Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng ở trẻ nhỏ. Có thể kể đến một số nguyên nhân như thời tiết đột nhiên thay đổi, các thực phẩm hoặc thành phần trong thực phẩm, một số loại thuốc có thành phần mà bé bị dị ứng,… Trong đó đáng phải nhắc đến nhất chính là dị ứng do ăn phải thức ăn không sạch, không có nguồn gốc rõ ràng hoặc có thành phần mà cơ địa của trẻ bị kích ứng. Các mẹ khi thấy con mình khó chịu do dị ứng thường rất lo ngại và tìm mọi cách để cải thiện tình hình. Nhưng trên hết, ông bà ta có câu “phòng hơn chữa” bạn nên để ý và quan sát mọi sự thay đổi của trẻ, những món ăn mà trẻ dễ bị dị ứng để tránh đưa chúng vào thực đơn. Việc hiểu rõ các nhóm thực phẩm, biểu hiện giúp các bà mẹ bỉm sữa tránh được dị ứng cho con từ sớm.
Dị ứng do uống sữa ngoài.
Trong dị ứng do các loại thức ăn đem lại, có thể nói dị ứng sữa là dị ứng hay gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Đa số các trường hợp dị ứng sữa thường xảy ra vào những tháng đầu đời của trẻ.
Nguồn sữa mẹ dồi dào thì bạn nên cho bé bú sữa mẹ đến khi hơn 1 tuổi là tốt nhất hoặc có thể bổ sung và thay thế bằng sữa pha theo công thức. Vừa đảm bảo sức đề kháng của trẻ vừa an toàn và tránh các nguy cơ ngộ độc do sữa ngoài.

Nếu trong một số trường hợp như sữa mẹ quá ít không đủ cho con bú, hoặc trẻ không được bú sữa mẹ và con bạn bị dị ứng với sữa bò thì bạn hãy nói chuyện với các bác sĩ tìm hiểu về các loại sữa tốt và cách pha sữa theo công thức.
Thành phần trong thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ dị ứng không có nghĩa khi ăn có thể chắc chắn bị dị ứng. Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho bé bú sữa, bạn không nhất thiết phải tránh ăn các thực phẩm được cho là dễ dị ứng ( chẳng hạn như đậu phộng) .Vì về cơ bản chúng cũng chữa những chất dinh dưỡng cần thiết phải cung cấp cho mẹ và trẻ. Tất nhiên, trừ khi bạn bị dị ứng với chúng thì không nên sử dụng. Nêu không thì bạn có thể sử dụng bình thường, không có vấn đề gì cả theo tháp dinh dưỡng.
Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm và vào thời kỳ trẻ hơn 1 tuổi thì cho ăn thức ăn đặc hơn, lúc này bạn hãy tìm hiểu kỹ về các nhóm thực phẩm dễ gây phản ứng dị ứng ở trẻ kể cả nguy cơ rất nhỏ. Sau đó, xây dựng một chế độ ăn riêng cho bé.
Một số loại thức ăn tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng ở trẻ như đậu phộng, một số loại quả như hạnh nhân, cá, các loại hải sản, sữa,…Một số loại khác nằm trong nhóm trái cây như bí đỏ, việt quất. Mù tạt và các loại chất phụ gia trong các thực phẩm đóng hộp như benzoat, salicylate hay gia vị nấu ăn như bột ngọt cũng có thể dẫn đến dị ứng ở trẻ.

