Đến một độ tuổi nhất định tầm tháng thứ 5 trẻ đã bắt đầu mọc răng và cho đến tháng thứ 30, chậm nhất cũng đến 3 tuổi thì trẻ đã hoàn thiện bộ răng của mình. Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm sóc cho trẻ ở giai đoạn đầu này. Về cơ bản, giai đoạn này răng vẫn còn yếu, được gọi là “răng sữa”. Cha mẹ có thể bắt đầu quá trình chăm sóc răng cho con của mình bằng cách tập cho chúng đánh răng ngay từ những giai đoạn đầu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng sản xuất cho trẻ em. ( đặc biệt các loại kem đánh răng có chứa florua bạn nhé).
Vào khoảng thời gian đầu khi tập cho trẻ đánh răng, bạn đừng lo lắng vì không thể có đủ thời gian hay có thể luôn bên cạnh để quản lý việc vệ sinh răng miệng một ngày nhiều lần cho trẻ. Vì bước đầu, việc quan trọng là tập cho trẻ có suy nghĩ phải đánh răng hằng ngày để tạo thành thói quen.
Bạn không nên cố gắng ép buộc con mình phải tập cho bằng được việc đánh răng. Việc đó sẽ làm cho con bạn sinh ra cảm giác chống đối, hãy tập cho chúng bằng cách nêu gương từ chính bạn và trẻ sẽ bắt chước, tự mình thực hiện. Hãy khen trẻ khi trẻ càng ngày càng tiến bộ nhé.
Một số mẹo vặt dành cho việc đánh răng của con bạn.
Khi trẻ còn nhỏ, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách vệ sinh răng miệng khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng việc vệ sinh răng miệng ở trẻ giống như ở người lớn được. Có một vài mẹo nhỏ sau đây mà bạn có thể tham khảo.
· Ở trẻ nhỏ vừa mọc răng đến 3 tuổi: Nên sử dụng một lượng rất nhỏ kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và dưới 3 tuổi. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên thì lấy một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu. Lưu ý: nên chọn lựa bàn chải thật chất lượng, sợi lông mềm mại để tránh làm tổn thương răng lợi của trẻ và đọc kĩ thành phần của kem đánh răng nhé vì trẻ nhiều khi sẽ vô tình nuốt phải.

· Bắt đầu bằng việc tập cho trẻ đánh răng, ban đầu có thể chưa kĩ, chỉ tập động tác. càng dần về sau, càng chải răng cho trẻ một cách kĩ càng hơn, bao phủ toàn bộ bề mặt răng. Từ trong ra ngoài, dưới lên trên để phòng ngừa mảng bám thức ăn còn dính lại. Các nha sĩ khuyên đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Ngay trước khi đi ngủ và lúc mới thức dậy hoặc có thể phù hợp với thói quen của bạn.
· Không phải tất cả trẻ đều hào hứng với đánh răng. Chúng có thể lười, bỏ qua hoặc chống đối. Vì vậy, bạn cần phải kiên nhẫn và tận tâm hướng dẫn cho trẻ. Một trong những cách khiến cho trẻ không bài xích là hãy biến việc đánh răng hằng ngày như một trò chơi, bạn cùng con hoàn thành việc đánh răng và dần dần con sẽ hoàn thành tốt.
· Cách để đánh răng cho con bạn dễ dàng. Đối với những trẻ còn bé, bạn cho trẻ ngồi trên đùi bạn, đầu tựa vào ngực bạn và bạn nhẹ nhàng đánh cho trẻ. Đối với những bé lớn hơn, bạn đứng từ phía sau và chỉ cho bé nghiêng đầu về phía sau để bạn đánh cho bé kĩ và chỉ cho bé tập làm quen dễ hơn.
· Chải răng cũng là một nghệ thuật, hãy hướng dẫn trẻ chải răng thành đường vòng tròn, từ trong ra ngoài, trên xuống dưới, bao phủ tất cả bề mặt răng. Đặc biệt khuyến khích trẻ nhổ bọt kem đánh răng ra ngoài và khi súc miệng không được nuốt.
· Các loại kem đánh răng cho trẻ thường có vị ngọt và mùi thơm như hoa quả. vì vậy, khi trẻ đánh răng, bạn hãy quat sát lượng kem phù hợp và dặn trẻ không được ăn hoặc nuốt kem đánh răng.
· Thời gian đầu bạn nên giúp con bạn đánh răng, dần về sau sẽ tập cho chúng tự lập, tốt nhất là càng sớm càng tốt.
Hãy dẫn con bạn đến phòng khám nha sĩ thường xuyên.
Rất nhiều trẻ em sợ hãi việc đi đến phòng khám và gặp nha sĩ. Chúng ám ảnh vì tiếng la hét của những đứa trẻ khác thực hiện việc khám răng hoặc “nhổ răng”. Điều này dẫn đến rất nhiều rắc rối. Bạn hãy tập cho trẻ thích nghi môi trường ở phòng khám nha khoa bằng cách mỗi lần đi khám răng của mình bạn hãy dẫn bé theo.

