Các loại bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải những căn bệnh truyền nhiễm nhất. Bởi lẽ, sức đề kháng của trẻ còn yếu dẫn đến khả năng chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh không cao. Mùa hè đang đến, thời tiết nóng bức và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, trẻ hoạt động nhiều và mồ hôi là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm có thể hình thành và bùng nổ lây lan.

Các mẹ hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm một vài thông tin bổ ích giúp cho em bé của bạn tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm vào thời tiết nóng bức này.  

Bệnh truyền nhiễm đầu tiên ở trẻ em đáng nhắc đến nhất là thủy đậu.

Thời gian xuất hiện các triệu chứng bệnh truyền nhiễm:

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em. Mức độ lây lan của bệnh rất nhanh và nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ 1 đến 3 tuần sau khi trẻ bị nhiễm bệnh.

Thời kỳ lây nhiễm cao: Khoảng 1 đến 2 ngày trước khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh là thời điểm lây nhiễm mạnh nhất. Nó vẫn sẽ tiếp tục lây nhiễm cho các đối tượng khác cho đến khi các mụn nước đã đóng vảy lại.

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu.

Như đã biết, thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm nhẹ mà hầu hết trẻ em ở một số thời điểm nhất định sẽ bị mắc phải. Những biểu hiện bạn đầu ở một đứa trẻ bị bệnh thủy đậu là trẻ sẽ có cảm giác không khỏe, không thoải mái, cơ thể phát ban và thường sẽ bị sốt, cơ thể nóng bỏng.

Trên cơ thể có các đốm mụn phát triển, có màu sắc đỏ và sẽ trở thành mụn nước chứa dịch trong thời gian từ 1 đến 2 ngày. vào giai đoạn cuối chúng sẽ khô lại, đóng thành vảy và bong tróc ra.

Các nốt mụn ban đầu sẽ xuất hiện ở các vị trí như ngực, lưng, đầu hoặc là cổ của trẻ, sau đó nó sẽ lan rộng ra. Tránh để những nốt mụn bị vỡ vì nó sẽ dễ lây lan thủy đậu hơn và vệ sinh cho trẻ cẩn thận để không bị nhiễm trùng dẫn đến sẹo về sau cho trẻ.

Khi trẻ bị nhiễm thủy đậu thì các mẹ cần làm những gì?

Nếu bạn chắc chắn trẻ bị thủy đậu thì bạn có thể lựa chọn điều trị tại nhà hoặc đến bác sĩ để nhận sự tư vấn. Nhưng nếu là thủy đậu bạn không cần thiết phải đến bệnh viện trừ trường hợp trẻ có biểu hiện không đúng với bệnh thì cần thăm khám để biết chính xác tình trạng có phải thủy đậu hay không hay là một loại bệnh khác nguy hiểm hơn. Khi điều trị tại nhà, các mẹ cần chú ý một số điều sau:

Cần cho trẻ uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ tránh tình trạng “mất nước” ở trẻ, giúp cho quá trình đào thải độc tố và điều hòa thân nhiệt cho bé vì bị thủy đậu có thể sẽ kèm theo nóng, sốt.

Khi trẻ có các dấu hiệu kèm theo như sốt và cảm giác khó chịu, mẹ có thể cho trẻ sử dụng paracetamol với liều lượng được chỉ định phù hợp với độ tuổi để làm giảm cơn đau.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng Ibuprofen cho trẻ em bị thủy đậu. Lý do là vị đã ghi nhận được một số trường hợp hiếm hoi cho ra kết quả trẻ bị các biến chứng về da do sử dụng loại thuốc này.

Tắm cho trẻ bằng nước lá tự nhiên cùng với mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ để tránh vỡ mụn nước và gây khó chịu cho bé. Ngoài ra, các mụn nước dễ gây cảm giác ngứa ngáy, mẹ nên sử dụng kem dưỡng da Calamine để bôi bề ngoài mụn ngứa cho bé, loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa tốt.

