Cách các mẹ kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức cho bé.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Với những mẹ lần đầu làm mẹ thì thường sẽ có nhiều thắc mắc và thiếu tự nhiên khi cho con bú trực tiếp ở vú mẹ. Thời gian đầu, có thể sẽ gây đau đớn cho mẹ, nhưng sau đó, có thể mọi việc sẽ ổn định hơn. Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể tập ăn dặm và trẻ cũng đã mọc một vài chiếc răng. Có thể sữa mẹ không thể đủ làm bé no bụng được và bé sẽ vì ngứa răng mà cắn vào đầu vú của mẹ gây đau đớn. Chính vì vậy, ngoài bú sữa mẹ thì cần kết hợp cho bé ăn ngoài và bú sữa pha để trong bình.

Ban đầu có thể mất một ít thời gian để mẹ sắp xếp và trẻ làm quen với điều đó. Nhưng về cơ bản trẻ đã có những lúc bú bình trong giai đoạn sơ sinh trước 1 tuổi nên sẽ không mất quá nhiều thời gian để kết hợp giữa việc bú sữa mẹ và bú bình.

Một số lý do phải kết hợp bú sữa mẹ và sữa công thức

Trong một số trường hợp đặc biệt thì cách kết hợp giữa việc bú sữa mẹ với bú bình là vô cùng cần thiết. Cách làm này vừa dễ áp dụng lại đảm bảo cho con bạn có thể ăn uống một cách đầy đủ và no bụng.

Các trường hợp kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ và bú bình:

Trong một số trường hợp thì mẹ cần cho trẻ ăn kết hợp giữa bú sữa mẹ và bú bình như khi trẻ đang bú sữa mẹ và chưa cai sữa nhưng mẹ phải đi làm và không thể cho bé bú trực tiếp được thì mẹ có thể vắt sữa ra bình, bảo quản cẩn thận và cho bé bú bằng bình.

mẹ cho con bú bình
mẹ cho con bú bình

Một trường hợp khác là vì nhiều nguyên nhân ở mẹ mà trẻ uống sữa công thức bằng bình từ sớm. Các nguyên nhân có thể kể đến như trẻ được nuôi trong lồng kính hoặc mẹ không về sữa kịp thời, lượng sữa ít,… sau khi đã ổn định thì muốn cho bé tập từ uống sữa bình sang bú sữa trực tiếp ở mẹ.

Nếu cho trẻ uống sữa công thức pha nhiều trẻ sẽ no và uống ít sữa mẹ hơn. Do đó, lượng sữa mẹ tiết ra sẽ bị ảnh hưởng. Lượng sữa mẹ có thể tiết ra nhiều hay ít do nhu cầu bú của trẻ. Nhiều bằng chứng cho thấy nếu lúc mới sinh trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên mà thay vào đó là sữa pha và uống bằng bình sữa thì trẻ có thể không cần bú luôn sữa mẹ vì chúng đã quen với việc mút và nhấm nháp đầu núm của bình sữa.

Những vấn đề này có thể khiến cho việc các mẹ nuôi con bằng sữa của mình gặp khó khăn hơn. Nếu trẻ được dùng sữa từ bình từ lúc mới sinh thì có thể trẻ sẽ quen với việc đó và khiến việc tập cho bé bú sữa mẹ là khó hơn nhiều.

Khi trẻ lớn hơn một chút việc bú sữa mẹ không còn quá cần thiết do trẻ đã bắt đầu ăn dặm, thậm chí là bắt đầu cho việc cai sữa để bé tập trung vào ăn uống thực phẩm ngoài, thực phẩm ăn dặm nhiều hơn. Đồng thời giai đoạn sau này lượng sữa của mẹ cũng không bị ảnh hưởng bởi lượng trẻ bú nữa, không gây cảm giác căng tức cho mẹ.

Tập thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức khi trẻ lớn hơn.

Giai đoạn đầu đời của bé rất quan trọng, sữa mẹ là nguồn cung cấp cần thiết và duy nhất cho trẻ vào giai đoạn đầu đời. Tuy vậy nhưng khi trẻ lớn hơn và dần đến tuổi cai sữa thì mẹ cũng cần tập dần cho bé uống sữa công thức để tạo tiền đề cho việc cai sữa của bé.

Những lưu ý khi kết hợp cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức từ bình:

Lượng sữa mà mẹ tiết ra phù hợp với nhu cầu của trẻ. Để tránh tình trạng lúc thay thế sữa cho bé mà mẹ bị căng ngực, đau và sưng, thậm chí bị viêm thì mẹ nên thay đổi tỉ lệ sữa công thức cho trẻ từ ít đến nhiều hơn để cơ thể mẹ làm quen và trẻ cũng thích ứng với loại sữa mới.

Nếu mẹ sắp quay lại và làm việc thì nên bắt đầu việc kết hợp bú sữa mẹ và sữa pha chế công thức từ sớm, trước đó vài tuần. Ngay cả khi bạn ở gần cũng hãy thử vắt sữa mẹ và cho vào bình để bé ăn tập làm quen với núm vú giả.

Nếu trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên và đã tập làm quen với việc uống nước hoặc sữa từ cốc thì bạn có thể cho trẻ uống sữa luôn trên cốc và bỏ qua bình sữa có núm vú.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại cốc và đồ uống khác cho trẻ.

