7 mũi tiêm mẹ nhất định không được bỏ qua cho bé dưới 1 tuổi

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh có tính chất vô cùng nguy hiểm như sởi, rubella, viêm não Nhật Bản,… Vậy nên, một trong những cách bảo vệ em bé của bạn có thể phòng chống và giảm thiểu mắc các căn bệnh trên là tiêm các mũi vắc-xin đầy đủ. Hãy cùng đi tìm hiểu 7 mũi tiêm vắc-xin mẹ nhất định không được bỏ qua cho bé dưới 1 tuổi ngay sau đây nhé!

Tiêm chủng vắc-xin là gì?

Tiêm vắc-xin là việc sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể tạo ra các kháng nguyên để chống lại nguyên nhân gây ra căn bệnh đó. Khi một lượng virus nhất định có trong vắc-xin được tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết và chống lại “kẻ xâm nhập” đó, kèm theo việc kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể có tác dụng bảo vệ cơ thể con người.

Có nhất thiết phải tiêm vắc-xin cho bé hay không?

Theo ước tính, có xấp xỉ trên dưới 90% người đã tham gia và được tiêm chủng sẽ có hệ miễn dịch cao hơn nhóm người còn lại. Cũng nhờ có các loại vắc-xin mà hơn 2 triệu trẻ em đã được cứu mỗi năm khỏi các nguy cơ mắc các bệnh có yếu tố truyền nhiễm.

Tiêm vắc-xin không phải tự nhiên đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em – những thế hệ tiếp nối tiếp theo của dân tộc. Đã từ lâu, Chính phủ đã thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm triển khai, đáp ứng và cung cấp hoàn toàn miễn phí một số mũi tiêm cơ bản cho nhân dân, nhằm khuyến khích sự tiếp cận của họ với việc tiêm chủng. 

Tiêm phòng vắc-xin không chỉ là nghĩa vụ, là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người đối với toàn xã hội nói chung, và chính mình nói riêng. Vậy hẳn các bậc làm cha, làm mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Nên hay không cho bé đi tiêm chủng vắc xin tại các trung tâm y tế được cấp phép?” cho riêng mình rồi, phải không nào? Vì sức khỏe của con em chúng ta, hãy đưa bé nhà bạn đến các trung tâm tiêm chủng đúng thời gian, đúng lịch để được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin có trong chương trình.

Các mũi tiêm mẹ nhất định không nên bỏ qua

Trong giai đoạn từ sơ sinh đến khi bé được 1 tuổi, bé phải tiêm khá nhiều loại vắc-xin. Bởi dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, không đủ khả năng chống chọi lại hết các nguyên nhân gây bệnh có độ nguy hiểm cao. Cùng điểm qua các mũi tiêm mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua cho các bé dưới 1 tuổi ngay thôi.

Vắc-xin viêm gan B

Bệnh viêm gan virus là một loại bệnh nguy hiểm thuộc bệnh truyền nhiễm do siêu virus viêm gan B gây ra. Bệnh này nguy hiểm là bởi nó có tác động trực tiếp đến gan – một bộ phận có tác dụng thải độc cho cơ thể con người, gây xơ gan, nhiễm trùng gan, ung thư gan,… đe dọa đến tính mạng con người. 

Tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam ở mức rất cao. Do vậy, vắc-xin viêm gan B bắt buộc phải được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay trong 24 giờ đầu, và muộn nhất là 7 ngày sau sinh. Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp tốt nhất để phòng lây truyền virus này từ mẹ sang con.

Vắc-xin phòng bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, trẻ nhỏ có thể mắc lao màng não rất nguy hiểm. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh lao (BCG) khi trẻ được 1 tháng tuổi sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao.

Vắc-xin DPT -VBG – Hib (Vắc-xin 5in1)

Đây là một loại vắc xin được tích hợp trong tiêm chủng phòng chống 5 bệnh khác nhau như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib gây ra.