Cũng chính vì mụn nước dễ gây ngứa ngáy nên trẻ thường muốn gãi và làm cho mụn nước vỡ ra, bệnh sẽ lâu lành hơn. Do đó, mẹ nên cố gắng đánh lạc hướng trẻ, không cho bé gãi để tránh gây sẹo sau này. Tốt nhất nên cắt ngắn móng tay của bé.

Trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi có thể đã đi học mẫu giáo hoặc nhà trẻ. Mẹ nên cho con nghỉ hoặc là báo cho cô giáo biết để tránh lây cho các bé khác.

Lưu ý: mẹ nên cho trẻ tránh xa các phụ  nữ đang mang bầu hoặc sắp sửa có bầu tránh lây nhiễm cho họ vì có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Nếu em bé của bạn đã tiếp xúc với phụ nữ mang bầu rồi thì bạn nên báo cho họ biết để nhanh chóng đưa đến bệnh viện thăm khám và có hướng giải quyết sớm trước khi tình trạng trở nên tồi tệ.

Đối với những phụ nữ chưa từng mắc bệnh thủy đậu mà lại bị lây nhiễm khi đang mang thai có thể sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc đứa trẻ sinh ra có thể bị mắc bệnh thủy đậu, rất nguy hiểm.                                                                                                                   

Các vấn đề liên quan đến bệnh sởi.

Sởi là bệnh truyền nhiễm thứ hai được giới thiệu trong bài viết này. Khi trẻ bị sởi, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ 7 đến 12 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh.

Thời điểm truyền nhiễm sởi: Trước khi trẻ phát ban khoảng 4 ngày là thời điểm dễ lây truyền và nó sẽ kéo dài cho đến 4 ngày sau khi hết sởi.

Các triệu chứng của bệnh sởi:

Khi trẻ bị nhiễm sởi sẽ có những triệu chứng dưới đây.

Ban đầu, trẻ bị sởi sẽ có những dấu hiệu như cảm lạnh nặng và ho kéo theo đó là đau và chảy nước mắt nhiều.

Càng về sau thì trẻ sẽ cảm thấy không được khỏe, sốt nặng hơn.

Sau khi nhiễm sởi, co thể trẻ sẽ phát ban sau ngày thứ 3 hoặc 4. Xuất hiện các nốt mụn đỏ và hơi nổi lên trên bề mặt da. Tạo thành từng mảng lấm tấm, nhưng không gây ngứa.

Vị trí phát ban bắt đầu từ sau tai, sau đó lan ra khắp mặt, cổ và dần lan ra khắp cơ thể trẻ.

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ thường kéo dài khoảng một tuần.

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hơn thủy đậu, sởi Đức hoặc quai bị. Để tránh cho con bị lây nhiễm sởi, cách tốt nhất bạn nên làm là tiêm vắc xin MMR phòng trừ sởi từ sớm.

Các triệu chứng sởi nếu trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi và tử vong ở trẻ.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị nhiễm sởi?

Khi trong nhà có trẻ em bị sởi, các mẹ nên áp dụng những cách sau đây:

Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi cho con, cho trẻ được thư giãn và uống nhiều nước ( trẻ còn bú sữa mẹ thì cho bé bú nhiều). Những loại thức uống cho bé nên ở nhiệt độ ấm một chút sẽ làm dịu cơn ho của trẻ.

Đến những cơ sở hiệu thuốc lớn và chất lượng để mua thuốc paracetamol ( uống) hoặc ibuprofen ( để bôi ngoài da) cho bé sử dụng nhằm giảm sốt và bớt khó chịu. Nên hỏi ý kiến của dược sĩ và bác sĩ để được tư vấn thuốc và cách chữa bệnh sởi.

Trẻ bị sởi sẽ chảy nhiều nước mắt, nếu mí mắt của trẻ có vảy hãy vệ sinh nhẹ bằng nước ấm để trẻ thoải mái hơn.

Trong những trường hợp con bạn có biểu hiện khó thở, co giật, ho nhiều hoặc trẻ buồn ngủ tốt nhất các mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của y tế ngay lập tức.