Việc khám răng thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình trạng răng của con mình. được tư vấn cụ thể và có thể phát hiện tình trạng xấu ngay từ ban đầu, từ đó có thể điều trị cho trẻ sớm. Tránh được những vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng mọc xấu phải niềng, chỉnh hoặc mọc chồng lên nhau phải nhổ. Răng rất quan trọng, để nụ cười tỏa sáng.
Đường – Tác nhân gây sâu răng ở trẻ.
Trẻ em đa số đều rất thích ăn ngọt. Nhưng đường lại là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ. Bởi vì thời điểm này vị giác của trẻ ưa những đồ ăn và thức uống ngọt. Những thức ăn có lượng đường lớn như kẹo, bánh,… và những loại thức uống khác mà trẻ ưa thích chúng thường ăn nhiều hơn. ngoài ra, việc sử dụng trong thời gian dài những thực phẩm có chứa nhiều đường và tần suất ăn liên tục cũng khiến cho răng của trẻ bị sâu nhanh hơn.
Các laoij như kẹo mút và đồ uống ngọt, có gas được đóng chai theo công thức đặc biệt có hại cho cả sức khỏe và đặc biệt với răng lợi của trẻ vì chúng được ủ với đường hóa học trong thời gian dài. Sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ tích tụ lại trong cơ thể, bám vào chân răng là môi trường thuận lợi làm cho răng bị ố vàng, mảng bám và ổ sâu.
Các nghiên cứu đã cho thấy ở trong trái cây và sữa tự nhiên có chứa các loại đường rất tốt cho sức khỏe của trẻ và ít gây hại cho răng. Vì vậy, bạn hãy cho trẻ ăn những hoa quả thay vì đường từ bánh kẹo và không cần phải cắt giảm hạn chế ăn hoa quả vì chúng chứa đường.
Vậy làm như thế nào để cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn của trẻ để tránh sâu răng ?
Nếu bạn đang phân vân hay muốn tìm hiểu những cách giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn của con bạn nhằm ngăn ngừa sâu răng thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
· Nếu được, bạn hãy tránh những đồ uống đóng chai có đường, gas. Những loại thức uống tốt nhất cho trẻ nhỏ là nước lọc thông thường và sữa. Vừa đảm bảo sức khỏe lại tránh được các tình trạng về răng như sâu răng, hôi miệng nữa ạ.
· Ở những bạn trẻ còn nhỏ, có thói quen dùng bình sữa thì bạn có thể làm sạch bình rồi vắt sữa mẹ và để vào đó cho trẻ uống hoặc là nước lọc đã đun sôi để nguội. Nhưng đừng dùng cách này với nước hoa quả và nước có đường đóng chai nhé, vì thói quen nhâm nhi bình sữa của trẻ sẽ dễ gây sâu răng nếu nó kéo dài.
· Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, các mẹ có thể cho trẻ uống nước bằng cốc không có đường viền. Một phần để trẻ làm quen, phần khác cốc không có đường viền sẽ đỡ làm đau miệng trẻ và trẻ dễ uống nước hơn.
· Khi bước vào thời kỳ trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Bạn hãy khuyến khích cho em bé của bạn ăn những thức ăn mặn và đồ uống không chứa đường. đừng vì muốn con ăn ngon mà nấu đồ ngọt nhé bạn. Khi mua những thức ăn cho trẻ ở dạng đóng hộp, kể cả khi đó là thức ăn mặn thì các bà mẹ cũng phải kiểm tra thành phần của sản phẩm xem có đường hay không và lượng đường như thế nào nhé.
· Nếu như bắt buộc bạn chọn cho trẻ ăn thức ăn ngọt và nước hoa quả thì nên cho trẻ ăn vào bữa chính. Pha loãng tỉ lệ 1/10 nước trái cây và nước lọc nhé. Một lưu ý khác là không nên cho trẻ uống nhiều hơn 1 lần nước trái cây/ 1 ngày ( khoảng 150ml) .
· Bạn đừng tạo cho trẻ thói quen ăn bánh quy hoặc đồ ngọt và hãy thống nhất với người thân trong gia đình vì những lúc bạn đi vắng trẻ có thể lén ăn. bánh quy chứa nhiều đường, lại dễ dính vào răng khi trẻ nhai và để lâu sẽ hình thành mảng bám. Thay vào đó hãy mua đồ chơi với hình dạng tương tự để trẻ có thể thỏa sức nô đùa.

· Thời điểm buổi tối trước lúc đi ngủ, để tốt cho răng các mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa và nước đun sôi để nguội không nên ăn thêm những những loại bánh trái và nước ngọt nữa.
· Hãy tham khảo kỹ hướng dẫn của bác sĩ và đọc hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi cho con uống ( về hàm lượng đường,…).
· Ngoài ra, việc kiểm tra lượng đường mà cả gia đình bạn tiêu thụ cũng rất quan trọng.
· Các loại như Sucrose, glucose, dextrose, maltose, fructose và tinh bột thủy phân đều là những chất đường. Đường đá hoặc siro, mật ong, đường thô, đường nâu, đường mía, đường muscovado và nước hoa quả cô đặc cũng là những chất chứa đường nhưng nó ít gây các vấn đề về răng và rất tốt cho sức khỏe.
Cho trẻ ngậm vú giả có ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng của trẻ không?
Trẻ có thói quen ngậm và nhâm nhi núm vú giả hoặc nhiều trẻ còn để tay vào miệng để ngậm. Bạn có thể cho con của bạn sử dụng núm vú giả nhưng phải dừng sử dụng những thứ đó sau khi trẻ đủ 12 tháng tuổi. Trẻ ngậm và nhai núm vú có thể làm răng bị thưa, hở khi mới hình thành. Từ đó, một phần gây ảnh hưởng đến hình dáng răng, làm xấu đi, phần khác dẫn đến cản trở việc phát âm và hình thành lời nói ở trẻ.
Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý không để những chất ngọt dính vào những vật mà trẻ hay nhét vào miệng mân mê, khi đó bạn khó phát hiện và không kịp thời vệ sinh, để lâu sẽ gây sâu răng .