Việc cho trẻ ăn đôi khi là một nhiệm vụ khó nhằn với mẹ!
Không phải bởi vì nó khó khăn mà chính bởi sự không hợp tác của trẻ nhỏ. Bé có thể ngoảnh mặt đi ra chỗ khác khi thấy muỗng đồ ăn của mẹ sắp đến miệng mình, nhiều bé còn cố chấp ngậm chặt miệng và không cho mẹ đút thức ăn. Một số bé khác lại phun thức ăn ra sau khi nó đã được đặt vào miệng. Việc cuối cùng nữa nhưng không kém phần quan trọng chính là việc trẻ ngậm thức ăn mãi mà không chịu nhai và nuốt nó. Những điều này khiến những bữa cho bé ăn dường như khó nhằn hơn cho các mẹ.
Chính bước cuối này mẹ phải vừa quan sát xem bé có tự nhai kỹ thức ăn không hay là ngậm và nuốt luôn mà chẳng thèm nhai. Đôi khi lại phải nhắc nhở trẻ phải nhai chúng đã. Như vậy, có thể bước cuối-nhai chính là bước cần để tâm nhiều nhất.
Hiểu như thế nào về việc nhai của trẻ?
Việc nhai là quá trình thức ăn sau khi đã được đưa vào miệng, dưới tác dụng của răng và hàm, thức ăn được nghiền nhỏ trước khi nuốt xuống. Chính bước này là bước đầu tiên của một quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc nhai sẽ khiến cho thức ăn nhỏ ra, diện tích bề mặt của thức ăn được tăng lên, nhờ vậy mà các enzym đảm nhiệm chức ăn tiêu hóa ở dạ dày có thể phân hủy thức ăn nhanh và hiệu quả hơn.
Trẻ có thể nhai thức ăn khi nào?
Một đứa trẻ thường vào tháng thứ 5 sẽ bắt đầu có dấu hiệu của quá trình mọc răng. Lúc này, bởi vì những chiếc răng sữa sắp nhú lên mà khiến cho nướu của bé có chút ngứa. Bởi vậy, trẻ thường có thói quen đưa tay hoặc những vật thể khác vào miệng “nhai”, “gặm nhấm”.

Đến thời điểm sau tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu hoạt động miệng để nhai, bắt đầu với việc thay đổi thức ăn từ sữa sang những bữa ăn dặm. Việc điều chỉnh thức ăn trong miệng để cảm nhận hương vị và nuốt thức ăn ở thời điểm này sẽ đặt nền móng cho việc nhai thức ăn về sau. Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi hàm răng đã mọc lên cơ bản. Khi những bữa ăn loãng thay thế bởi các bữa ăn rắn, đặc hơn, lưỡi và má tăng hoạt động cũng là lúc trẻ bắt đầu cho những lần nhai thực sự.
Khi qua cột mốc 1 tuổi, khả năng phối hợp giữa các cơ trên mặt, răng, lưỡi,…khiến trẻ nhai thức ăn đúng cách hơn. Thức ăn được chuyển động qua lại bên trong khoang miệng dưới những tác động của lưỡi, hàm, răng tạo thành những cử động nhai. Sau cột mốc 1 tuổi này, hầu hết mọi giác quan của trẻ đã phát triển đến một tầm mới, đủ để trẻ đánh giá hương vị cũng như thời điểm nên kết thúc việc nhai thức ăn. Nếu bé cảm thấy mình chưa nhai đủ, thức ăn sẽ vẫn được tiếp tục chuyển từ bên này sang bên kia trong miệng để nghiền tiếp và kết thúc quá trình bằng việc nuốt thức ăn xuống bên dưới. Quá trình nhai sẽ kỹ càng, nhanh đảm bảo sự thành thạo và tốt hơn khi em bé của bạn vào tuổi 2,3.
Một đứa trẻ chưa hoặc mọc được một vài chiếc răng có thể nhai không?
Câu trả lời cho vấn đề này đã được đề cập phần nào ở trên. Trẻ sẽ thực hiện việc nhai chủ yếu bằng răng hàm của mình, tuy vậy những chiếc răng này thường mọc sau cùng. Tuy vậy, trẻ sẽ không chờ đợi đến khi những chiếc răng hàm mọc ra. Bởi thức ăn đầu thường mềm và nhỏ chỉ với phần nướu của bé đã đủ khỏe mạnh để nghiền nát những loại thức ăn đó thành mịn và nhỏ để nuốt. Việc nhai bằng răng sẽ được áp dụng vào sau này khi trẻ đủ lớn, thức ăn cũng phức tạp, có cả chất xơ cần đến sự nhai để phá vỡ kết cấu.
Để thúc đẩy và kích thích quá trình nhai thức ăn ở trẻ, các mẹ bỉm sữa có thể thử áp dụng các cách khuyến khích trẻ tập nhai thức ăn sau:
1.Kích thích trẻ nhai bằng đồ chơi Grabber
Grabber là một loại đồ chơi được sản xuất ra để nhằm mục đích tăng kích thích cho các giác quan, nhất là xúc giác. Qua đó, trẻ làm quen dần với cử động nhai. Khi bạn mua grabber về, sẽ có hướng dẫn cụ thể để sử dụng cho bé.
2. Hãy bắt đầu với việc cho bé nhai thức ăn dạng mềm
Trong nhiều bài viết đã có đề cập đến thức ăn dạng mềm cho trẻ mới tập ăn. Những loại thức ăn thích hợp với tiêu chuẩn như mềm, dễ tan, không có hạt cứng sẽ dễ cho việc cắn và nhai thức ăn vào những ngày đầu.

