5 điều cần nhớ khi tắm cho bé sơ sinh tại nhà

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng, ngay cả với những người đã từng có kinh nghiệm. Bởi lẽ, cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt, sức đề kháng cũng còn hạn chế. Chỉ cần một tác nhân có hại nhỏ cũng đủ gây bệnh. Trong công cuộc tắm cho bé sơ sinh cũng vậy. Việc tiếp xúc với nước không đúng cách cũng khiến bé bị hoảng sợ hoặc bị bệnh. Do vậy, để vệ sinh cơ thể cho bé sơ sinh đúng cách, bố mẹ cần ghi nhớ 5 điều sau.

Thời điểm tắm bé sơ sinh thích hợp

Khi vừa được sinh ra, bao quanh cơ thể bé sẽ là một lớp “phấn trắng” có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh, yếu ớt của bé. Trong vòng 24 – 48 giờ sau sinh, không nên tắm cho bé. Bố mẹ chỉ nên dùng khăn ẩm lau nhẹ người cho bé, không nên cố loại bỏ các lớp màng trắng đó vì có nguy cơ làm trầy xước da bé.

Thời điểm tắm cho bé sơ sinh cũng rất quan trọng. Sau khi từ bệnh viện trở về nhà, bố mẹ nên nhờ các bà, các bác có kinh nghiệm tắm cho bé trước. Thời gian tắm cho bé nên lựa chọn ở hai khung giờ là 10 – 11 giờ sáng hoặc 14 – 15 giờ chiều. 

 tắm bé sơ sinh
tắm bé sơ sinh

Hai khoảng thời gian này là lúc nhiệt độ ngoài trời đang ở mức cao, giúp bé đỡ bị lạnh hơn những khoảng thời gian còn lại. Nhiều mẹ hỏi tại sao không lựa chọn khung giờ 12 – 14 giờ trưa, lúc này nhiệt độ còn cao hơn cả hai khung giờ kia? Thì câu trả lời là mẹ vẫn có thể lựa chọn thời điểm này, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt buổi trưa của cả bé và cả gia đình.

Nước tắm bé sơ sinh

Nước tắm cho bé sơ sinh rất được chú trọng bởi nó tác động trực tiếp đến làn da mỏng manh của bé. Nó bắt buộc phải là nước ấm, nhiệt độ khoảng 37 – 38 độ là ổn nhất. Khi pha nước tắm cho bé, không nên dùng bàn tay thử độ ấm mà nên sử dụng phần da ở cánh tay, khuỷu tay để thử sẽ chính xác hơn. Các sản phẩm sữa tắm tuyệt đối không được chọn bừa một loại bất kỳ mà nên lựa chọn một cách có chọn lọc. Mẹ có thể lựa chọn:

Nước trắng

Khi sử dụng nước trắng sinh hoạt bình thường để tắm cho bé, bố mẹ có thể lựa chọn sử dụng kết hợp các loại sữa tắm. Nên ưu tiên những sản phẩm có các thành phần tự nhiên nhé bố mẹ.

Nước lá dân gian

Một vài loại lá trong dân gian được người đời trước truyền lại rất có hiệu nghiệm trong việc làm mát, giảm thiểu rôm sảy phải kể đến như:

Lá tía tô, kinh giới dùng nấu nước tắm cho bé là loại nước lá hàng đầu cho bé. Nó vừa giúp diệt khuẩn và giải cảm rất tốt.

Lá trà xanh nổi tiếng với việc diệt khuẩn, làm khô các vùng da bị viêm loét, hăm.

Lá khế, lá đào cũng là một lựa chọn cho làn da bé được làm mát, giảm rôm sảy tấn công.

Quả mướp đắng cũng có công dụng giống như lá khế và lá đào, giúp làm mát da, tránh rôm, mịn màng.

Gừng tuy là một loại củ có tính ấm nhưng dùng một chút gừng nấu nước tắm vừa giúp giải cảm lại vừa diệt khuẩn, trị rôm.

Còn rất nhiều các loại lá tự nhiên khác có công dụng tương tự với làn da của bé như cây cam kiềm, cây sài đất, cỏ mần trầu,… Tuy nhiên, có một lưu ý nhất định bố mẹ phải chú ý đó là lựa chọn những loại lá sạch, không có phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu.

Tuân thủ trình tự tắm bé sơ sinh 

Cơ thể một em bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm. Bất kỳ một hành động bất ngờ nào cũng có thể khiến bé giật mình và sợ hãi. Do vậy, tắm bé sơ sinh bố mẹ cũng cần tuân thủ một trình tự như sau:

trẻ tắm
trẻ tắm

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành tắm cho bé, bố mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng hết tất cả mọi đồ dùng, vật dụng liên quan như khăn (khăn tắm, khăn quấn), quần áo, tã/ bỉm và nước tắm.

