5 công thức nấu đồ ăn dặm siêu ngon mẹ nên thử một lần

Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on google

Khi bé yêu nhà bạn được 5 hoặc 6 tháng tuổi, sữa mẹ đã không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho bé. Tuy bú mẹ vẫn là chủ đạo nhưng bé đã có thể bước vào giai đoạn tiếp nhận được đồ ăn dặm. Hơn nữa, các mẹ cũng chuẩn bị phải trở lại làm việc nên việc ăn dặm là điều bắt buộc. Cùng tham khảo 5 công thức nấu đồ ăn dặm siêu ngon mà mẹ nên thử một lần tại bài viết này nhé!

Hãy tự tay chuẩn bị những bữa ăn cho bé

Có thể mẹ không phải là một đầu bếp chuyên nghiệp luôn tạo ra được những bữa ăn ngon, thịnh soạn. Nhưng còn gì thú vị và tuyệt vời hơn khi được tự tay chuẩn bị những bữa ăn cho những người thân yêu, phải không nào? Một điểm cộng nữa trong việc tự tay chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé yêu là đảm bảo được vệ sinh và giúp mẹ kiểm soát được thực phẩm có nguồn gốc an toàn và sạch sẽ.

Việc sử dụng, tiêu thụ đồ ăn ngoài, đồ ăn nhanh là khá tiện lợi mỗi khi mẹ có việc phải ra ngoài hay những khi mẹ bận. Thế nhưng, nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này bởi nguy cơ thực phẩm bẩn và ít hàm lượng dinh dưỡng.

Vậy chẳng có lý do gì mà mẹ không tự tay chuẩn bị những món ngon cho bé ngay hôm nay phải không nào?

Bé yêu có hứng thú với dạng đồ ăn nào?

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, thức ăn của bé sẽ được nâng cấp về độ đặc cũng như sự đa dạng về các thành phần dinh dưỡng cũng sẽ là khác nhau. Với các bé ở giai đoạn từ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi, thức ăn của bé hoàn toàn là sữa – một loại thức ăn dạng lỏng. Khi bé đã chạm mốc 6 tháng tuổi, bé đã được khuyến cáo từ các chuyên gia rằng bé nên được ăn dặm – thức ăn dạng đặc và có độ nhuyễn, độ thô tăng dần.

bé yêu của bạn hứng thú với loại đồ ăn nào
bé yêu của bạn hứng thú với loại đồ ăn nào

Khi bé có khả năng ngồi thẳng, ngẩng cao đầu và có hứng thú với các đồ ăn được bày trước mặt. Mẹ hãy xem xét độ tuổi của bé để bắt đầu kế hoạch ăn dặm cho bé nhé. Một điều mẹ cần lưu ý rằng, cho bé ăn quá sớm hay quá muộn cũng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng đau dạ dày, biếng ăn về sau. Và nếu ăn dặm quá muộn sẽ làm cho bé mất đi thời gian vàng cho việc tiếp nhận đồ ăn sau này.

Các nhóm thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong bữa ăn của bé

Một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bé bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng từ nhóm tinh bột, nhóm chất xơ, nhóm protein và nhóm chất béo.

Nhóm tinh bột được chứa trong các loại thực phẩm như gạo, bánh mì, ngũ cốc, yến mạch, nui,…

nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn của trẻ
nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn của trẻ

Nhóm chất xơ bao gồm hoa quả và rau xanh như: bơ, táo, chuối, lê, cải bó xôi, súp lơ, bí đỏ, cà rốt, khoai tây,…

Nhóm protein bao gồm: các loại thịt, cá, trứng, tôm,…

Nhóm chất béo gồm: bơ, lạc, dầu ăn,…

Chẳng phải tự nhiên mà ở các trường mầm non có hẳn một đội ngũ các thầy cô đảm nhiệm phần công việc chia khẩu phần và lên thực đơn cho các bé. Hiểu được tầm quan trọng của tất cả các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể, mẹ cũng nên một lần thử sức tìm hiểu, học cách tính toán, phân chia và lên thực đơn thật khoa học mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho các bé ngay hôm nay nhé.

5 công thức nấu đồ ăn dặm siêu ngon, siêu chất lượng

Cách kết hợp rau, củ nấu nước Dashi

Nước dashi từ lâu đã trở nên nổi tiếng trong giới ăn dặm của bé bởi sự thanh mát và ngọt ngào. Sẽ là rất đáng tiếc nếu các mẹ có con trong giai đoạn ăn dặm không biết đến loại nước này, nhất là với  các bé mới tập ăn dặm. Nước dashi có vị ngọt thanh vô cùng đặc trưng và rất dễ chế biến. Các mẹ có thể chọn từ 5 đến 6 loại rau củ quả không kỵ nhau để ninh thành nước dashi thành phẩm.

kết hợp các loại rau củ trong bữa ăn cho trẻ
kết hợp các loại rau củ trong bữa ăn cho trẻ

Một số loại rau, củ có thể kết hợp nấu dashi như:

  • Ngô bao tử, ngô nếp, bí ngòi, củ cải đỏ, cải thảo
  • Bí đỏ, bầu, khoai tây, cà rốt, đậu cove
  • Su  su, khoai lang, bí đỏ, bí ngòi, mía
  • Củ cải trắng, rau ngót, bí đỏ, mía, bí xanh
  • Mướp hương, khoai tây, su hào, củ cải trắng, ngô nếp

Là một bà mẹ lần đầu có con nhỏ trong giai đoạn ăn dặm, tôi biết rất rõ được những khó khăn cũng như thách thức khi không biết nên nấu đồ ăn dặm như thế nào cho đúng cách cũng như đầy đủ dinh dưỡng cho con. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu, đúc kết và thực hành, hãy để tôi chia sẻ cho các mẹ 5 công thức nấu đồ ăn dặm siêu ngon, đảm bảo bé sẽ rất thích thú.

