Chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tức là trẻ thiếu ăn, ít ăn hoặc chán không muốn ăn. Biếng ăn ở trẻ dưới 3 tuổi là khi trong ít nhất 1 tháng trẻ không chịu ăn lượng thức ăn so với mức bình thường, cân nặng của trẻ chững lại, sụt ký hoặc chậm phát triển hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi. Trẻ biếng ăn thậm chí không có cảm giác đói và không có hứng thú với thức ăn.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn thường không liên quan đến các chấn thương hoặc bệnh lý tiềm ẩn bên trong. Việc trẻ không thích thú với việc ăn uống không giống với chứng biếng ăn do vấn đề tâm lý thường xảy ra ở người lớn, nhất là các thanh thiếu niên do sợ tăng cân gây ra.

Thấy trẻ con trong nhà biếng ăn trong thời gian dài, cân nặng sụt giả, bất kỳ cha mẹ nào cũng sẽ rất lo lắng và thương con nhưng tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể được cải thiện và điều trị nếu có phương pháp đúng đắn.
Bài viết này sẽ cung cấp ột vài thông tin về chứng biếng ăn của trẻ nhỏ dưới ba tuổi cho các mẹ quan tâm tình trạng của con được rõ. Nó sẽ bao gồm : Nguyên nhân, dấu hiệu và những cách giúp trẻ thoát khỏi chứng biếng ăn.
Thời điểm diễn ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Trong 3 năm đầu đời của trẻ, bất kỳ khoảng thời gian nào trẻ cũng có thể bị biếng ăn. Tuy vậy, một số nghiên cứu đã cho thấy thời điểm mà trẻ thường xuyên bị biếng ăn thường phát sinh vào khoảng độ tuổi từ 9 đến 18 tháng tuổi và có thể hơn.
Nguyên nhân có thể do giai đoạn này trẻ bắt đầu tập ăn dăm, chuyển từ trực tiếp bú sữa mẹ hoặc bình có núm sang ăn bằng thìa và các thức ăn dạng lỏng, rắn hơn sữa. Nhưng đó chỉ là trường hợp đặc biệt, không hẳn trẻ nào cũng sẽ bị biếng ăn do chuyển tiếp phương thức và thức ăn.
Những dấu hiệu nào cho biết trẻ đang gặp phải tình trạng này?
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang gặp phải vấn đề biếng ăn. Qua quan sát, mẹ có thể thấy những dấu hiệu thường gặp sau:
· Trẻ từ chối, không muốn ăn thức ăn trong thời gian ít nhất 1 tháng.
· Trẻ hầu như không có cảm giác đói, không đưa ra yêu cầu đòi hỏi được ăn với cha mẹ.
· Thấy thức ăn trẻ sẽ quấy rối, thậm chí tức giận.
· Trẻ có thể ăn, nhưng với lượng rất ít, các bữa ăn thường được một vài miếng sau đó dừng.
· Trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, cân nặng không tăng và có thể giảm hơn trước, còi cọc, yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa.
· Khi được chẩn đoán có thể sẽ dẫn đến chứng bị suy dinh dưỡng.
· Bởi các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ nên trẻ sẽ không thể có hứng thú vui chơi như trước và kém tập trung.
Có một dấu hiệu cụ thể hơn đó là trẻ có thể sẽ chỉ ăn duy nhất một loại thức ăn nào đó mà có tác động đặc biệt khiến bé thích. Chúng không thử thêm bất cứ một món ăn nào khác.
Có nhiều trường hợp người lớn muốn trẻ thử một loại thức ăn khác so với món trẻ thường xuyên ăn (một cách quá nhiều) và trẻ chống đối bằng cách quay mặt lảng tránh, khạc nhổ, bịt miệng hoặc nôn mửa để tránh thức ăn đó. Việc không cung cấp đủ các loại dinh dưỡng như thế trong thời gian dài trẻ có thể sẽ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Nếu cứ để trẻ ăn mãi loại thức ăn mà trẻ thích thì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Ví dụ như trẻ ưa ăn một món thịt băm nấu chua ngọt 1 chút, đồ chiên giòn, dầu mỡ,…ăn quá nhiều sẽ bị béo phì và sinh ra những bệnh lý khác không tốt cho sức khỏe.