Khi chăm sóc con, các bạn có thể chú ý đến các vấn đề như tiền sử bệnh lý dị ứng của bố mẹ, gia đình của bạn xem có bị dị ứng với thực phẩm nào không hoặc có thể rút kinh nghiệm từ những lần con bị dị ứng trước đó để tránh nó lặp lại. Qua đó, cẩn thận hơn trong việc chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Nếu gia đình hoặc bé có các bệnh lý dị ứng như chàm, hen suyễn thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và khám sức khỏe cho bé khi thấy bé có dấu hiệu dị ứng. Bởi lẽ, dị ứng cũng có cấp độ nặng, nhẹ và đôi khi rất nguy hiểm.
Các loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng ở trẻ
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.
Nhiều nghiên cứu cho biết cứ cứ 100 trẻ sẽ có 2 đến 3 bé bị dị ứng với đạm sữa bò. Ở những trẻ không được bú sữa mẹ hoặc gia đình có tiền sử dị ứng đạm có trong sữa bò thì tỉ lệ này sẽ cao hơn.
Đây là một loại phản ứng của cơ thể tác động ngược lại với các thành phần đạm có trong sữa bò .
Phản ứng dị ứng này sẽ xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể bé cho rằng protein trong sữa bò gây hại cho cơ thể và từ đó sẽ sản sinh ra các kháng thể có tác dụng trung hòa.
Hai loại protein có trong sữa bò thường sẽ gây ra dị ứng ở trẻ là Casein ( Trong phần sữa rắn) và whey ( trong phần lỏng). Do đó, sữa bò được cho là loại thực phẩm dễ gây dị ứng hàng đầu cho trẻ. Người bị dị ứng đạm sữa bò có nguy cơ mắc dị ứng với các thực phẩm khác cao hơn như trứng, đậu phộng,…
Thứ hai là trứng ( thường là lòng đỏ trứng).

Trứng rất tốt cho sức khỏe của bé nhưng bạn nên cẩn trọng khi chọn trứng. Có một số loại trứng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có tem và được bán rải rác với giá thành rẻ thì bạn không nên sử dụng.
Nhóm thứ 3 là các thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa đậu đen.
Các loại này thường được đem vào thực đơn của trẻ nhằm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu nhưng có một số thành phần vẫn gây dị ứng cho trẻ ( ở mức thấp ).
Nhóm thứ 4: Các loại khác
- các loại hạt và đậu phộng ( ở dạng nghiền hoặc xay ra). Đậu nành cũng nằm trong nhóm này.
- Các động vật giáp xác, có vỏ ( tuyệt đối không cho trẻ ăn sống và phải nấu chín, kỹ, sôi nếu có cho trẻ sử dụng.
- hải sản như cá, tôm, cua, mực,… mẹ nên để ý và không nên cho trẻ ăn nếu trẻ bị dị ứng với chúng.

Trong một số nghiên cứu, đối với một đứa trẻ mà nói thì các thực phẩm kể trên rất có lợi cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng. Chúng thường được đưa vào bữa ăn của bé. Nhưng nếu chẳng may bé bị dị ứng với chúng thì thật là đáng tiếc, bạn nên tránh sử dụng trong bữa ăn của trẻ.
Nếu như có thể đảm bảo loại bỏ được những chất gây kích ứng trong quá trình nấu chín thì vẫn có thể cho trẻ sử dụng.
Có nhiều nghiên cứu lại cho rằng việc trì hoãn không cho trẻ ăn trứng hoặc đậu phộng trong thời gian dài quá 6 đến 12 tháng có thể làm tăng các nguy cơ gây dị ứng ở trẻ với những thực phẩm này.
Rất nhiều trẻ dị ứng trứng và sữa trong thời gian nhất định nào đó nhưng đối với việc dị ứng do ăn đậu phộng, hải sản thì có thể kéo dài cả đời của trẻ. đồng nghĩa với việc sẽ không thể ăn được các loại thực phẩm đó nếu không muốn gặp rắc rối.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn khuyên bạn nên chú ý quan sát tình trạng của con, để ý những thực phẩm mà con bạn bị dị ứng. Khi lựa chọn thực phẩm nên đọc kỹ nhãn dán để biết về thành phần xem có gì khiến con bạn bị dị ứng không. Nếu có các loại thực phẩm được chỉ định là dễ gây dị ứng cho người mẫn cảm, mà bạn lại không chắc chắn thì tốt nhất không nên mua về và sử dụng.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng thực phẩm.
Khi trẻ ăn phải đồ khiến chúng dị ứng, thường thì các dấu hiệu sẽ xuất hiện sau khi ăn vài phút cho đến vài giờ tùy vào mức độ nghiêm trọng và tiêu hóa thức ăn. Có rất nhiều triệu chứng cho thấy em bé của bạn đã bị dị ứng, trong đó có thể dễ dàng quan sát được như là:
- Các dấu hiệu về da: Trẻ bị nổi các ban đỏ, ngứa ngáy quanh miệng, trong bề mặt miệng, lưỡi và bao gồm cả cổ họng. Ngứa da và ban đỏ có thể nổi lên ở toàn thân, môi của trẻ bị sưng phù lên, mặt và mắt bị phù.
- Các dấu hiệu về hệ tiêu hóa: trẻ có thể sẽ bị buồn nôn, nôn mửa hết các thức ăn, đau bụng vật vã và đi ngoài ra phân lỏng ( tiêu chảy và nôn mửa)
- Các dấu hiệu biểu hiện trên mắt và mũi: mắt của trẻ bị ngứa, chảy nhiều nước mắt, ngứa mũi, chảy nước mũi. trẻ có thể bị thở khò khè, nghẹt mũi dẫn đến khó thở.

