Bé ăn dặm không là cuộc chiến nếu mẹ nắm rõ 5 điều sau

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Lần đầu làm cha, làm mẹ, ắt sẽ có những bỡ ngỡ, những khó khăn nhất định. Từ cách chăm sóc con thế nào, ăn uống ra sao,… tất cả đều là những kiến thức mới mẻ. Nuôi con là một quá trình không hề dễ dàng, ngay cả đối với một người đã từng có kinh nghiệm. Ăn dặm là một trong những vấn đề nan giải đó. Nhiều mẹ đã đến mức stress khi con biếng ăn, con không chịu hợp tác mỗi khi bữa ăn cận kề. Vậy làm thế nào để mỗi bữa bé ăn dặm không phải là một cuộc chiến? Có mẹo nào giúp bữa ăn của con trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hay không? Cùng chờ đón tại bài viết này nhé!

Độ tuổi bé ăn dặm

Trên thực tế, từ khi vừa được sinh ra cho đến khi được tròn 6 tháng tuổi, sữa sẽ là nguồn thức ăn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho bé. Ngoài ra, có lẽ bé chẳng cần bất cứ một thứ gì khác. Càng lớn lên, bé sẽ hoạt động càng nhiều, không chỉ những hoạt động về thể chất mà cả “sự lớn lên” về tinh thần. Do vậy, dinh dưỡng trong sữa sẽ chẳng đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của bé. Do vậy, ăn dặm là một quá trình tất yếu mà bé nào cũng cần được trải qua.

bé đang ăn bột
bé đang ăn bột

Nhiều mẹ vẫn chưa thể chắc chắn rằng: “bao nhiêu tháng tuổi là độ tuổi bé cần được ăn dặm?” Điều này cũng đúng thôi. Bởi lẽ, có mẹ cho bé ăn dặm từ khi mới được 4 tháng tuổi. Nhưng cũng có những mẹ chỉ khi nào bé được tròn 6 tháng tuổi mới bắt đầu công cuộc ăn dặm của mình. Vậy độ tuổi nào mới thực sự là chuẩn xác?

Câu trả lời là chẳng có chính xác một mốc thời điểm nào cho việc ăn dặm ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa vẫn thường khuyên rằng khi nào bé được 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu được ăn dặm. Thế nhưng, ăn dặm trước đó cũng không có quá nhiều điểm tác động tiêu cực. Tuy nhiên, một điều mẹ cần đặc biệt chú ý là 4 tháng tuổi là thời điểm tối thiểu bé được phép ăn dặm. Tuyệt đối trước 4 tháng bé không nên được ăn bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Dấu hiệu cho biết bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm

Khi bé yêu đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, bé sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Độ tuổi của bé tối thiểu là 4 tháng và tối đa là 6 tháng.
  • Bé đã có thể tự ngồi vững và ngẩng cao đầu.
  • Bé biết với đồ ăn, cầm đồ ăn và đút vào miệng của mình.
  • Khi nhìn thấy người lớn ăn, bé thường chóp chép miệng.

3 phương pháp bé ăn dặm phổ biến

Hiện nay, 3 phương pháp ăn dặm gồm ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy là thịnh hành nhất trong cộng đồng bé ăn dặm. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc điểm riêng, những ưu điểm riêng và nhược điểm riêng. Cụ thể:

mẹ con bàn luận ăn dặm như thế nào ?
mẹ con bàn luận ăn dặm như thế nào ?

Ăn dặm truyền thống

Đây là một phương pháp ăn dặm từ xa xưa. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của thời đại, nó vẫn là một phương pháp “hot”, không có dấu hiệu lỗi thời. Ăn dặm theo truyền thống, bé sẽ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất chỉ trong vỏn vẹn một bát cháo mà thôi. 

Bát cháo đó có thể là cháo bột trong những ngày đầu tiên ăn dặm. Sau đó sẽ chuyển dần qua cháo vỡ hạt. Tiếp đó là cháo nguyên hạt. Và cuối cùng, khi bé được 1 tuổi, mục tiêu của bé là sẽ đi chinh phục món cơm nát (cơm được nấu nhão hơn bình thường) và sau đó sẽ là cơm bình thường như một người trưởng thành.

Ăn dặm truyền thống sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, mà bé vẫn được tiếp nhận đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng ngược lại, bé sẽ không cảm nhận được từng hương thơm, từng mùi vị của từng nguyên liệu trong tô cháo đó.