Có phải mẹ luôn thắc mắc tại sao con lại mắc chứng biếng ăn?
Có nhiều nghiên cứu cho ra những nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Những nguyên nhân này thường liên quan đến vấn đề tâm lý và các mối quan hệ của trẻ. Chúng tôi xin tổng kết lại thành các nguyên nhân sau:
Tính tự chủ ăn uống ở bé:
Trẻ ở giai đoạn 1 – 3 tuổi này đã bắt đầu phát triển tính tự chủ. Trẻ có nhu cầu tự quyết định mọi thứ bao gồm cả việc ăn những món trẻ thích và ăn bao nhiêu.
Thu hút sự quan tâm của người lớn:
Trẻ có thể cố tình không muốn ăn, bỏ ăn và làm nũng để thu hút sự chú ý của người lớn ( thường là mẹ hoặc ba). Qua đó, chúng khiến người lớn chú ý vào thứ mà chúng muốn ăn và cung cấp cho chúng vào mỗi bữa ăn.
Các vấn đề khi mẹ mang bầu:
Người ta nói rằng giữa mẹ và bé có một sợi dây linh cảm. Khi người mẹ đang mang bầu mà gặp phải những vấn đề như trầm cảm hay rối loạn ăn uống ở mẹ cũng có thể tạo điều kiện dẫn đến vấn đề biếng ăn ở trẻ sau khi sinh ra.

Trong thời gian cho con bú mà mẹ bị trầm cảm cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa, mẹ tỏ ra kém tích cực khi cho con bú, dẫn đến cảm xúc của bé khi ăn sụt giảm, bé có thể từ chối không bú.
Điều kiện chăm sóc của gia đình:
Trẻ lớn lên trong gia đình có những rối loạn về hệ thống chăm sóc trẻ không tối ưu có thể làm tăng nguy cơ biếng ăn ở bé. việc xây dựng thực đơn thức ăn cho bé không ngon, không phù hợp cũng làm bé chán ăn.
Trẻ có thể bị ảnh hưởng từ những cảm xúc của người nhà, do đó cha mẹ cần quan tâm và yêu thương trẻ. Hãy kiên nhẫn, dịu dàng khi cho trẻ ăn. Biếng ăn ở trẻ là vấn đề hết sức phổ biến, thường sẽ hết trong một thời gian nào đó nhưng nếu bạn cảm thấy tình trạng này ở trẻ kéo dài và bất thường thì bạn nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.
Các biện pháp điều trị biếng ăn cho trẻ.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể tự hết trong một thời gian nhất định nếu các mẹ có cách điều trị đúng đắn và kịp thời.
Việc áp dụng các biện pháp điều trị sớm sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu bạn đang thắc mắc về các cách điều trị chứng biếng ăn này thì bạn hãy tham khảo các cách dưới đây:
1. Hãy nhẹ nhàng khuyên và hỏi han bé về tình hình và cảm giác có cảm thấy đói hay không.
2. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bé ăn những loại thức ăn khác nhau ( ngoài món trẻ thích ăn trong thời gian dài), chế biến thức ăn ngon miệng.
3. Các mẹ nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng thông qua bữa ăn cho bé.
Các lưu ý khi xây dựng một bữa ăn dinh dưỡng:
· Chế độ ăn uống phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho mọi hoạt động của trẻ từ hoạt động thể chất, trí tuệ cho đến năng lượng để phát triển, tăng chiều cao và cân nặng.
· Chế độ ăn uống của trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu phát triển của lứa tuổi đó.
· Trẻ lớn hơn có thể khuyến khích trẻ tự ăn để tăng tính tự chủ và làm quen.
· Ban đầu tập ăn có thể dùng thức ăn dạng lỏng nhưng sau đó có thể thay thế dần bằng các loại thức ăn dạng rắn, đặc hơn trong khẩu phần ăn của bé.
