Tại Việt Nam, việc có từ 2-3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà là điều không khó để tìm thấy. Dẫu biết các cụ, các ông, các bà đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công cuộc chăm con, chăm cháu. Nhưng ngoài sự tôn trọng, biết ơn và trau dồi kiến thức, các mẹ của thời hiện đại cũng nên là những bà mẹ thông thái, biết chọn lọc và gạt bỏ đi những thói quen, những quan niệm chăm sóc em bé xưa cũ. Cần phải tránh ngay 5 thói quen chăm con tai hại mà các cụ vẫn hay lầm tưởng là tốt sau đây.
Nguồn gốc hình thành những thói quen xấu
Thói quen là khi mỗi người chúng ta làm một hành động gì đó mang tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần, dẫn đến hành vi đó sau này trở nên vô thức. Không chỉ trẻ em, mà người lớn, người trưởng thành, vì những lý do chủ quan hoặc khách quan mà những thói quen xấu vô tình được hình thành.
Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều được chào đón một cách nồng hậu và nhiệt tình nhất. Nhưng chính việc chăm sóc em bé của một gia đình có quá nhiều thế hệ sống chung cũng gây ra những phiền toái không đáng có. Mà cụ thể là những bất đồng quan điểm do khoảng cách tuổi tác là quá lớn. Các bà, các mẹ ngày xưa ai ai cũng nuôi con theo truyền thống, theo các kinh nghiệm được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, người lớn dạy điều gì, theo cách nào thì bé sẽ học và thực hành y chang theo đó. Theo thời gian, nó cũng sẽ trở thành thói quen của bé. Bên cạnh những kinh nghiệm thật sự vô cùng hữu ích, cũng có một số điều chưa đúng, cần được xóa bỏ ngay để tránh khiến bé có những thói quen xấu ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ bữa ăn
Ăn uống không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm của mỗi người mà nó là quyền, là nhu cầu cần được đáp ứng. 4 điều không nên làm trước và trong bữa ăn của bé là:
Vừa ăn vừa uống
Nhiều bà, nhiều mẹ thường có thói quen cho bé xen kẽ một thìa cháo một thìa nước để cho nhanh, cho bé không ngậm đồ ăn trong miệng. Nhưng điều này càng khiến cho bé mất đi phản xạ nhai nuốt cần có. Theo thói quen, bé phải cần có nước thì mới nuốt trôi đồ ăn. Điều gì sẽ xảy ra nếu như thức ăn còn nguyên miếng theo nước trôi thẳng xuống dạ dày? Chưa tính đến việc hệ tiêu hóa của bé sẽ phải làm việc quá tải, mà nguy cơ nhãn tiền là bé sẽ bị mắc hóc đồ ăn ngay tại khí quản, gây bít tắc đường thở.

Vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại
Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại cũng là một điều không còn xa lạ gì. Khi bé quá chú tâm vào các chương trình giải trí, bé sẽ không còn cảm thấy hứng thú với đồ ăn, không tập trung vào việc nhai nuốt dẫn đến bữa ăn kéo dài, gây bực bội cho mẹ và cả chán ăn cho con.

Nhai cơm cho bé
Thế hệ của các bà, các mẹ của chúng ta trước đây đều lớn lên từ những miếng cơm nhai. Thời gian trôi qua dần, họ vẫn lớn lên khỏe mạnh nên người xưa vẫn viện vào cớ đó ép trẻ em ngày nay áp dụng việc ăn theo cách này. Nhai cơm là quá trình bỏ thức ăn vào khoang miệng, với cử động của các cơ hàm, răng và lưỡi sẽ nhào trộn thức ăn cùng dịch nước bọt. Ăn theo cách này, không chỉ làm bé mất đi khả năng nhai mà ở một góc độ nào đó, nó còn rất mất vệ sinh.
Chế độ ăn không lành mạnh
Bé ăn uống không lành mạnh là khi bé được ăn một loại đồ ăn vặt nào đó ngay trước bữa ăn chính của mình. Đây là một thói quen vô cùng xấu gây ra nguy cơ béo phì và cao huyết áp. Mẹ có thể kích thích bé ăn bằng cách tạo bữa ăn với không khí vui vẻ, những hình khối đồ ăn đáng yêu hay sự đa dạng màu sắc của thực phẩm. Tin tôi đi, bé sẽ thích mê luôn!

