Các loại thức uống và cốc đựng cho trẻ em 

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Thức ăn và đồ uống của trẻ em là từ khóa được các bà mẹ bỉm sữa tìm hiểu nhiều nhất. Chế độ ăn uống của trẻ từ lúc mới sinh cho đến khi mọc đủ răng (tầm 3 tuổi) rất phong phú và đa dạng, một bữa ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và thay đổi món thường xuyên. Có rất nhiều loại “thức ăn” dạng lỏng và thức uống được nhiều bà mẹ sử dụng trong thực đơn hằng ngày của con mình như sữa, nước ép các loại,… nhưng đôi khi mẹ lại không thể biết được loại nào thực sự tốt cho em bé và thời điểm tốt nhất, hay nói cách khác là độ tuổi nào nên sử dụng loại thức uống nào cho trẻ phát triển một cách tốt nhất. Ngoài ra, cũng phải cần chú ý đến những vật dụng đựng đồ uống của trẻ như cốc, bình sữa,… vì chúng là những vật trực tiếp đựng những thức uống mà trẻ uống. Để biết rõ thêm về các loại thức uống và cốc đựng cho trẻ em thì các mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho em bé của bạn nhé!

Thức ăn dạng đặc và sữa mẹ

Chúng ta vẫn thường nghe đến câu “sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em”. Quả thật như vậy, trong sữa mẹ có chứa đầy đủ những dưỡng chất được chuyển hóa từ những thức ăn mà mẹ hấp thụ tuyệt đối an toàn cho trẻ, bảo vệ đường ruột. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có hệ đề kháng tốt hơn. Trẻ cần được bú sữa hoặc trong những điều kiện đặc biệt có thể thay bằng sữa công thức chuyên dùng cho trẻ đến khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi.  

Cho con bú bằng sữa mẹ vừa có lợi cho cả mẹ và bé. thời điểm mới sinh, lượng thức ăn mà mẹ ăn vào sẽ chuyển hóa thành sữa cho con bú, gây căng và đau ngực, khi cho con bú mẹ sẽ giảm cảm giác đau tức, em bé cũng sẽ được cung cấp nguồn sữa chất lượng và tốt nhất.

 Khi bé lớn hơn một chút, sữa mẹ không còn là loại thức ăn duy nhất của trẻ nữa, thay vào đó là có thêm thức ăn dạng đặc hơn một chút. Khi trẻ ăn những thức ăn dạng đặc như cháo xay nhuyễn hay sữa bột pha thì lượng sữa mà bé Khi bé cần sẽ giảm đi.

Dần sau đó, mẹ có thể tăng thêm lượng thức ăn dạng đặc trong các bữa của bé, bé càng ăn nhiều lần trong ngày thức ăn/ uống dạng đặc hơn thì thậm chí bé có thể bỏ bú sữa hoàn toàn. Mẹ sẽ không phải lo lắng khi cai sữa bé bỏ ăn và sụt cân nữa.

Các loại bình và cốc đựng thức uống cho bé

Các mẹ có thể cho trẻ tập uống nước bằng bình sữa hoặc cốc từ khi trẻ được 6 tháng tuổi và mỗi lần cho trẻ uống nước thành từng ngụm nước trong bữa ăn của trẻ . Nhằm tập cho bé cách uống và tránh cho bé bị sặc nước.

Sử dụng cốc có miệng mở hoặc là cốc cấu tạo chảy tự do không có van đậy sẽ giúp cho em bé của bạn học cách uống từng chút một. ccahs uống này rất phù hợp khi trẻ đang vào thời kì mọc răng. 

Ban đầu, mới bắt đầu tập uống bằng cốc có thể bé sẽ không tự chủ được mà làm đổ nước bừa bãi ra nền nhà hoặc đồ áo của bé, gây không ít rắc rối cho mẹ nhưng bạn hãy kiên nhẫn và hướng dẫn bé từng chút một. Dần dần bé sẽ học được cách uống nước bằng cốc thay vì bình sữa như lúc nhỏ.

Khi trẻ được một tuổi trở lên, bạn nên thay thế chiếc bình đựng nước bằng cốc, không nên cho bé bú bình nữa. Điều này sẽ giúp ích cho việc cai sữa của trẻ sau này.