Khi áp dụng chế độ ăn cho bé khoa học và lành mạnh thì bạn nên quan sát và theo dõi những thay đổi của trẻ từ cân nặng cho đến chiều cao để biết trẻ có đang phát triển bình thường hay không.
Để trẻ hoàn toàn thoát ra khỏi tình trạng biếng ăn và không bị tái phát sau đó thì mẹ nên lưu ý phối hợp nhiều phương pháp khác nhau và cố gắng duy trì nó lâu dài. Không nên cáu gắt và mắng bé vì nó có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những mẹo giúp bé ăn tốt hơn.
Dưới đây sẽ là vài cách giúp bé ăn ngon miệng hơn:
Mẹ không nên thúc ép bé ăn, điều quan trọng là để cho bé tự cảm thấy đói và tự giác đòi ăn.
Mỗi ngày cho bé ăn đủ 3 bữa chính và có thể có các bữa phụ. Thời gian cách nhau giữa các bữa ăn sẽ dao động từ 3-4 giờ và uống nước giữa các bữa ăn.

Hãy cho trẻ ăn từng phần nhỏ một và để chúng tự yêu cầu khẩu phần của mình nếu bạn thấy đó là yêu cầu phù hợp.
Khuyến khích bé ngồi vào bàn ăn cho đến khi mọi người gần như đã kết thúc bữa ăn đó. Việc làm này sẽ giúp trẻ học cách kiên nhẫn khi ăn uống và cải thiện tình trạng biếng ăn.
Bữa ăn của trẻ không quá kéo dài ( <= 30 phút), ngay cả khi trẻ chưa ăn đủ, việc này sẽ tạo thói quen trì hoãn việc ăn uống, không tốt cho bé.
Hãy khen bé khi thấy bé tự ăn một cách ngon lành và khi thấy vào một bữa ăn nào đó bé ăn được nhiều hơn, không lấy lượng thức ăn đã ăn được để làm chỉ tiêu cho các bữa ăn sau.
Không cho bé xem điện thoại, máy tính,hoặc đồ chơi… khi bé đang ăn cơm. Các phương pháp này chỉ có tác dụng nhất thời và không nên lạm dụng, vừa khiến bé hình thành thói quen, bé không cảm nhận được sự ngon của thức ăn, bé ngậm và về lâu dài còn gây tổn hại cho mắt.
Đừng hứa với bé rằng bạn sẽ cho chúng một thứ gì đó khi chúng ăn xong. Trẻ có thể sẽ hào hứng nhất thời nhưng không có tác dụng về lâu dài.
Nếu trong bữa ăn trẻ không phối hợp, không tập trung ăn và chạy nhảy, rời vị trí khi ăn thì bạn hãy cảnh cáo trẻ một cách nghiêm túc. Hãy tạo một thời gian chờ, ví dụ như bạn nói với bé rằng bạn cho bé 20 phút để ăn hết bát cơm đó. Nếu bé vẫn không làm theo và hết thời gian chờ thì bạn và các thành viên trong gia đình nên giả ngó lơ bé, để bé tự cảnh tỉnh và điều chỉnh hành vi của mình ( tự biết lỗi).
Theo bạn, biếng ăn có phải là một căn bệnh di truyền không?
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, chứng biếng ăn xuất hiện ở một số gia đình. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một số gen tiềm ẩn chứng biếng ăn nhưng không quá phổ biến.
Các bà mẹ biếng ăn con sinh ra cũng có thể bị chứng biếng ăn, nhưng không phải cứ mẹ nào bị thì con cũng sẽ bị, có thể do các nguyên nhân khác.
Hãy làm cho bé hiểu rằng, ăn uống không phải là một việc bắt buộc, và mang tính gò ép, việc ăn uống là vấn đề rất cần thiết, nó sẽ giúp trẻ lớn lên.
Các phụ huynh nên tạo không khí thoải mái nhất cho trẻ khi ăn, không nên la mắng, trừng phạt, đánh lạc hướng bé,…vì các biện pháp này có thể chỉ có tác dụng nhất thời. hãy kiên nhẫn với bé và tìm sự trợ giúp của bác sĩ khi cần.