Tập cho trẻ bắt đầu bú bình sữa có núm

Đối với một em bé đã quá quen với việc bú sữa mẹ trực tiếp thì có thể lúc chuyển qua bú sữa từ bình bé sẽ chưa thể làm quen ngay lập tức. Cần một thời gian nhất định để trẻ chuyển từ bú ti mẹ sang bú bình vì động tác và thói quen khác nhau.

trẻ bú núm
trẻ bú núm

Thông thường thì khi muốn tập cho bé bú bình, mẹ nên cho bé dùng ngay khi bé vui vẻ và thoải mái thay vì khi bé đói sẽ tốt hơn. Bởi vì lúc bé đang thoải mái bé có thể phối hợp và làm theo dễ dàng. Đến khi bé đói, bé sẽ không còn quan tâm bất kì việc gì khác ngoài việc tìm vú mẹ và bú. Bé có thể cáu gắt và quấy khóc khi bú bình nhưng không được vì không quen.

Khi muốn cho bé tập bú sữa bình, bạn có thể nhờ người khác cho bé dùng thay vì chính bản thân bạn làm điều đó, vì trẻ có thể sẽ ngửi thấy mùi sữa từ cơ thể mẹ, bé sẽ đòi và không hợp tác uống.

Hãy thử sử dụng nhiều tư thế khi cho trẻ bú bình hoặc bú sữa mẹ thay vì luôn luôn 1 tư thế.

Bắt đầu lại việc cho con bú

Nhiều trẻ khi mới sinh do đặc điểm sinh lý của mẹ hoặc do trẻ bị sinh non mà phải nằm riêng trong lồng kính phải bú sữa bình. Sau thời gian đó nếu bạn muốn cho trẻ tập làm quen với việc bú sữa mẹ nhiều hơn bú bình thì bạn phải tìm kiếm sự giúp đỡ của người hộ lý hoặc y tá để nhờ họ hướng dẫn.

mẹ cho con bú
mẹ cho con bú

Các mẹo giúp bé nảy sinh ý muốn bú sữa mẹ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tiếp xúc thân mật giữa mẹ và bé có thể giúp mẹ tiết ra sữa và bé nảy sinh ý muốn bú sữa mẹ một cách tự nhiên. Để tăng sự tiếp xúc thân mật này, mẹ hãy ôm ấp bé vào lòng và âu yếm trẻ nhiều hơn, sự tiếp xúc giữa da người mẹ và da bé sẽ gây ra phản ứng kích thích sản sinh ra sữa ở mẹ tốt hơn và trẻ cũng ngửi thấy mùi sữa quen thuộc.

Nếu trong giai đoạn trẻ tập ăn và trẻ bú ít sữa mẹ đi thì có thể cơ thể mẹ vẫn chưa thể thích ứng được và sản sinh lượng sữa như trước đó hoặc sẽ không tiết ra sữa nữa. Khi gặp phải các trường hợp này mẹ có thể thử vắt sữa thường xuyên. Điều này sẽ giúp giải phóng hormone prolactin, kích thích tạo sữa và giảm cơn căng tức ngực của mẹ.

Việc vắt sữa có thể diễn ra khoảng 5 đến 8 lần một ngày, trong đó 1 lần vào ban đêm là lý tưởng nhất. Bạn có thể tham khảo ý kiến của y tá để biết cách vắt sữa bằng tay hoặc máy.

Đối với những bé bú bình từ nhỏ và kết hợp tập bú sữa mẹ sau đó thì để tăng cho bé cảm giác gần gũi với mẹ và sữa mẹ bằng cách ôm bé khi bé uống sữa bình và áp sát bé vào vú.

Nếu em bé có dấu hiệu thích ngậm ti hãy cho bé bú ít và lặp lại thường xuyên. Bạn không cần phải lo lắng bé không bú trong thời gian dài lúc ban đầu mới tập bú sữa mẹ.

Không ép buộc trẻ ngậm vú của mẹ lúc mới tập, hãy tìm thời điểm trẻ vui chơi, thoải mái và tỉnh táo nhất, đặc biệt là trẻ không đói và chúng có thể tập bú mẹ như một trò chơi.

Giảm dần lượng sữa pha và tăng dần lượt bú sữa mẹ lên nếu bạn muốn con học lại bú sữa mẹ.

Yêu cầu sự giúp đỡ từ y tế và người có kinh nghiệm cho con ăn kết hợp bú mẹ và bú bình sữa.

Nếu trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có bất kỳ thắc mắc gì về việc kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ và bú sữa công thức từ bình có núm thì bạn có thể làm những cách sau:

Tham khảo ý kiến từ những nữ y tá, bác sĩ và kể cả những người đi trước có kinh nghiệm về việc chăm sóc trẻ nhỏ và cho con bú kết hợp.

Thường xuyên tham khảo các thông tin từ những trang web uy tín, đặc biệt bạn cũng có thể tìm kiếm những thông tin liên quan khác ở đây.

Việc chăm sóc 1 đứa trẻ là không dễ dàng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của các bậc phụ huynh. Ngoài việc phải chăm sóc cho trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh thì việc ăn uống là yếu tố quan trọng nhất cần chú ý. Việc kết hợp giữa cho trẻ ăn bằng bú trực tiếp sữa mẹ và bú bình sữa công thức là việc cần thiết để đảm bảo bé được no bụng và có sức đề kháng tốt.