Trong bình sữa hoặc cốc của bé không nên để thêm bất cứ thứ gì khác ngoài  ( sữa mẹ hoặc sữa công thức pha loãng) hoặc nước lọc đun sôi để nguội như là đường, ngũ cốc, gạo trẻ em hoặc các thứ khác tương tự. 

Lí do là vì nếu đang dùng bình sữa các thứ đó có thể làm tắc núm giả, đồ uống có thể chảy rất chậm qua núm vú, tiếp xúc với răng càng lâu càng dễ gây vấn đề về răng như sâu răng và bé không thể uống được. Còn nếu uống bằng cốc, bé có thể bị sặc, ngạt thở nếu vướng ở cổ. 

Cách chọn cốc cho bé uống

Ngoài chọn đúng thức uống thì các mẹ cũng cần phải chú ý chọn đúng loại cốc phù hợp cho bé của bạn uống nước.

Nên chọn các loại cốc có nắp chảy tự do ( không có van chống tràn) sẽ tốt hơn dùng bình và các loại cốc có mỏ. Việc sử dụng loại cốc đó có thể giúp trẻ học cách nhấm nháp hơn là bú như khi uống bình.

Khi đã cảm thấy con bạn đã sẵn sàng và thành thục việc uống cốc, các mẹ hãy khuyến khích con chuyển từ uống nước ở cốc có nắp chống tràn sang cốc mở không có nắp chống tràn.

Một vài loại đồ uống cho trẻ nhỏ

có rất nhiều loại đồ uống khác nhau nhưng không phải loại thức uống nào cũng phù hợp với trẻ em. dưới đây là một số loại thức uống mà các mẹ có thể tham khảo.

Sữa của mẹ.

Đây là loại thức ăn hoặc thức uống duy nhất mà trẻ cần trong 6 tháng tuổi đầu đời. Có thể không cần bổ sung thêm nước trong giai đoạn này vì sữa mẹ chứa đủ dinh dưỡng và lượng nước cho bé.

Từ khi bé được 6 tháng tuổi trở lên, các bà mẹ thường tập cho con ăn dặm hằng ngày cùng với tiếp tục cho bú sữa đến khi bé ít nhất 1 tuổi.

Các tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới khuyến cáo rằng nên cho bé bú sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn thế. Việc cho trẻ bú sữa mẹ lâu như vậy có liên quan đến việc giúp trẻ giảm nguy cơ sâu răng.

Loại sữa giúp trẻ “ngủ ngon”

Các loại sữa được quảng cáo giúp trẻ ngủ ngon sau khi sử dụng đều không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Không cần thiết phải sử dụng loại sữa này và về cơ bản cũng không có bằng chứng nào cho thấy rằng trẻ sau khi sử dụng loại sữa này có thể ngủ lâu và sâu hơn

Nước-Thức uống quan trọng cho em bé

Vào 6 tháng đầu tiên trẻ chỉ cần bú sữa mẹ là đủ và không cần bổ sung thêm nước. Trẻ bắt đầu uống nước vào thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm các loại thức ăn đặc hơn và khác sữa mẹ. Việc uống nước khi ăn dặm sẽ giải khát cho trẻ và tráng miệng. Đối với những trẻ uống sữa theo công thực thì có thể cho trẻ uống thêm nước khi thời tiết quá nóng.

Khi cảm thấy trẻ có dấu hiệu khát nước hoặc trẻ đòi uống nước thì cha mẹ nên cho trẻ uống nước ngay. Vì cảm giác khát nghĩa là cơ thể của trẻ đang bị thiếu nước. Nước chiếm 70% cơ thể, là dung môi cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. giúp cân bằng nhiệt độ của trẻ và đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan diễn ra suôn sẻ.

Nước để cho trẻ uống không phải là loại nước lọc lấy trực tiếp từ máy lọc nước vì nó chưa thực sự vô trùng mà bạn phải đun sôi và để nguội sau đó cho vào bình hoặc cốc cho trẻ uống.

Khi pha sữa theo công thức cho trẻ bạn không nên sử dụng nước đóng chai để pha. Lí do là vì trong nước đóng chai có chứa khá nhiều muối ( natri) hoặc sunfat.

