốn biết con bạn đã được bú đủ sữa hay chưa?

Trong trường hợp cho bé bú một thời gian dài, nhưng bạn chưa thể xác nhận bé đã đủ no chưa hay lượng sữa cung cấp cho trẻ đã đủ chưa thì bạn có thể tham khảo một số cách này để nắm bắt được tình hình:
Thời điểm đầu bé bú sẽ theo từng đợt, cách nhau một quãng thời gian ngắn nhất định, tốc độ nhanh hơn. Sau đó, những đợt bú này sẽ kéo dài và chậm lại.
Khi trẻ đã đủ no chúng sẽ bình tĩnh ngậm hoặc nhả vú ra nên bạn không cần phải quá lo lắng. Chính vì thế nếu bạn thấy má chúng vẫn tròn tức là đang hút sữa từ mẹ ra và bạn vẫn nghe thấy tiếng chúng nuốt tức là quá trình bú vẫn đang tiếp tục.
Trẻ quá đói sẽ phản ứng gay gắt. Khi bạn thấy trẻ tỏ ra hài lòng và thỏa mãn sau khi bú tức là chúng đã bú đủ no, bạn có thể ngừng cung cấp cho chúng được rồi.
Một dấu hiệu của việc trẻ được cung cấp đủ sữa là khi chúng tăng cân đều và khỏe mạnh. Điều này có thể được lý giải khi bạn cai sữa cho bé, chính vì sữa mẹ quan trọng nên sau khi cai bé thường sẽ sụt cân nặng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó rồi mới tập trung ăn dặm.
Thường thì bú đủ sữa mẹ sẽ khiến phân của trẻ không quá mùi. Đối với trẻ 1 đến 3 tuổi thì thường phân sẽ có mùi hơn vì chúng ăn cả thực ăn dặm và có bổ sung sữa bột pha theo công thức.
Chăm sóc trẻ ốm yếu bằng sữa mẹ
Không ai muốn đứa trẻ của mình ốm yếu, tuy nhiên đôi khi vẫn có những trường hợp trẻ sinh ra đã gặp phải những vấn đề không may như sinh non hay đau bệnh thì mẹ càng phải chăm sóc tốt hơn những đứa trẻ bình thường khác.
Nếu em bé của bạn lớn hơn 1 tuổi một chút và chúng bị các vấn đề về sức khỏe như ốm yếu, bệnh,… Bạn vẫn có thể áp dụng cách cho bú mà các y tá đã chỉ cho bạn sau khi sinh đó là chăm sóc kangaroo.
Đây là tư thế cho con bú mô phỏng theo tư thế của kangaroo mang con. Tức là bạn bế bé và đặt chúng nửa nằm nửa ngồi ngang thắt lưng của bạn. Cùng với đó là cho trẻ bú khi vị trí miệng bé chạm vào vú và đầu cao hơn thân người.
Sự tiếp xúc thân mật giữa mẹ và bé sẽ giúp trẻ ham bú hơn ngay cả khi chúng đang đau bệnh và kén ăn.