Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn đang ở giai đoạn sơ khai. Thật khó để có thể chống chọi lại được sự tấn công của mọi loại vi khuẩn và virus có hại. Có rất nhiều các tác nhân gây hại lên hệ tiêu hóa của bé, nhưng nghiêm trọng hơn cả có lẽ vẫn là căn bệnh bại liệt – nguyên nhân hàng đầu gây ra di chứng liệt suốt đời ở trẻ nhỏ. Để phòng ngừa bệnh bại liệt, mẹ hãy cho bé đi tiêm phòng vắc xin để cho bé có một sức đề kháng đủ khoẻ mạnh chống chọi lại với bệnh.
Bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Bệnh bại liệt có tên khoa học là Poliomyelitis. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Polio gây ra ở hệ tiêu hóa của bé.
Hầu hết, ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh bại liệt. Nhưng chủ yếu là những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:

- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
- Người ở vùng có dịch bại liệt
- Người có tiếp xúc với các chất thải từ người mắc bệnh
- Người chưa từng được tiêm/ uống vắc xin phòng bệnh này.
Như vậy có thể thấy được rằng, bệnh bại liệt thường có xu hướng hướng đến những đối tượng đặc biệt: trẻ nhỏ, người mắc bệnh,… Tất cả những đối tượng này đều có một sức đề kháng, một hệ miễn dịch yếu ớt nhất.
Mức độ nguy hiểm của căn bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Bệnh bại liệt trước đây được coi như là một “nỗi khiếp sợ” của tất cả mọi người trên toàn cầu. Trong những năm đầu thế kỷ XX, nó không những gây tử vong cho hàng chục, hàng trăm ngàn người mà nó còn để lại những di chứng tàn tật suốt đời.
Giữa thế kỷ XX, tỷ lệ các ca bệnh bại liệt tại Việt Nam là 126.4/100,000 dân. Chỉ sau đó vài năm, khi Việt Nam đã chế tạo thành công vắc xin phòng bệnh bại liệt, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh này đã giảm đi đáng kể và ngăn chặn tuyệt đối sự lây lan trong nước.
Một vài năm gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê được đã có 66 bệnh nhân mắc bệnh bại liệt vào năm 2019 tại 2 quốc gia Pakistan và Afghanistan. Nó là đáng báo động khi con số này đã tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Bệnh bại liệt mang tính truyền nhiễm qua đường tiêu hóa bằng cách xâm nhập vào các loại thực phẩm ăn uống hằng ngày. Mục tiêu tiếp theo của loại virus này là lan vào các hạch mạc treo. Và cuối cùng là gây tê liệt cho hệ thần kinh.
Vật chủ duy nhất của bệnh này là con người và nó có thể tồn tại trong thời gian dài, từ vài tuần đến vài tháng ở môi trường bên ngoài. Sẽ là nguy hiểm nếu như mọi người không đồng lòng phòng ngừa đẩy lùi dịch bệnh. Nên hãy đi tiêm/ uống phòng ngừa vắc xin để đảm bảo được tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng cao nhất có thể. Chỉ có như vậy, dịch bệnh nguy hiểm này mới được ngăn chặn.
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh bại liệt
Có 4 thể bệnh gây ra các triệu chứng của bệnh bại liệt. Mỗi thể sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Thể liệt mềm cấp điển hình
Dấu hiệu ban đầu của thể bệnh này là bé sẽ có các phản ứng sốt, chán – bỏ ăn, đau đầu, nôn ói, đau cơ tay – chân, lưng,… Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng liệt không đối xứng. Tình trạng nặng nề nhất có lẽ là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Nếu bé bị liệt các cơ tay – chân mà không thể phục hồi sẽ khiến bé khó hoặc không thể vận động, khó khăn cho cuộc sống sau này.
Thể viêm màng não vô khuẩn
Biểu hiện ban đầu: sốt, đau đầu, đau các cơ và cứng gáy.
Thể nhẹ
Bé có các biểu hiện gồm: sốt, trằn trọc khó ngủ, đau đầu, nôn ói, táo bón. Ở thể này, bé có thể tự phục hồi sau vài ngày.
Thể ẩn
Tuy ở thể ẩn, bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Nhưng, thể nhẹ vẫn có khả năng tiến triển xấu.
Dù chỉ có một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ (1%) nhưng những người bị bệnh mắc phải chứng liệt điển hình vẫn có thể bị liệt tủy sống, liệt cơ hô hấp. Nó sẽ để lại các di chứng suốt đời và tệ hơn, có thể dẫn đến tử vong.
Tiêm chủng phòng ngừa bệnh bại liệt với các loại vắc xin
Để phòng ngừa bệnh bại liệt, có nhiều mũi tiêm phòng vắc xin cho bệnh này. Có thể uống vắc xin OPV, hoặc tiêm vắc xin 6in1, vắc xin 4in1,…