Nếu trong điều kiện nào đó bạn bắt buộc phải dùng nước đóng chai để pha sữa cho trẻ thì bạn nên đọc trên nhãn chai xem mức natri (Na) thấp hơn 200 miligam (mg)/ lít và hàm lượng sunfat ( SO hoặc SO4) không lớn hơn 250mg/ lít rồi hẵng dùng .

Như đã nói ở trên, nước đóng chai cũng giống như nước máy, không thể trực tiếp dùng cho trẻ mà phải đun sôi (để pha sữa) hoặc đun sôi để nguội cho trẻ uống do nó không phải là nước vô trùng. Nước dùng để pha sữa phải được đun sôi và đảm bảo nhiệt độ nóng ít nhất 70 độ C. Và lăn bình sữa cho đều chờ nguội mới cho bé bú bình để tránh bé bị bỏng miệng.

Một số loại sữa: Sữa bò, Sữa tiệt trùng, sữa dê, sữa cừu.

Trẻ ở 6 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng những thức ăn được nấu kèm sữa bò hoặc được trộn vào nhưng không nên cho trẻ uống trực tiếp khi trẻ chưa được 12 tháng tuổi. ( có nghĩa là trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể uống). Lý do là bởi vì sữa bò không chứa đủ chất sắt và các dinh dưỡng khác để cung cấp cho trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng.

Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ uống trực tiếp để bổ sung vitamin và dinh dưỡng cho bé.

Sữa có hàm lượng chất béo thấp có thể được sử dụng nấu ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ uống sữa tiệt trùng vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Nếu chẳng may bị ngộ độc trẻ sẽ bị nôn mửa, sốt và đau bụng dữ dội rất nguy hiểm. 

Trẻ dưới một tuổi không thích hợp sử dụng những loại sữa dễ, cừu. về cơ bản không phải do có chứa chất độc hại nhưng chúng cũng giống như sữa bò, không chứa nhiều chất sắt và các chất dinh dưỡng khác đủ cung cấp cho trẻ ở độ tuổi này. Nếu được tiệt trùng cẩn thận, trẻ cũng có thể sử dụng nhưng ở liều lượng ít.

 Nước đậu nành và một vài loại sữa thay thế khác.

Nhiều phụ huynh thường cho trẻ uống sữa không đường để bổ sung canxi cho trẻ. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại nước uống khác cho trẻ như là nước đậu nành, sữa yến mạch hoặc các loại nước, sữa làm từ hạnh nhân. sử dụng cho trẻ từ một tuổi trở lên như một phần trong chế độ ăn uống của con bạn. Cần đảm bảo cân bằng và liều lượng chuẩn.

Không sử dụng sữa đậu nành cho trẻ dưới 1 tuổi. nếu con bạn bị dị ứng hoặc không thích uống thì bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ và chủ động lựa chọn những loại thức uống phù hợp khác. 

Bạn nghĩ sao về nước gạo?

Trẻ dưới 5 tuổi không nên uống nước gạo thay thế cho sữa mẹ và sữa bột cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì một số nghiên cứu đã cho thấy trong gạo chứa một số lượng thạch tín nó không phù hợp để dùng cho trẻ. 

Trong môi trường tự nhiên có nhiều Asen và trong quá trình sản xuất gạo, nó có thể xâm nhập vào gạo hay nói cách khác thì gạo có xu hướng dễ hấp thụ nhiều thạch tín hơn so với các loại ngũ cốc khác. Đó là 1 trong những lý do mà trước khi nấu cơm chúng ta phải vo kỹ gạo rồi mới nấu. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc người lớn và trẻ em không thể ăn cơm vì gạo cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng, tinh bột.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới thì gạo được kiểm định chặt chẽ. Quy định mức asen vô cơ được phép có trong gạo. Đặc biệt gạo được dùng cho trẻ em cũng phải được kiểm định rõ ràng. 

Nếu bạn đã từng cho con mình uống nước gạo trước khi đọc bài này, bạn đừng quá lo lắng về điều đó. Vì sẽ không có rủi ro nào ngay lập tức đối với bé. Nhưng tốt nhất, bạn nên chuyển sang loại sữa và nước uống khác cho trẻ. 

