Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Nó quan trọng ở chỗ thời điểm này bé sẽ hình thành đầy đủ và hoàn thiện các chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Từ giác quan cho đến các cơ quan bên trong. Việc chăm sóc tốt cho trẻ ở giai đoạn này bằng thực phẩm là rất cần thiết. Cha mẹ phải chú ý chế độ ăn uống của trẻ, chọn lọc những thực phẩm tốt, phù hợp. Đồng thời, các mẹ cũng phải có hiểu biết nhất định về một số thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số thực phẩm mẹ nên tránh cho bé từ 1 đến 3 tuổi sử dụng để sức khỏe của bé được đảm bảo.
Đứng đầu những thứ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chính là muối.
Tại sao nên tránh cho trẻ ăn muối hoặc ăn với lượng ít?
Chức năng thận của trẻ trong độ tuổi này còn non yếu. Trong bữa ăn của trẻ không nên cho các loại muối bình thường người lớn hay ăn để nấu hoặc nếu có sử dụng các loại muối cho trẻ em thì nên cho vào thức ăn với tỉ lệ rất ít.
Việc ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận. Thận của bé có thể sẽ phải hoạt động “quá tải” và “không vừa sức”.

Ngược lại, khi nấu thức ăn cho bé mà nêm quá nhiều muối sẽ hình thành thói quen. Trẻ ăn mặn từ bé và trong thời gian dài thì sẽ hình thành thói quen cho đến khi trưởng thành, và đây chính là nguyên nhân kéo theo các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu trở nặng.
Đối với trẻ mới hơn 1 tuổi một chút không nên cho quá nhiều muối vào thức ăn hoặc cho bé chấm trực tiếp. Hạn chế sử dụng nước kho thịt trong bữa ăn của người lớn cho trẻ ăn vì có chứa nhiều muối. Chế độ ăn uống và khẩu vị của người lớn cũng sẽ khác biệt so với trẻ nhỏ nên các mẹ cần lưu ý, nếu có thể hãy nấu thức ăn dành riêng cho bé với số lượng ít hơn.
Lượng muối phù hợp cho trẻ từ 1- 3 tuổi:
Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2 gam muối/ ngày. Ngoài ra, nếu có cho nước mắm vào thức ăn của bé thì chỉ nên dùng khoảng 1/3 thìa cà phê rồi tăng dần lên theo độ tuổi của bé.
Vị giác của trẻ khác với người lớn. Trẻ thường có vị giác nhạy bén hơn nên khi nấu ăn mẹ nên để trẻ ăn nhạt, nếu nêm vừa với vị giác của người lớn là quá mặn so với bé.
Khi xây dựng chế độ ăn cho bé, mẹ nên tránh các loại thức ăn “mặn” sau:
· Thịt lợn ba rọi, thịt gia cầm.
· Xúc xích, vì trong xúc xích được bán trên thị trường có chứa một lượng muối nhất định, vượt quá mức muối ăn toàn mà trẻ có thể ăn.
· Các loại khoai tây chế biến trong cửa hàng ăn nhanh: khoai tây chiên, khoai tây lắc với muối.
· Một vài loại bánh quy. Ở đây có thể nhiều mẹ sẽ thắc mắc tại sao lại không được ăn bánh quy. Nhưng thực tế bạnh quy khi ăn có vị ngọt thực chất chứa 1 lượng muối để kích thích vị giác.
· Các loại thức chế biến ăn sẵn, thức ăn được đóng hộp sẵn. Do chúng được sản xuất công nghiệp và ít nhiều chứa muối.
Tại sao không nên cho trẻ ăn đường?
Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã mọc được vài chiếc răng điều này khiến mẹ khi lựa chọn thức ăn cho con ngoài chú ý đến dinh dưỡng ra thì phải chú ý lượng đường.
Răng của bé mới mọc còn rất yếu, khi trẻ ăn các loại thực phẩm chứa đường nếu chúng bám vào răng về lâu dài sẽ khiến răng của bé bị sâu.

Bạn cần tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn và nước uống chứa nhiều đường. Ví dụ như bánh ngọt, bánh quy, kẹo mút, kem,… các loại nước ngọt đóng chai. Thậm chí trong hoa quả cũng có chứa đường (đường tự nhiên). Mặc dù rất tốt cho bé nhưng bạn nên hạn chế một chút khi cho trẻ ăn hoặc uống nước ép hoa quả quá nhiều. Mẹ hãy chú ý đến lượng hoa quả phù hợp cho trẻ ăn theo độ tuổi.
Tránh sử dụng các loại thực phẩm nêu trên sẽ giúp trẻ phòng ngừa được sâu răng và có thể là béo phì.
Tránh ăn các loại chất béo bão hòa.
Phụ huynh luôn muốn con mình ăn thật ngon nên khi thấy trẻ thích thú với việc ăn một thứ nào đó sẽ chiều con. Trẻ thích ăn những đồ ăn vặt, không phải bữa chính như khoai tây chiên,… Nhưng các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc trải qua quá trình chiên giòn như là khoai tây chiên, cánh gà chiên, bánh quy,…