CÔNG THỨC 1: Chuối hoặc bơ trộn cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức

Nguyên liệu: 1/2 quả chuối hoặc bơ, sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách làm:

Bước 1: Dùng phần thịt bơ hoặc chuối nghiền nhuyễn

Bước 2: Trộn phần bơ hoặc chuối đã được nghiền nhuyễn ở trên với sữa mẹ hoặc sữa công thức thành một hỗn hợp sánh mịn đồng nhất.

Rất đơn giản mẹ đã có một món siêu nhanh, siêu tiện lợi mà rất giàu dinh dưỡng, nhất là đối với một em bé biếng ăn.

CÔNG THỨC 2: Bột gạo – nước dashi

Bước 1: Lấy lượng bột gạo cùng nước dashi vừa đủ quấy đều đến khi bột không còn vón cục.

Bước 2: Bắc lên bếp với lửa nhỏ đun sôi đến khi thành một hỗn hợp sệt.

Bước 3: Đổ ra đĩa, chờ nguội và cho bé thưởng thức thôi nào.

CÔNG THỨC 3: Bột gạo – dashi – thịt bò

Bước 1: Mẹ băm nhỏ thịt bò, phi cùng một chút hành cho thơm

Bước 2: Cho thịt vừa phi cùng dashi vào xay nát

Bước 3: Lấy lượng bột vừa phải quấy cùng hỗn hợp trên. Bắc lên bếp nhỏ lửa, quấy đều tay đến khi sệt lại.

Bước 4: Đổ ra đĩa, chờ nguội và cho bé thưởng thức.

CÔNG THỨC 4: Cháo vỡ hạt + chim bồ câu + nước trắng hoặc dashi

Bước 1: Làm sạch thịt chim bồ câu, cho vào xào săn cùng chút hành tăm

Bước 2: Gạo vỡ hạt cho vào hầm chín mềm cùng nước trắng/ dashi và chim bồ câu đã được chế biến ở trên

Bước 3: Cháo chín, múc ra bát, chờ nguội và cho bé thưởng thức.

CÔNG THỨC 5: Cơm nát + thịt lợn + khoai tây xào + cà rốt hấp

Bước 1: Vo gạo nấu cơm sao cho nát một chút là đạt yêu cầu.

Bước 2: Chuẩn bị thịt lợn thái miếng, chế biến, nấu mềm.

Bước 3: Hấp cà rốt và xào khoai tây đến khi đạt được độ mềm cần thiết

Bước 4: Trình bày đồ ăn ra khay và cho bé thưởng thức

Lưu ý: Mẹ hãy thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm cho bé để hấp thụ được hết các dinh dưỡng nhé. Các công thức trên chỉ là những ví dụ cụ thể nhất để mẹ có thể tham khảo.

Nên hay không trữ đông lạnh đồ ăn cho bé?

Trong giai đoạn ăn dặm cho bé, nhất là những bé mới tập tành ăn dặm, lượng đồ ăn của bé mỗi bữa là rất ít. Do vậy, việc mỗi bữa đều lách cách chuẩn bị là rất mất thời gian. Nên việc áp dụng phương pháp trữ đông đồ ăn cho bé là điều cần thiết.

Trữ đông đồ ăn cho bé cần lưu ý điều gì?

Việc trữ đông đồ ăn dặm cho bé cần yêu cầu mẹ phải có những lưu ý như sau: 

Chuẩn bị những hộp dụng cụ đựng đạt chuẩn an toàn.

Thời hạn tối đa trữ đông đồ ăn là 1 tháng

Tuyệt đối không nêm gia vị vào đồ ăn trữ đông

trữ đông thự phẩm cho trẻ
trữ đông thự phẩm cho trẻ

Quy trình trữ đông 

Bước 1: mẹ chuẩn bị lượng đồ ăn cần thiết.

Bước 2: Chế biến sạch và nấu chín đồ ăn

Bước 3: Xay nhuyễn tất cả lượng đồ trên

Bước 4: Chia đều vào các hộp chuyên dụng đã chuẩn bị trước đó và bỏ vào tủ lạnh.

Lưu ý: Khi mẹ áp dụng phương pháp trữ đông, mỗi lần nấu đồ ăn cho bé, mẹ nên rã đông bằng cách cho xuống ngăn mát từ đêm hôm trước để có thể rã đông dần dần.

7 mẹo nhỏ giúp mẹ lên tay khi nấu đồ ăn cho bé

Khi làm bất cứ điều gì, chỉ cần có những mẹo nhỏ sẽ giúp cho việc đó được giải quyết một cách dễ dàng. Trong công đoạn nấu đồ ăn dặm cho bé cũng vậy. Dưới đây, mình xin chia sẻ một số mẹo giúp mẹ lên tay khi nấu nướng nhé.

– Kết hợp phong phú các loại thực phẩm với nhau để tăng cường bổ sung tất cả các nhóm dưỡng chất.

– Sử dụng các thực phẩm có màu sắc thu hút, bắt mắt.

– Chú ý lượng đồ ăn mỗi bữa cho bé.

– Sử dụng các công cụ hỗ trợ chuyên dụng khi chế biến đồ ăn dặm như: rây, nồi hầm,…

– Bắt buộc phải tăng dần độ thô cho bé.

– Lưu ý hiện tượng dị ứng thực phẩm ở bé để tránh.

– Tuyệt đối không nêm gia vị cho bé ăn dặm khi chưa được 1 tuổi.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên các mẹ sẽ có thêm được nhiều hơn nữa các công thức nấu ăn ngon cho bé để bé có được những bữa ăn thật ngon, và thật chất lượng.