 Trẻ em bị lây quai bị.

Các vấn đề liên quan:

Các mẹ thường chuyền tay nhau quai bị rất nguy hiểm, gây đau đớn cho người bị và đặc biệt với những bé trai cần chăm sóc cẩn thận hơn.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm dễ bắt gặp. Các triệu chứng của nó sẽ xuất hiện từ 14 đến 25 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Thời kỳ lây nhiễm của nó sẽ nằm vào khoảng 6 ngày trước khi mặt ( chủ yếu là phần má) sưng lên cho đến 5 ngày sau đó.

Các triệu chứng dễ thấy ở bệnh nhân bị quai bị:

Trẻ thấy không khỏe. Chán ăn, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Gây đau đớn và sưng lên ở một bên mặt ( Thường trước tai) và dưới cằm. Sưng thường sẽ bắt đầu ở 1 bên, sau đó lan sang bên cá còn lại mặc dù nó rất ít khi.

Ban đầu sẽ chỉ sưng nhẹ sờ vào như 1 hạt đạn cứng về sau càng sưng to hơn.

Do sưng và đau nên sẽ gây khó chịu khi nhai và nuốt.

 Vết sưng sẽ biến mất và giảm các triệu chứng trong vòng 1 tuần.

Sở dĩ bé trai khi bị mắc quai bị nên cẩn thận hơn là bởi vì nếu trẻ hoạt động quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn của trẻ, nặng có thể dẫn đến không thể sinh sản. Trường hợp này rất ít khi xảy ra ở bé nam nhỏ mà thường cao hơn ở những bệnh nhân nam giới trưởng thành hơn.

Nếu các bé trai bị nhiễm quai bị mà có dấu hiệu đau hoặc sưng ở tinh hoàn thì bạn nên đưa trẻ bến bác sĩ để được tư vấn và điều trị do điều đó có thể là đã có ảnh hưởng.

Các mẹ nên làm gì khi con bị quai bị?

·         Tiêm vắc xin MMR cho trẻ phòng ngừa quai bị từ sớm.

·         Cho trẻ uống paracetamol để giảm đau.

·         Trẻ cần uống nhiều nước nhưng tuyệt đối không nên uống nước hoa quả và nước bọt do nó gây ra tình trạng tiết nhiều nước bọt và trẻ sẽ đau đớn hơn.

·         Chỉ cần điều trị ở nhà, nhưng nên đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như nôn mửa, sốt dữ dội, sưng, đau tinh hoàn ở những bé trai.

Bệnh má tát (hay bệnh thứ năm hoặc bệnh parvovirus B19)

Đặc điểm của bệnh:

Xuất hiện triệu chứng bệnh từ 1 đến 20 ngày sau khi nhiễm bệnh. Thời điểm dễ lây bệnh vào khoảng vài ngày trước khi trẻ xuất hiện vết ban trên má. Đối với những trẻ đã nhiễm và lành qua bệnh này thường sẽ không bị lại.

Các triệu chứng của bệnh má tát;

Bệnh má tát sẽ có triệu chứng sốt và chảy nước mũi vào giai đoạn đầu.

Sau đó, trên má của bé dần dần xuất hiện vết ban đỏ tươi như vừa bị tát mạnh để lại dấu. vết này sẽ lan rộng ra ở cơ thể trong khoảng từ 2 đến 4 ngày sau đó.

Các điều cần làm khi trẻ bị bệnh này?

Cho con nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Cùng với đó là uống thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và khó chịu kèm theo.

Tránh cho trẻ đã nhiễm bệnh tiếp xúc với người mang bầu và trẻ khác..

Bệnh sởi Đức hay còn gọi là Rubella.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và từng một thời gây mất kiểm soát trên thế giới. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ 15 đến 20 ngày sau khi trẻ bị lây nhiễm từ các bệnh nhân khác hoặc ở đâu đó.

Từ khoảng thời gian 1 tuần trước khi các triệu chứng biểu hiện rõ ràng cho đến 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban là thời kỳ lây nhiễm mạnh nhất.