Bạn có thể thứ với chuối, cam, quả chín,…một ít bánh ngọt, như plan, bơ sữa cũng là những lựa chọn tốt giúp kích thích quá trình nhai của một đứa trẻ.
3. Đưa ra lời khuyên cho những lần tự ăn
Bạn có thể ngại việc trẻ nhỏ tự ăn sẽ làm bẩn và lấm lem đồ áo, sàn nhà nhưng hãy tìm cách khắc phục điều đó và khuyến khích em bé của mình tạo lập tính tự giác trong việc ăn uống nhiều hơn.
Việc đưa cho đứa trẻ một chiếc thìa và để bé cố gắng tự mình xúc thức ăn đôi khi lại đem lại những hiệu quả tuyệt vời. Điều đó sẽ kích thích sự chinh phục của trẻ, rèn luyện được khả năng cầm nắm, có trách nhiệm với bữa ăn và kích thích bé nhai một cách thích cực.
Ban đầu, có thể trẻ sẽ chỉ ăn được vài miếng, đổ phần lớn đồ ăn ra quần áo và rơi vãi khắp nơi trên bàn, nhưng rồi mọi thứ sẽ tốt dần lên. Lâu dần bé sẽ đưa chính xác chiếc thìa có thức ăn vào miệng, ngậm, nhai và nuốt chúng đi một cách thành thục. Mẹ hãy kiên nhẫn tạo điều kiện giúp đỡ bé bằng cách chuẩn bị bộ đồ ăn đẹp mắt, phù hợp với bé và có những dụng cụ che, hứng đồ ăn khi rơi ra.
4. Nên cho trẻ ăn khi đói
Khi một đứa trẻ thực sự đói chúng mới có động lực để ăn thật tích cực, nhai cũng tích cực hơn.
Thời điểm cho trẻ ăn cũng quyết định nhiều đến lượng thức ăn và chất lượng bữa ăn của trẻ. Có thể khi đói trẻ sẽ không ngậm thức ăn quá lâu trong miệng và ăn được nhiều hơn. Sẽ như thế nào nếu vừa cho trẻ ăn sữa chua xong lại ăn thêm chuối? Tất nhiên là chúng sẽ không ăn nổi, hoặc ăn rất ít vì quá no và nó sẽ chơi với quả chuối thay vì đưa vào miệng.
Tuy vậy, không nên để trẻ quá đói mới cho bé ăn. Một đứa trẻ quá đói có thể ăn nhiều hơn nhưng trước đó chúng sẽ cuống quyết, khó chịu và cáu gắt vì chưa được ăn. Hãy cho bé vài miếng chuối hoặc bánh mềm để bé nhai trong khi chờ bữa sáng.
5. Hãy ưu tiên chọn đúng thực phẩm phù hợp với hoạt động nhai của bé
Luôn nêu cao tiêu chí an toàn khi đi chọn thực phẩm cho bữa ăn của bé. Tránh lựa chọn những loại thức ăn có vẻ cứng và hình dạng tròn, vuông và kích thước khiến trẻ dễ nuốt cho đến khi trẻ hơn 3 tuổi để có thể tự chủ trong việc ăn uống. Làm như thế để tránh trường hợp trẻ chưa nhai kỹ được và nuốt luôn gây nghẹt thở.

Có thể kể tên một vài loại dạng hạt như đậu, bỏng ngô, trái nho còn nguyên hạt,…kể cả những miếng thịt có kích cỡ khá lớn và dai khiến bé không thể nghiền nát hoàn toàn và nuốt luôn.
6. điều cuối cùng, mẹ cố gắng bình tĩnh khi cho bé ăn
Những ai làm mẹ mới biết được việc giữ cho bản thân thật bình tĩnh khi chăm con là một điều nói thì dễ, làm mới thực sự khó!
Sẽ thật khó chịu khi bạn mất quá nhiều thời gian cho việc đút cho bé ăn hoặc nhắc nhở bé ăn phần cơm của mình. Nó sẽ tồi tệ hơn khi thời lượng bữa ăn của bé kéo dài hàng tiếng mà chỉ được vài miếng vào bụng.
Những nếu bạn tỏ ra căng thẳng và khó chịu như vậy, em bé của bạn sẽ cảm nhận được và đôi khi sự mất bình tĩnh của bạn cũng sẽ khiến bé cảm thấy căng thẳng. Việc đó kéo theo trẻ nhai thức ăn một cách trì trệ, không cảm thấy ngon và hiệu quả mà bữa ăn đem lại giảm đi.
Chính vì thế, khi cho trẻ ăn, hãy giữ cho mình một trạng thái tinh thần thoải mái và ổn định nhất. Chí ít, việc đó sẽ khiến cho bé thoải mái, sự kiên nhẫn của bạn cũng phần nào cổ vũ bé nhai thức ăn thật tốt và ăn được nhiều hơn, cảm giác hứng thú với đồ ăn cũng được tăng lên đáng kể.
Trong các phản xạ, có thể nói việc nhai là một điều gì đó tự nhiên và dễ dàng với chúng ta, từ lúc còn nhỏ mỗi đứa trẻ đã trải qua quá trình thực hành để có thể nhai thật chính xác, đó là một điều tất yếu. Cùng với những mẹo đơn giản này và sự kiên nhẫn của bạn sẽ hoàn toàn có thể khuyến khích bé tạo lập được một kỹ năng nhai thức ăn lành mạnh, bữa ăn sẽ vui vẻ hơn nhiều.