Trẻ có nên uống nước ép trái cây và sinh tố không?

Các loại nước ép được làm từ trái cây về cơ bản rất tốt cho sức khỏe. Ví dụ như nước cam, có chứa một lượng vitamin C lớn. Giúp trẻ giảm nhiệt và thoải mái hơn. Nhưng, trong nước ép hoa quả cũng chứa một lượng đường và một phần axit tự nhiên nên cũng phần nào tiềm ẩn nguy cơ gây sâu răng cho trẻ.

Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không cần uống nước ép hoa quả và sinh tố nhuyễn. Nếu bạn có ý tưởng muốn cho con mình uống thử để bổ sung dinh dưỡng thì bạn nên pha loãng chúng với nước theo tỉ lệ 1:10 và có giới hạn, không nên quá nhiều hoặc trở thành bữa chính. Nên cho trẻ sử dụng vào trong các bữa ăn thay vì giữa các bữa ăn của trẻ sẽ giảm nguy cơ sâu răng hơn.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ uống nước hoa quả và sinh tố không cần pha loãng nữa. Lượng chuẩn 150 ml / 1 ly mỗi ngày. Trẻ em trong giai đoạn này đang phát triển mạnh về xương và hoạt động rất nhiều. Bổ sung dinh dưỡng từ các loại nước ép và sinh tố rau củ quả rất tốt cho sức đề kháng của trẻ. Cung cấp nguồn năng lượng tích cực.

Sữa bí có hương vị, các loại nước uống “trái cây” đóng chai và đồ uống có gas.

 Các loại nước ép hoa quả và sữa bí, ngô nếu được làm tại nhà và uống ngay rất có lợi cho sức khỏe, nhưng đối với các loại thức uống được sản xuất công nghiệp, đóng trong các loại chai nhựa thường không thích hợp cho trẻ uống. Những loại thức uống này có chứa lượng đường hóa học cao, có thể gây các vấn đề về răng cho trẻ như là sâu răng ngay cả khi chúng đã được pha loãng đi với nước.

 Vì có vị ngọt đặc biệt nên các loại thức uống này rất thu hút trẻ em. Nếu trước hoặc trong bữa ăn mà trẻ uống quá nhiều nó sẽ gây cảm giác no và chúng không ăn những thức ăn “lành mạnh” trong bữa chính nữa. Dó đó, các mẹ hãy tránh cho con uống những loại đồ uống đóng chai này, thay bằng nước lọc đun sôi để nguội được đựng trong cốc cho trẻ uống.

Các loại thức uống đóng chai có ghi trên bao bì là “nước trai cây” thường không phải 100% hoàn toàn được làm từ trái cây. Nó sẽ chứa những loại chất khác như chất tạo ngọt, chất bảo quản, rất ngọt, không phù hợp để trẻ sử dụng.

Một số loại đồ uống có vị chua, có tính axit không phù hợp với trẻ bởi chúng có thể bào mòn và làm hỏng men răng của trẻ. Các mẹ nên cẩn thận và hạn chế không cho con uống.

Tuy phải điều chỉnh lượng đường trong bữa ăn của trẻ để tránh tình trạng béo phì và sâu răng nhưng trẻ em dưới 3 tuổi các mẹ không nên áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc các loại đồ uống giảm hoàn toàn đường, giảm béo. Do trẻ ở giai đoạn này cần cung cấp đủ lượng dinh dưỡng nên thay vì giảm lượng thức ăn thì phụ huynh nên cho nhiều thực phẩm chứa chất xơ và làm phong phú thực đơn cho trẻ. Tốt nhất là tạo một tháp dinh dưỡng.

Đồ uống pha chế nóng

Các loại trà và cà phê không thích hợp để sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Đặc biệt, đa số các loại trà và cà phê có vị đắng nếu như có thêm đường trẻ uống vào sẽ dễ gây sâu răng. 

Chúng ta không thường xuyên cho bé uống trà nhưng mà có một số loại trà rất có ích cho sức khỏe của bé như là trà hoa cúc, trà bạc hà. chẳng hạn, trà hoa cúc giúp chống viêm, giúp đường ruột của bé khỏe mạnh hơn.

Có một số loại thức uống trẻ em và thảo dược có chứa đường khác thường không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em.