Ăn dặm kiểu Nhật

Được bắt nguồn từ Nhật Bản, ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích các bé cảm nhận được hương, vị của từng nguyên liệu, hơn là việc ăn sao cho được nhiều. Ngày nay, xã hội hiện đại, bố mẹ cũng ảnh hưởng nhiều bởi những gì mới lạ và hơn hết là chuẩn khoa học nên ăn dặm kiểu Nhật cũng được nhiều ông bố, bà mẹ ủng hộ.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm này là mẹ sẽ mất nhiều thời gian cho công đoạn nấu nướng và chế biến. Và ngoài ra, nếu bé không thích món ăn nào, bé sẽ bỏ qua món đó và không hợp tác cho những lần tiếp theo.

Ăn dặm bé tự chỉ huy

Ăn dặm bé tự chỉ huy hay còn gọi là ăn BLW – là một phương pháp được các gia đình phương Tây sử dụng phổ biến cho các bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Hướng đến mục tiêu là cho bé chủ động trong việc ăn uống cũng như là bé ăn thô tốt, nên ngay từ ban đầu, bé sẽ không được ăn cháo bột hay cháo rây như hai phương pháp kể trên, mà bé sẽ được tiếp xúc với rau, củ và trái cây hấp chín mềm cùng với cơm nát, thịt nguyên miếng nấu mềm.

Cũng giống như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn BLW cũng có nhược điểm là bé bỏ qua những món mình không thích. Và một nguy cơ tiềm ẩn khác là bé có thể bị hóc, nghẹn khi nuốt phải miếng thức ăn quá to. Cuối cùng, mẹ sẽ phải đối mặt với một “mớ hỗn độn” mà bé đã tạo ra trong quá trình ăn dặm.

Nói không với gia vị khi bé ăn dặm

Nêm gia vị là một điều tuyệt đối cần cấm kỵ đưa vào đồ ăn dặm cho bé. Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu, chưa đủ sức tiêu hóa được gia vị. Mắm, muối,… sẽ khiến thận bé bị quá tải, làm việc quá sức, không đủ sức đào thải lượng iot ra khỏi cơ thể. Lâu dần, nó gây tích tụ trong cơ thể, làm thận bị ảnh hưởng. Bổ sung quá nhiều muối cho bé sau này sẽ khiến bé còi cọc, chậm lớn và biếng ăn hơn.

Trong thực phẩm đã có chứa sẵn lượng muối cần thiết, đủ cho nhu cầu cơ thể bé rồi, nên việc bổ sung thêm muối là điều không cần thiết. 

Không nên dựa vào vị giác của người lớn mà đánh giá độ mặn – nhạt của đồ ăn của con trẻ. Bởi người lớn đã có thời gian quá dài để tiếp xúc và làm quen với gia vị rồi. 

Vậy nên, vì sức khỏe lâu dài của bé yêu, hạn chế tối đa hoặc có thể là tuyệt đối không nêm nếm thêm bất cứ gia vị nào vào đồ ăn dặm của bé khi bé chưa được đầy 12 tháng tuổi.

bột ăn dặm cho bé yêu

Những điều cần chú ý khi bé vào giai đoạn ăn dặm

Trong bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa, việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức sẽ chẳng bao giờ trở nên thừa thãi. Không bổ ích lúc này, cũng sẽ bổ ích lúc khác. Đối với việc chăm sóc con cái cũng vậy, ở một lứa tuổi đặc biệt – độ tuổi ăn dặm, bé cần được ăn uống đúng phương pháp, đúng khoa học mà vẫn đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển.

Lựa chọn phương pháp ăn dặm cũng quan trọng không kém. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm song song nên nếu có thể, đôi lúc mẹ hãy kết hợp tất cả các phương pháp lại với nhau. Biết đâu, sẽ sẽ thích thú với việc ăn dặm hơn.

Lên thực đơn cho bé cũng là một trong những công đoạn “khó nhằn”. Việc thay đổi luân phiên các nhóm thực phẩm không những cần mẹ có những kiến thức nhất định mà còn phải đảm bảo được đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cho bé được phát triển. Chẳng vậy mà tự nhiên ở các trường mầm non, có hẳn một công việc cho giáo viên là lên khẩu phần ăn cho các con. Như vậy mới hiểu tầm quan trọng của công đoạn này như thế nào?

Ăn dặm sẽ không phải là cuộc chiến nếu mẹ có những giải pháp sáng tạo và hợp thời. Hơn hết, quan trọng hơn cả vẫn là phải tạo thói quen ăn uống cho bé hằng ngày để có một nếp sinh hoạt ổn định. Có như vậy, bé mới lớn lên trong sự khỏe mạnh mà mẹ cũng trở nên nhàn rỗi hơn bao giờ hết.

Có thể bạn quan tâm!

trẻ khóc nhiều về đêm