Giấc ngủ đêm bắt đầu quá muộn
Các bé dưới một tuổi cần ít nhất 14 – 20 tiếng mỗi ngày dành cho việc ngủ, và thời gian ngủ mỗi đêm chiếm đến 11 – 12 giờ đồng hồ. Vì vậy, nếu bé đi ngủ quá muộn vào tối hôm trước, bé sẽ không có đủ thời gian ngủ mỗi đêm, dẫn đến hôm sau bé không có được sự tập trung cần thiết, mệt mỏi và dễ quấy mẹ để đòi hỏi thêm nhu cầu ngủ.
Ngôn ngữ không chuẩn mực
Thế hệ xưa thường rất xuề xòa trong cách giao tiếp, họ có thể vô tư nói ra những ngôn ngữ không hay, hoặc nói một cách khác nặng nề hơn là khá tục tĩu. Trẻ em có xu hướng bắt chước lại các hành động và lời nói rất nhanh và chính xác nên điều này quả thực là một điều vô cùng tai hại.
Nếu bé được sinh ra trong một môi trường gia đình có bố mẹ hay cãi vã, xưng hô, tranh luận bằng những ngôn ngữ, hành vi không chuẩn mực, bé cũng sẽ trở nên thô lỗ hơn. Hoặc theo một cách khác, bé cũng có thể học theo các bạn bè đồng trang lứa. Hậu quả là bé sẽ vô thức lặp lại những lời chửi rủa đó với bạn bè, người thân và tất cả mọi người xung quanh. Đã là thói quen, thì nó rất khó bỏ. Nhất là đối với trẻ em, các em chưa có nhận thức đầy đủ về những điều trên, các em chỉ là thực hiện lại những hành vi trước đó đã từng có người làm mà thôi. Những câu nói vô tư của con trẻ lại vô tình khiến người lớn chúng ta phải giật mình đấy ạ.
Vậy nên, cha mẹ, ông bà, người thân như những chiếc gương phản chiếu của con trẻ. Hãy cư xử là một người có văn hóa, văn minh ở mọi lúc mọi nơi. Có như vậy, mình mới dạy được con, được cháu, giúp con trở nên lịch sự và thân thiện với mọi người. Nếu con không may học được những lời không hay, bố mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu được và yêu cầu bé dừng ngay việc nói chuyện theo cách như vậy.
Chạm vào bộ phận nhạy cảm
Các cụ, các bà ngày xưa vẫn thường trêu ghẹo trẻ nhỏ bằng cách chạm, sờ vào các bộ phận nhạy cảm của bé. Điều này thực sự khiến cho các bậc cha mẹ của chúng lo lắng. Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần, bé sẽ quen với việc này, như biến điều này là một điều hiển nhiên và không có sự đề phòng. Thời đại ngày nay, tình trạng ấu dâm ở trẻ em diễn ra rất nghiêm trọng. Một phần nguyên nhân cũng chính xuất phát từ điều này. Bé cần được tôn trọng và được dạy những kỹ năng cần thiết này ngay từ khi còn nhỏ.
Cạo trọc đầu cho mát
Dẫu biết rằng thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn người lớn nên các bé thường cảm thấy nóng hơn bình thường. Chỉ cần hoạt động một chút thôi cũng đủ khiến các bé mồ hôi đầm đìa, ướt sũng đầu tóc. Là người làm cha, làm mẹ, thấy bé quá nóng nên nghĩ rằng cạo trọc đầu cho con sẽ giúp con mát hơn. Nhưng điều này đã vô tình làm tác động đến da đầu của bé. Da đầu của bé cũng như da ở tất cả các bộ phận khác, đều còn rất mỏng manh, yếu ớt nên việc cắt tóc quá sát da đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mô nang chân tóc, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây kích ứng da. Việc cắt tóc cho bé có thể giúp mọc đều và dày hơn, tuy nhiên chỉ nên cắt ở mức độ vừa phải, không nên cạo trọc hoặc quá sát.
Đó chỉ là 5 thói quen nhỏ trong số vô vàn những thói quen có hại mà tất cả các bậc làm cha, làm mẹ cần hiểu rõ và lưu tâm để có cách uốn nắn, dạy con được tốt hơn, giúp con lớn lên khỏe mạnh và trong một môi trường “không độc hại”.