Khi thấy trẻ nhỏ nhà mình có triệu chứng hắt hơi, và đang cố gắng thở với cái mũi bị nghẹt thì điều đầu tiên các mẹ muốn là làm thế nào để giúp cho trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt hơn. Ngay cả khi biết đó chỉ là bệnh cảm thông thường. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các mẹ những cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị cảm tại nhà để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Giảm sốt cho trẻ khi bị cảm

- Khi bị cảm thì trẻ em dễ bị sốt hơn so với người lớn,tuy nhiên thì thường không điều trị sốt.
- Bởi vì khi nhiệt độ tăng nhẹ là một dấu hiệu của hệ thống miễn dịch đang hoạt động để chống lại virus gây bệnh.
- Tuy nhiên như các mẹ cũng thấy rồi đấy, khi trẻ bị sốt thì cơ thể bé sẽ thường có mùi chua. Việc tắm cho trẻ bằng nước ấm sẽ giúp cho cơ thể trẻ được hạ nhiệt .
- Trong một số trường hợp trẻ bị sốt nặng có thể sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc hạ sốt, các mẹ cần lưu ý cung cấp cho bác sĩ chính xác những thông tin cần thiết để bác sĩ có thể tư vấn và đưa thuốc điều trị đúng và tốt nhất cho trẻ như: trọng lượng, độ tuổi của trẻ.
- Ngoài ra có những trường hợp mà các mẹ cần phải lưu ý để có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị như:
- Tình trạng trẻ bị sốt kéo dài hơn ba ngày mà không có tình trạng thuyên giảm.
- Trẻ ở dưới ba tháng tuổi và bị sốt trên 40 độ C
- Nếu trẻ nhà bạn hoặc thấy trường hợp nào như vậy các bạn hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời nhé.
Chọn thuốc điều trị phù hợp với trẻ

- Việc chọn thuốc này rất quan trọng đối với trẻ, nếu như thấy thật sự cần thiết phải cho chúng dùng thuốc cảm dạng thực phẩm chức năng, thì các mẹ hãy nhớ tìm và chọn những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ em , hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có thể chắc chắn rằng bạn đang cho trẻ dùng đúng và đủ liều lượng.
- Một điều quan trọng trong khi dùng thuốc cho trẻ mà các bạn cần phải ghi nhớ đó là: Hãy chọn một loại thuốc mà dành cho điều trị triệu chứng mà trẻ nhà bạn đang gặp phải.
- Tuy nhiên dùng thuốc là vậy nhưng lời khuyên cho các bà mẹ nếu trẻ bị cảm mà thực sự cần thiết phải dùng thuốc thì các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho chúng sử dụng thuốc.
- Trường hợp trẻ bị nhẹ mà vẫn có thể sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị triệu chứng cũng như bệnh cảm của trẻ thì các mẹ nên dùng để tránh lạm dụng thuốc.
Hạn chế sự lây lan của vi trùng
- Như các bạn cũng đã biết, bệnh cúm là một bệnh lây lan khá là nhanh.
- Môi trường ở trường học , hay khu tập trung sẽ là một nơi phát tán bệnh rất nhanh , và khi trẻ nhà bạn bị ốm thì bạn hãy cho chúng ở nhà và không nên tham gia các hoạt động tại trường học hay nhà trẻ khi chúng bị sốt nhé.
- Bởi khi bị sốt cúng là thời điểm lây lan nhanh nhất và dễ lây lan bệnh cho những đứa trẻ khác .
- Một trong những biện pháp hạn sự lây lan của vi trùng đó chính là giúp trẻ rửa tay thường xuyên , đặc biệt là khi thấy chúng hắt hơi hoặc ho.
- Bạn cũng lên khuyến khích thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay để ngăn không cho vi trùng có cơ hội lây lan.
Uống nước nhiều hơn

- Việc bổ sung nước thường xuyên là một điều vô cùng quan trọng để giúp trẻ hồi phục sau cảm lạnh
- Việc đầu tiên các mẹ hãy lựa chọn nước , chính vì vậy mà những loại nước hoa quả hay soda các mẹ nên hạn chế nhé.
- Các loại nước uống có thể bù điện giải như oresol hoặc nước dừa có thể thay thế các chất dinh dưỡng của trẻ bị mất khi bị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc ăn không ngon, tuy nhiên chúng lại không thể thay thế cho hơn một nửa lượng chất lỏng bằng những đồ uống này.
- Tuy nhiên thì một số trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không được bỏ bữa, hãy chỉ cho trẻ được uống sữa mẹ hoặc sữa công thức và không được uống loại chất lỏng nào khác.
- Bởi nước không thể cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
- Đối với trẻ 6 tháng bị cúm thì hãy cho chúng uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn bình thường để bổ sung nước cho chúng.
Hãy cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn
- Ngoài những biện pháp khác thì việc ngủ và nghỉ ngơi của trẻ là một điều cần thiết để giúp cho chúng nhanh chóng phục hồi sau cảm lạnh.
- Các bạn hãy chắc chắn rằng trẻ nhà bạn nhận được nhiều thứ cả hai .
- Bạn cũng không phải hạn chế các hoạt động của chúng hoàn toàn , tuy nhiên thì trẻ mới ốm dậy các mẹ hạn chế các hoạt động đó lại và sắp xếp thời gian ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ dài vào ban đêm cho trẻ.
- Bên cạnh đó thì các mẹ cũng nên dành cho chúng thời gian và không gian yên tĩnh hoặc âu yếm chúng nếu cảm thấy cần.

Một điều các mẹ cần lưu ý mà rất quan trọng đó là một số triệu chứng mà các mẹ cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện:
- Khó thở
- Đang sốt hơn ba ngày
- Đau càng ngày càng tăng
- Không thể giữ thức ăn hoặc chất lỏng xuống
- Mệt mỏi và hôn mê
- Không đi tiểu nhiều như bình thường, đó là dấu hiệu của tình trạng mất nước.