Bệnh bạch hầu (D) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do tác nhân là loại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, thuộc họ Corynebacteriaceae. Bệnh này gây ra các biến chứng rất nặng cho tim và hệ thần kinh.

Bệnh ho gà (P) là bệnh truyền nhiễm, cũng lây qua đường hô hấp, do vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis gây ra. Đây cũng là một căn bệnh có khả năng gây tử vong ở trẻ cao.

Bệnh uốn ván (T) là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở, gây co cứng, co giật, và ngạt thở dẫn đến tử vong.

Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, cũng là một nguyên nhân dễ gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vắc-xin OPV 

Đây là một loại vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt polio là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa, bệnh có thể để lại di chứng liệt suốt đời cho trẻ. Vắc xin OPV có hai dạng gồm dạng uống và dạng lỏng. Ở dạng lỏng, nó được tích hợp với vắc xin 5in1 tạo thành vắc xin 6in1 để tiêm trên cơ thể, và vị trí là lại bắp đùi của bé.

Vắc-xin Sởi, Sởi – Rubella

Đây là loại vắc xin dùng trong phòng chống bệnh sởi và bệnh rubella. Đây là 2 bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, và có thể gây thành dịch.

Vắc-xin Viêm não Nhật Bản B

Là một loại vắc xin dùng trong phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản B, lây nhiễm qua muỗi đốt, bệnh thường gây viêm não, viêm màng não ở trẻ, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề về cả tinh thần lẫn vận động.

Vắc-xin phế cầu

Phế cầu là một loại nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn máu. Do vậy, tiêm vắc xin phế cầu là một điều cần thiết để phòng ngừa bé bị mắc các căn bệnh trên..

Quá trình tiêm chủng ở trẻ

Việc lựa chọn tiêm chủng tại các trung tâm y tế hoặc các trung tâm tiêm chủng dịch vụ, tư nhân là hoàn toàn tự nguyện, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, dù tiêm ở đâu thì cũng phải trải qua một loạt trình tự nghiêm ngặt và đảm bảo các nguyên tắc an toàn.

Một quy trình tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng được thực hiện qua 5 bước sau:

Bước 1: Bố mẹ đăng ký thông tin khách hàng tại quầy lễ tân.

Bước 2: Bác sĩ khám sơ bộ và tư vấn các mũi tiêm phù hợp

Bước 3: Thanh toán phí tiêm (đối với trung tâm tiêm chủng dịch vụ, tư nhân)

Bước 4: Thực hiện tiêm vắc xin trên cơ thể trẻ

Bước 5: Ở lại theo dõi 30 phút sau khi tiêm và được kiểm tra sức khỏe và vị trí tiêm trước khi ra về.

Để đảm bảo an toàn một cách tối đa cho con em chúng ta, bố mẹ hãy tuân thủ thực hiện đầy đủ và đúng chuẩn quy trình do đơn vị tiêm chủng đưa ra.

Một vài lưu ý sau khi trẻ được tiêm xong 

Cũng giống như thuốc, vắc xin cũng có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm như: sốt, đau tại vị trí tiêm, quấy khóc,… Bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách cho bé uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát, chườm mát và đặc biệt phải theo dõi sức khỏe của bé. Nếu bé sốt trên 38.5 độ C, bố mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất.

Các phản ứng hoặc dấu hiệu nặng như sốt cao, tím tái, khó thở,… thường ít gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như bé không được can thiệp y tế để chữa trị kịp thời. 

Thời buổi dịch bệnh do đại dịch Covid 19 gây ra, bố mẹ đưa bé đến các trung tâm y tế, trung tâm tiêm chủng khác hãy tuân thủ các quy định về phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội. Hãy nâng cao tinh thần phòng chống dịch lên hàng đầu để đất nước ta nhanh chóng đẩy lùi được đại dịch nguy hiểm mang tầm cỡ toàn cầu này.