Với vắc xin OPV
Bé cần được uống đủ 3 liều vắc xin phòng bệnh bại liệt. Vắc xin OPV này thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế nên nó hoàn toàn miễn phí.
Lần 1: khi bé được tối thiểu 2 tháng tuổi
Lần 2: khi bé được 3 tháng tuổi
Lần 3: khi bé được 4 tháng tuổi.
Trong các chiến dich sau, bé hoàn toàn có thể được uống bổ sung thêm.
Với vắc xin 6in1
Vắc xin 6in1 được tiêm cũng là một cách giúp bé phòng ngừa được bệnh bại liệt. Vắc xin bại liệt đã được tích hợp trong loại vắc xin 6in1 này.
Có 2 loại vắc xin 6in1 là Hexaxim của Pháp và Infanrix Hexa của Bỉ. Hai loại vắc xin này nằm trong danh mục các mũi tiêm dịch vụ (tiêm có trả phí) nên mẹ cần cân nhắc cho bé.
Hai loại vắc xin này được tiêm cho bé vào các thời điểm:
Lần 1: khi bé được ít nhất 2 tháng tuổi
Lần 2: sau mũi 1 từ 1 – 2 tháng (khi bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi)
Lần 3: sau mũi 2 từ 1 – 2 tháng (khi bé được 4 hoặc 6 tháng tuổi)
Lần 4: khi bé được 16 – 18 tháng tuổi.
Vắc xin 4in1
Đây là một loại vắc xin của Pháp có tên gọi Tetraxim. Nó có thể phòng ngừa 4 bệnh chỉ trong 1 mũi tiêm là bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.
Tiêm vắc xin Tetraxim, bé cần tiêm 5 mũi.
Mũi 1, 2 và 3: khi bé được 2 – 3 – 4 tháng tuổi.
Mũi 4: khi bé được 16 – 18 tháng tuổi
Mũi 5: khi bé được 4 – 6 tuổi
5 điều mẹ cần lưu ý khi cho bé đi tiêm vắc xin
Sau khi cho bé đi tiêm về, bố mẹ cần bắt buộc phải lưu ý các điều sau để có thể chăm sóc bé được tốt nhất và hơn hết là đề phòng được các phản ứng phụ sau đó.
Khám sàng lọc
Luôn mang theo sổ tiêm của bé để đối chiếu thông tin cũng như ghi chép và đặt lịch hẹn cho mọi mũi tiêm.
Bất cứ người nào trước khi tiêm đều cần được phải khám sàng lọc. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của con ít nhất là trong vòng 1 tuần gần nhất.
Ở lại theo dõi
Sau khi tiêm, bắt buộc mẹ phải cho bé được ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm của bé.
Quan sát bé
Sau khi về nhà, mẹ cần quan sát thật kỹ càng các biểu hiện của con để nếu có những biểu hiện bất thường, bố mẹ có thời gian để xử lý kịp thời.
Chăm sóc bé khi bé có phản ứng sốt
Bé sốt nhẹ dưới 38 độ C, bố mẹ chỉ cần dùng khăn ấm chườm trán, nách, cổ và bẹn cho bé để hạ sốt.
Bé sốt cao trên 38.5 độ C, bố mẹ bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt mà các bác sĩ đã chỉ định và khuyến cáo trong quá trình thăm khám và tư vấn.

Mặc quần áo thông thoáng, cho bé uống nhiều nước hoặc oresol hoặc các nước hoa quả giàu vitamin C như nước cam,… sẽ giúp bé không bị mất nước.
Không sử dụng mẹo
Tuyệt đối không sử dụng các mẹo dân gian đắp bất kỳ thứ gì lên miệng vết tiêm cho bé để giảm sưng, giảm đau. Nó có thể gây nhiễm trùng, rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Bệnh bại liệt thực sự rất nguy hiểm cho cả xã hội. Hãy cùng nhau chung tay phòng ngừa và đẩy lùi bệnh này để đất nước càng ngày càng vững mạnh. Trẻ em là lứa tuổi đặc biệt, là thế hệ tương lai của dân tộc, hãy bảo vệ bé bằng mọi giá!