Về cơ bản, trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất nên không thể hoàn toàn không sử dụng các chất béo bão hòa. Khi lựa chọn thực phẩm, mẹ nên kiểm tra nhãn dán trên bao bì sản phẩm một cách cẩn thận, nên lựa chọn những sản phẩm chứa ít chất béo bão hòa là tốt nhất.
Tiếp theo là mật ong.
Mật ong rất tốt cho sức khỏe, làm tăng sức đề kháng nhất là mật ong rừng nguyên chất. nó còn là một loại thực phẩm làm đẹp với chức năng khử trùng, kháng viêm. Nó được ví như là một loại kháng sinh tốt.
Tuy nhiên, một số loại mật ong có thể có chứa vi khuẩn có thể gây hại cho đường ruột của trẻ. Có thể gây ngộ độc cho trẻ. Nguyên do là trong mật ong có chứa lượng đường lớn và bào tử của Clostridium botulinum. nếu chẳng may trẻ bị ngộ độc sẽ dẫn đến nôn mửa, đau bụng,…

Theo nhiều nghiên cứu trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong. Trẻ từ 1 tuổi trở lên thì mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và sử dụng theo liều lượng cho phép.
Một số loại hạt và đậu phộng nguyên hạt
Trẻ dưới ba tuổi không nên cho ăn các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹt do nuốt phải mà chưa nhai.
Bạn có thể xay nhỏ hoặc nghiền ra nếu có ý định cho bé ăn.
Nếu gia đình có người bị dị ứng với các loại hạt và đậu phộng thì bạn nên cân nhắc trước khi cho con bạn ăn vì bé có thể bị di truyền dị ứng với các loại hạt và đậu này.
Một số loại pho mát cho bé
Pho mát là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của bé. Chúng nằm trong nhóm thực phẩm được chế biến cho một bữa ăn cân bằng, lành mạnh cho trẻ. phô mai cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi, protein và vitamin.
Trẻ từ 1 tuổi trở đi có thể ăn pho mát nguyên chất bao gồm: pho mát cứng, pho mát tươi và pho mát kem.
Tuy nhiên các loại phô mai bị mốc tuyệt đối không cho trẻ sử dụng vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn listeria gây ngộ độc và một số bệnh khác cho bé.
Nên tránh cho bé ăn những loại pho mát làm từ sữa chua tiệt trùng vì chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn listeria, bé rất dễ bị nhiễm vi khuẩn này.
Nên kiểm tra nhãn để xác định các loại phô mai tốt cho bé và bạn cũng có thể sử dụng những loại phô mai trên để nấu ăn, vì vi khuẩn listeria bị chết ở nhiệt độ cao.
Những món trứng chưa được nấu chín : Trứng sống và chín nhẹ.
Các món ăn được chế biến từ trứng rất tốt cho bé. Nhưng hãy đảm bảo là nó được nấu chín.

Trứng cho bé ăn được phải là loại trứng đã được kiểm định về độ an toàn và đảm bảo vệ sinh. Nếu trứng không đảm bảo vệ sinh, bạn lại không nấu chín và để cho con ăn trứng lòng đào hoặc các loại chế biến từ trứng sống như kem, sốt, bánh flan… thì trẻ có thể bị ngộ độc, dị ứng hoặc tiêu chảy.
Nước gạo
Có nên cho trẻ dưới 3 tuổi uống nước gạo không?
Nước gạo rất tốt, chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi uống thay cho sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức dành cho trẻ em khác.
Tại sao không nên cho trẻ uống nước gạo?
Do gạo là loại ngũ cốc dễ hấp thụ thạch tín (Asen) từ tự nhiên nhất trong nhóm các loại ngũ cốc. Trong nước gạo ít nhiều sẽ chứa thạch tín, nó không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Thạch hình dạng viên.
Trẻ em thường rất thích ăn các loại thạch như thạch rau câu chẳng hạn. Bạn nên chú ý khi trẻ ăn vì có thể bé sẽ không tự chủ được vô tình nuốt cả miếng lớn dẫn đến ngạt thở.
Do đó, hãy đảm bảo luôn có người ở cạnh quan sát bé khi ăn thạch và chắc chắn bé đủ lớn có thể tự chủ ăn cẩn thận.

Mùa nóng đang đến, thạch là thực phẩm giải khát được ưa chuộng. Mẹ nào có ý định làm thạch cho con ăn thì nên đảm bảo vệ sinh và quy trình làm ra tốt.
Các loại động vật có vỏ, giáp xác.
Những loại động vật có vỏ sống hoặc được nấu chín nhẹ như trai, sò, hến,…Nếu không được nấu chín kỹ có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở trẻ. Nguyên do là quá trình làm sạch có thể không được đảm bảo vệ sinh và chúng có tính hàn.
Một vài bé sẽ có hiện tượng ngộ độc với một vài loại động vật giáp xác như tôm, cua,…Mặc dù chúng cũng có lượng dinh dưỡng cao nhưng các mẹ cũng nên lưu ý trước khi cho con sử dụng
Một vài loại cá: Thịt cá mập, cá kiếm, cá linh,…
Thịt cá rất có ích cho sức khỏe của bé. Chưa nhiều lượng dinh dưỡng khác nhau. Trẻ ăn cá có thể bổ sung phát triển trí thông minh và mắt sáng.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn một số loại cá như cá mập, thịt cá kiếm, cá linh.
Lý do là bởi vì trong thành phần thủy ngân trong thịt các loại cá này tương đối cao, sử dụng nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.