Tiến hành

Bắt đầu tắm cho bé, đầu tiên bố mẹ cần cởi đồ cho bé, quấn cho bé một lớp khăn tắm ở ngoài. Sau đó dùng khăn nhỏ thấm nước rửa mặt, gội đầu cho bé trước. Tiếp theo, khi vệ sinh cơ thể, lau người bé đến đâu thì mở lớp khăn quấn trên người bé ra đến đấy. Làm điều này sẽ giúp bé được làm quen dần dần với nước. Các bước tiến hành như thế này được áp dụng cho những bé có rốn chưa rụng.

Còn đối với các bé đã rụng rốn, sau khi rửa sạch mặt và gội đầu sạch sẽ, bố mẹ có thể thả bé vào chậu nước, dần dần cho bé làm quen từ việc chạm chân bé vào trước. Bé quen dần thì cho cả cơ thể bé vào nước và tắm sạch sẽ mọi bộ phận cơ thể cho bé.

Sau khi tắm xong, dùng một chiếc khăn khô to bản quấn quanh người cho bé. Công đoạn này vừa để lau khô người vừa giúp bé được giữ ấm cơ thể.

Vệ sinh cơ thể cho bé sau khi tắm

Tắm xong, công đoạn vệ sinh sau tắm cũng quan trọng không kém. Những việc bố mẹ cần làm sau khi bé tắm xong gồm:

  • Vệ sinh tai: dùng tăm bông dành cho trẻ em ngoáy tai cho bé để loại bỏ nước không may chảy vào trong lúc tắm. Không nên ngoáy quá sâu vào phía sâu trong tai vì có nguy cơ thủng màng nhĩ.
  • Vệ sinh mắt, mũi: dùng dung dịch nước muối natri clorid 0.9% để vệ sinh mắt và mũi cho bé. Mỗi mắt và lỗ mũi, mẹ chỉ nên nhỏ 1 giọt thôi nhé. Cũng dùng tăm bông để làm sạch những vùng này.
  • Vệ sinh cuống rốn: Công đoạn này là dành cho các bé có rốn chưa rụng. Mẹ dùng cồn cho bé sơ sinh để làm sạch cuống rốn và các vùng xung quanh. Vệ sinh xong dùng gạc vô trùng để băng hờ lại.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục: bộ phận này rất dễ bị hăm tã, bỉm do bí nên dù có hay không bị hăm vùng này, vẫn rất cần thoa một lớp kem chống hăm trước khi mặc tã/ bỉm.
  • Vùng cổ, nách: hai vùng này cũng dễ bị hăm, mẹ nên kiểm tra kỹ và bôi kem chống hăm nếu có.
  • Dùng một chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp thoa lên lòng bàn chân, lòng bàn tay, ngực và lưng cho bé để giữ ấm cơ thể.
  • Mặc quần áo cho bé sau khi mọi thứ đã được hoàn thành.

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm bé sơ sinh

Tắm bé sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

Một, chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước, trong và sau khi tắm cho bé. Để khi sử dụng đến là có để dùng luôn, không mất công và thời gian đi tìm.

khăn tắm cho bé
khăn tắm cho bé

Hai, không gian tắm bé cần kín gió để bé không bị cảm lạnh.

Ba, chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 5 – 7 phút. Không nên cho bé ngâm người quá lâu trong nước, bé sẽ rất dễ bị ốm.

Bốn, nếu sử dụng sữa tắm cần dùng từng chút một, không nên dùng nhiều sẽ bị phản tác dụng, sẽ khiến da bé bị khô hơn, làm mất đi độ ẩm da cần thiết.

Năm, mùa hè, bé có thể được tắm hằng ngày. Tuy nhiên, điều này thực sự không cần thiết vào mùa đông. Trong điều kiện cơ thể bé khô ráo, không bị ra mồ hôi, vào mùa này, 2 – 3 ngày mới cần tắm cho bé một lần. Và hơn hết, mùa đông, bố mẹ cần chuẩn bị một chiếc đèn sưởi hoặc máy sưởi để giúp bé không bị lạnh khi tắm.

Sáu, trong tháng, mẹ không nhất thiết phải là người tắm cho bé, mà mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chồng hoặc ông bà.

Bẩy , bé sơ sinh nghe tưởng chừng như là một công việc đơn giản. Nhưng trên thực tế, nếu chưa có kinh nghiệm, sẽ là một điều khó khăn. Nếu chưa quen và có chút lóng ngóng, mẹ cũng đừng nên lo lắng. Thời gian trôi đi, mẹ sẽ quen ngay thôi. Mong rằng, với một vài khía cạnh đã chia sẻ ở trên sẽ có ích đối với mẹ và các bé được lớn lên trong sự khỏe mạnh!