Ở một vài trường hợp mà bị dị ứng nặng trẻ cũng có thể có một số biểu hiện như: Phù thanh môn, Co thắt phế quản ( Biểu hiện ra ngoài ở chỗ trẻ khó thở, thở rít, gấp gáp). Nhiều trường hợp còn dẫn đến tụt huyết áp. Các mẹ phải rất để ý vì các triệu chứng này thường xuất hiện và diễn biến rất nhanh, nặng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho bé.
Đó là với trường hợp trẻ phát dị ứng trong thời gian ngắn, còn có nhiều trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn ( thường là vài ngày sau khi ăn). Các triệu chứng như Viêm da cơ địa, đau bụng kèm theo đó là tiêu chảy hoặc phân nhầy máu.
Đó là trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng ( phản vệ) gây nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ. Bạn hãy tiếp nhận sự tư vấn và điều trị của bác sĩ nếu bạn nghĩ con bạn đang bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể nào đó.
Đừng vì thế mà cắt bỏ hẳn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho bé. Hãy hỏi thăm ý kiến người thân và bác sĩ để tìm các nguồn thực phẩm tương tự có thể thay thế chẳng hạn thay sữa bò bằng sữa công thức.
Các loại phụ gia thực phẩm.
Trong các loại thực phẩm có thể có một lượng phụ gia. Lý do là để bảo quản thực phẩm lâu hơn hoặc tạo màu sắc và hương vị cho món ăn.
Các sản phẩm có chứa phụ gia đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và chỉ được bày bán trên thị trường khi nó nằm ở mức an toàn. Các thực phẩm đã được kiểm định về mức độ phụ gia sẽ được ghi nhãn mác. Trên nhãn mác bao gồm các kí hiệu đặc biệt và chức năng của từng loại. Ví dụ như “tạo màu”, “tạo hương vị” hoặc “bảo quản”.
Nhiều trẻ sẽ có phản ứng không tốt khi sử dụng các thực phẩm có chứa chất phụ gia như sulphite nhưng không có phản ứng dị ứng với các thực phẩm thông thường như trứng và sữa
Các bạn cần làm gì khi trẻ bị dị ứng với thức ăn?
Nguyên tắc đầu tiên là bạn phải sớm phát hiện những nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ và tránh tiếp xúc với các thực phẩm đó. Nếu thấy không ổn cần thay đổi chế độ ăn uống và cẩn trọng trong quy trình lựa chọn thực phẩm.
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào về dị ứng ở con bạn, không nên kéo dài thời gian. đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xem xét tình hình, thăm khám cho trẻ và thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết. Qua đó, trẻ được điều trị kịp thời, nhanh chóng tránh được nhiều rủi ro không đáng có. Đến gặp bác sĩ và được làm xét nghiệm cũng có thể giúp bạn xác định được thành phần nào trong thức ăn gây dị ứng cho trẻ.
Khi đã xác định rằng con bạn thật sự đã bị dị ứng thức ăn, việc điều trị phải diễn ra ngay và có thể áp dụng hai biện pháp chủ yếu sau:
- Loại trừ loại thực phẩm đó ra khỏi bữa ăn của trẻ: Nhằm tránh việc trẻ bị lại vào lần sau ăn.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ một cách thích hợp: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, đọc trước hướng dẫn sử dụng. Thuốc có thể là đường uống hoặc bôi ngoài da tùy vào loại dị ứng.