Một vài triệu chứng của bệnh như:

Ban đầu, trẻ sẽ có những dấu hiệu tương tự như cảm lạnh nhẹ, sốt và nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Tình trạng phát ban ở trẻ sẽ xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày, bắt đầu ở mặt và sau đó lan ra khắp cơ thể. Các đốm đó sẽ có màu hồng nhạt.

Phần sau cổ có thể bị sưng lên. Trẻ thường thấy không khỏe và bất an, mệt mỏi, chán ăn,…Có thể khó chẩn đoán bệnh rubella một cách chắc chắn.

Các biện pháp cần làm:

Nước rất quan trọng. Hãy cho trẻ uống nhiều nước để quá trình đào thải độc tố diễn ra thuận lợi và đôi khi trẻ thường bị tiêu chảy kèm theo, việc uống nước sẽ bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.

Về thuốc: hãy cho trẻ sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm sốt và khác chịu.

Hãy tiêm vắc xin MMR để phòng ngừa ngay từ trước cho trẻ.

Lưu ý: tránh xa trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khác và phụ nữ đang mang thai giai đoạn đầu ( 4 tháng đầu). Nêu phụ nữ mang thai đã có tiếp xúc với trẻ bị nhiễm bệnh thì nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bạn đã nghe qua về bệnh truyền nhiễm mang tên Ho gà chưa?

Đây là một căn bệnh nằm trong nhóm những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng bệnh xuất hiện từ 6 đến 21 ngày sau khi trẻ đã nhiễm bệnh.

Thời điểm lây nhiễm:

Từ khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh ho gà cho đến khoảng 3 tuần sau khi bắt đầu ho. Nấu các mẹ đã có tiêm kháng sinh cho trẻ thì thời gian lây nhiễm sẽ tiếp tục kéo dài đến 5 ngày sau khi tiến hành điều trị cho bé. Do đó, cần cho trẻ sử dụng kháng sinh sớm để giảm bớt các triệu chứng của bệnh làm cho bé dễ chịu hơn.

Một vài triệu chứng dễ thấy khi trẻ mắc ho gà.

Các mẹ quan tâm đến bệnh ho gà ở trẻ có thể đọc một số triệu chứng thường gặp dưới đây:

Trẻ có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, trẻ ho và theo thời gian sẽ càng ngày ho nhiều hơn.

Khoảng 2 tuần sau khi trẻ bị nhiễm ho gà sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn ho khiến trẻ mệt mỏi và khó thở. Trẻ bỏ ăn dẫn đến sụt kí khiến các mẹ rất lo lắng.

Các trẻ quá nhỏ có thể sẽ bị nghiêm trọng hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không thở được, nổi gân xanh trước khi phát ho.

Một biểu hiện khác là trẻ có thể sẽ bị sặc và nôn mửa kèm theo đau bụng.

Việc thở khó khiến cho trẻ khò khè khi hô hấp.

Đối với trẻ bị ho gà, các cơn ho có thể kéo dài từ vài tuần đến 3 tháng cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Các việc nên làm khi trẻ bị ho gà.

Để ngăn chặn từ sớm, tốt nhất nên cho trẻ tiêm phòng.

Nếu thấy tình trạng của bé không có mấy biến chuyển ngày càng ho nhiều và kéo dài thì nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ trẻ em để tìm ra biện pháp chữa trị đúng đắn.

Có thể tránh cho trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ khác vừa để tránh trẻ hoạt động nhiều, vừa tránh lây lan cho chúng. Đặc biệt, chẳng may em bé của bạn bị nhiễm ho gà cần tránh cho trẻ của bạn tiếp xúc với trẻ sơ sinh ( sức đề kháng của chúng rất yếu) và những người có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng.

Trên đây là một vài gọi ích của chúng tôi về những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ và các biện pháp chữa trị để cho phụ huynh có thể tham khảo. Tốt nhất, các mẹ nên tìm đến sự trợ giúp từ y tế, không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa qua kiểm định và thiếu sự tư vấn của bác sĩ.